nguồn : songtho.net
Nhà thơ TRẦN HẬU, Quê quán: Xuân Lộc, Can Lộc, Hà Tĩnh
Tốt nghiệp Đại học Sư phạm Leningrad- LB Nga, 1978.
Hội viên Hội Nhà văn Hà Nội
Công tác tại Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam.
Tác phẩm:
- Gió đêm(Thơ) NXB Văn hoá, Hà Nội, 1993
- Xôn xao điều giản dị (Thơ) NXB Văn học, 2012
Em gõ lên phím đàn
Như gõ vào sự bất tử
Ở đó sẽ chẳng bao giờ có anh.
Anh viết trăm bài thơ
Hy vọng tìm một chút vĩnh hằng
trong trái tim em
Nhưng chắc gì đã có?
Nên suốt đời nỗi khổ
Vò xé lòng anh.
Người đi để vương sợi tóc
Ta về nhặt được nâng niu
Nhớ thương tan vào nước mắt
Âm thầm ai có biết đâu.
Người đi thế là đi mãi
Tóc xanh liễu rũ bên trời
Nỗi đau suốt đời ở lại
Trong lòng ta đó người ơi!
Vẫn có câu thơ gợi tiếng khóc, nụ cười
Sau cơm áo đời thường nghiệt ngã
Ấy là lúc ngày bỗng tan sương giá
Anh nhìn trời trong đáy mắt xuân sang.
Vẫn có câu thơ thức dậy nỗi bàng hoàng
Khi một sáng bất ngờ em thoáng hiện
Và từ đấy lòng anh như biển
Cứ âm thầm những con sóng không tên.
Nhưng em cứ vô tình, thôi, em cứ là em
Như cánh gió phù du từ kiếp trước
Thôi anh cứ là anh, chẳng thể nào khác được
Và chúng mình muôn thuở vẫn chia xa.
Chẳng còn gì để nói nữa cùng em
Khoảnh khắc ấy mùa thu đi vội quá
Chưa kịp ngắm chút sắc vàng trên lá
Đã đông rồi gió lạnh thổi mênh mang.
Chưa kịp cầm tay, chưa kịp dỗi hờn
Chưa kịp nói những lời tha thiết nhất
Chưa kịp có mà em ơi đã mất
Chút ảnh hình kỉ niệm giữ mai sau.
Chẳng còn gì để nói nữa cùng nhau
Thôi đừng nghĩ, đừng buồn, đừng mong nhớ
Thì cứ sống như những ngày đã cũ
Khi trong đời chưa thực có mùa thu!
Thời gian lặng lẽ trôi
Tóc xanh lặng lẽ trắng
Vòng đời lặng lẽ ngắn
Lo âu lặng lẽ dài.
Con cái lặng lẽ lớn
Vợ cứ lặng lẽ già
Bạn bè lặng lẽ vắng
Họ hàng lặng lẽ xa.
Nhân tình lặng lẽ cạn
Trái tim lặng lẽ buồn
Thuỷ chung lặng lẽ bán
Danh vọng lặng lẽ buôn.
Em cứ lặng lẽ ảo
Sau những nickname hờ
Ta cứ lặng lẽ giấu
Nỗi đau thầm trong thơ!
Bất chợt khoảnh khắc gặp em
Giữa một ngày đông ngập nắng
Quên đi mái đầu sương trắng
Anh cười anh nói hồn nhiên
Bất chợt khoảnh khắc gặp em
Anh bỗng thấy mình trai trẻ
Xôn xao bao điều giản dị
Lâu rồi yên ngủ nơi anh.
Gặp lại bầu trời trong xanh
Mùa xuân trên cành lộc nhú
Gặp lại mùa thu lá đổ
Dát vàng lối nhỏ công viên...
Bất chợt khoảnh khắc gặp em
Bất chợt lìa xa mãi mãi
Giữa thành phố này khói bụi
Giữa cuộc đời này bơ vơ!
