nguồn : songtho.net
Nhà thơ TRẦN HẬU, Quê quán: Xuân Lộc, Can Lộc, Hà Tĩnh
Tốt nghiệp Đại học Sư phạm Leningrad- LB Nga, 1978.
Hội viên Hội Nhà văn Hà Nội
Công tác tại Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam.
Tác phẩm:
- Gió đêm(Thơ) NXB Văn hoá, Hà Nội, 1993
- Xôn xao điều giản dị (Thơ) NXB Văn học, 2012
Em gõ lên phím đàn
Như gõ vào sự bất tử
Ở đó sẽ chẳng bao giờ có anh.
Anh viết trăm bài thơ
Hy vọng tìm một chút vĩnh hằng
trong trái tim em
Nhưng chắc gì đã có?
Nên suốt đời nỗi khổ
Vò xé lòng anh.
Người đi để vương sợi tóc
Ta về nhặt được nâng niu
Nhớ thương tan vào nước mắt
Âm thầm ai có biết đâu.
Người đi thế là đi mãi
Tóc xanh liễu rũ bên trời
Nỗi đau suốt đời ở lại
Trong lòng ta đó người ơi!
Vẫn có câu thơ gợi tiếng khóc, nụ cười
Sau cơm áo đời thường nghiệt ngã
Ấy là lúc ngày bỗng tan sương giá
Anh nhìn trời trong đáy mắt xuân sang.
Vẫn có câu thơ thức dậy nỗi bàng hoàng
Khi một sáng bất ngờ em thoáng hiện
Và từ đấy lòng anh như biển
Cứ âm thầm những con sóng không tên.
Nhưng em cứ vô tình, thôi, em cứ là em
Như cánh gió phù du từ kiếp trước
Thôi anh cứ là anh, chẳng thể nào khác được
Và chúng mình muôn thuở vẫn chia xa.
Chẳng còn gì để nói nữa cùng em
Khoảnh khắc ấy mùa thu đi vội quá
Chưa kịp ngắm chút sắc vàng trên lá
Đã đông rồi gió lạnh thổi mênh mang.
Chưa kịp cầm tay, chưa kịp dỗi hờn
Chưa kịp nói những lời tha thiết nhất
Chưa kịp có mà em ơi đã mất
Chút ảnh hình kỉ niệm giữ mai sau.
Chẳng còn gì để nói nữa cùng nhau
Thôi đừng nghĩ, đừng buồn, đừng mong nhớ
Thì cứ sống như những ngày đã cũ
Khi trong đời chưa thực có mùa thu!
Thời gian lặng lẽ trôi
Tóc xanh lặng lẽ trắng
Vòng đời lặng lẽ ngắn
Lo âu lặng lẽ dài.
Con cái lặng lẽ lớn
Vợ cứ lặng lẽ già
Bạn bè lặng lẽ vắng
Họ hàng lặng lẽ xa.
Nhân tình lặng lẽ cạn
Trái tim lặng lẽ buồn
Thuỷ chung lặng lẽ bán
Danh vọng lặng lẽ buôn.
Em cứ lặng lẽ ảo
Sau những nickname hờ
Ta cứ lặng lẽ giấu
Nỗi đau thầm trong thơ!
Bất chợt khoảnh khắc gặp em
Giữa một ngày đông ngập nắng
Quên đi mái đầu sương trắng
Anh cười anh nói hồn nhiên
Bất chợt khoảnh khắc gặp em
Anh bỗng thấy mình trai trẻ
Xôn xao bao điều giản dị
Lâu rồi yên ngủ nơi anh.
Gặp lại bầu trời trong xanh
Mùa xuân trên cành lộc nhú
Gặp lại mùa thu lá đổ
Dát vàng lối nhỏ công viên...
Bất chợt khoảnh khắc gặp em
Bất chợt lìa xa mãi mãi
Giữa thành phố này khói bụi
Giữa cuộc đời này bơ vơ!
Trần Hậu
Lên sóng lúc 18:45 ngày 31.10.2012
nguồn : Trương Nam Hương gởi
-------------------------------------------------------