Trần Hậu
Lên sóng lúc 18:45 ngày 31.10.2012
nguồn : Trương Nam Hương gởi
-------------------------------------------------------------------------------------------------
*** xem thêm : Trần Hậu - một hồn thơ với bao điều giản dị
29 Tháng Tám 2013 - 4:44:00
(VOV5)- Trần Hậu được biết tới trên báo chí nhiều năm qua như một dịch giả tiếng Nga, một người giới thiệu văn hóa Nga đầy tin cậy với bạn đọc báo chí Việt. Nhưng anh cũng còn là một người-làm-thơ. Và tập sách đầu tiên anh xuất bản, là tập thơ "Xôn xao điều giản dị", do NXB Văn học ấn hành. Trân trọng gửi tới quý vị lời giới thiệu của tiến sĩ ngữ văn Nguyễn Huy Hoàng, người Việt ở Liên bang Nga về tập thơ này.
Nguyễn Khuyến (1835 - 1909) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 22570
22/12/2014 10:46
Nguyễn Khuyến (chữ Hán: 阮勸), tên thật là Nguyễn Thắng (阮勝) [1], hiệu Quế Sơn, tự Miễu Chi, sinh ngày 15 tháng 2 năm 1835, tại quê ngoại làng Văn Khế, xã Hoàng Xá, huyện Ý Yên, tỉnh Hà Nam Ninh nay là huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Quê nội của ông ở làng Vị Hạ (Và), xã Yên Đổ nay là xã Trung Lương, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam[1].
Nguyễn Khuyến cáo quan về Yên Đổ vào mùa thu năm 1884 và qua đời tại đây. Mất ngày 5 tháng 2 năm 1909 tại Yên Đổ.
Tú Xương (1870 - 1907) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 27732
22/12/2014 10:45
Nhà thơ Tú Xương tên thật là Trần Tế Xương(陳濟昌), tự Mặc Trai, hiệu Mộng Tích, Tử Thịnh. Tên bố mẹ đặt cho lúc đầu là Trần Duy Uyên. Ông sinh ngày 5 tháng 9 năm 1870 (tức ngày 10 tháng 8 năm Canh Ngọ), ở làng Vị Xuyên, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định (sau đổi thành phố Hàng Nâu, hiện nay là phố Minh Khai, phường Vị Xuyên, thành phố Nam Định). Ông mất ngày 29 tháng 1 năm 1907.[1]
Tản Đà (1889-1939) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 28271
22/12/2014 10:45
Tản Đà (chữ Hán: 傘沱, sinh ngày 19 tháng 5 năm 1889 - mất ngày 7 tháng 6 năm 1939[1]) tên thật Nguyễn Khắc Hiếu (阮克孝), là một nhà thơ, nhà văn và nhà viết kịch nổi tiếng của Việt Nam. Bút danh Tản Đà của ông là tên ghép giữa núi Tản Viên và sông Đà, quê hương ông.
Ngô Tất Tố (1894-1954) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 30146
22/12/2014 10:44
Ngô Tất Tố (1894 – 20 tháng 4 năm 1954) là một nhà văn, nhà báo, nhà Nho học và nhà nghiên cứu có ảnh hưởng ở Việt Nam giai đoạn trước 1954.
Ngô Tất Tố sinh năm 1893 mất năm 1954 ở làng Lộc Hà, tổng Hội Phụ, phủ Từ Sơn, Bắc Ninh (nay là thôn Lộc Hà, xã Mai Lâm, huyện Đông Anh, Hà Nội).
Khái Hưng (1896-1947) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 22808
22/12/2014 10:44
Khái Hưng (1896 - 1947) là một nhà văn Việt Nam nổi tiếng. Cùng với Nhất Linh, ông là cây bút chính của Tự Lực Văn Đoàn.
Khái Hưng tên thật là Trần Khánh Giư. Bút danh Khái Hưng của ông được ghép từ các chữ cái của tên Khánh Giư.
Ông sinh năm 1896, xuất thân trong một gia đình quan lại ở xã Cổ Am, huyện Vĩnh Bảo, Hải Dương, nay thuộc Hải Phòng. Một số tài liệu ghi ông sinh năm 1897.[1]. Thân phụ ông giữ chức Tuần phủ. Cha vợ ông là Lê Văn Đinh cũng giữ chức Tổng đốc Bắc Ninh. Em ruột ông là nhà văn Trần Tiêu.
Khái Hưng mất năm 1947.
Hoàng Ngọc Phách (1896-1973) - Tiểu sử và sự nghiệp
Lượt xem: 20706
22/12/2014 10:44
Nhà văn Hoàng Ngọc Phách, (1896 - 1973) là tác giả tiểu thuyết Tố tâm, được đánh giá là một trong những tiểu thuyết hiện đại đầu tiên của Việt Nam, tác phẩm đã được giáo sư Michele Sullivan và Emmanuel Lê Ốc Mạch dịch sang tiếng Pháp.
Đặng Thai Mai (1902-1984) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 23464
22/12/2014 10:44
Đặng Thai Mai (1902-1984), còn được biết đến dưới tên gọi Đặng Thái Mai và những bút danh Thanh Tuyền, Thanh Bình. Ông là giáo sư, nhà giáo, nhà văn, nhà phê bình văn học Việt Nam; và nguyên là Bộ trưởng Bộ Giáo dục, Viện trưởng đầu tiên của Viện Văn học Việt Nam.
Nguyễn Công Hoan (1903-1977) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 22493
22/12/2014 10:43
Nguyễn Công Hoan (6 tháng 3 năm 1903 tại Hưng Yên - 6 tháng 6 năm 1977 tại Hà Nội) là một nhà văn nổi tiếng của Việt Nam.
Nguyễn Công Hoan quê ở làng Xuân Cầu, tổng Xuân Cầu, huyện Văn Giang, phủ Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh (nay thuộc xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên). Ông sinh trong một gia đình quan lại xuất thân Nho học thất thế. Trong gia đình, từ nhỏ Nguyễn Công Hoan đã được nghe và thuộc rất nhiều câu thơ, câu đối và những giai thoại có tính chất trào lộng, châm biếm, đả kích tầng lớp quan lại. Điều đó ảnh hưởng mạnh mẽ đến phong cách văn chương của ông sau này.
Thế Lữ (1907-1989) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 21701
22/12/2014 10:43
Thế Lữ (6 tháng 10 năm 1907 – 3 tháng 6 năm 1989) là nhà thơ, nhà văn, nhà hoạt động sân khấu Việt Nam. Thế Lữ nổi danh trên văn đàn vào những năm 1930, với những tác phẩm Thơ mới, đặc biệt là bài Nhớ rừng, cùng những tác phẩm văn xuôi, tiêu biểu là tập truyện Vàng và máu (1934). Trở thành thành viên của nhóm Tự Lực văn đoàn kể từ khi mới thành lập (1934), ông hầu hết hoạt động sáng tác văn chương trong thời gian là thành viên của nhóm, đồng thời cũng đảm nhận vai trò một nhà báo, nhà phê bình, biên tập viên mẫn cán của các tờ báo Phong hóa và Ngày nay.
Hoài Thanh (1909-1982) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 18924
22/12/2014 10:43
Hoài Thanh (1909 - 1982) có tên khai sinh là Nguyễn Đức Nguyên (ngoài ra ông còn sử dụng các bút danh khác như Văn Thiên, Le Nhà Quê), là một nhà phê bình văn học uyên bác và tinh tế, đã đóng góp công lớn về mặt phê bình, lý luận để khẳng định Thơ mới trong văn học Việt Nam thế kỉ 20. Tác phẩm bất hủ Thi nhân Việt Nam do ông và em trai (Nguyễn Đức Phiên - bút danh Hoài Chân) viết đã đưa tác giả lên vị trí cao, xứng tầm một nhà phê bình lớn của nền văn học Việt Nam đầu thế kỷ 20.
Hiển thị 31 - 40 tin trong 2191 kết quả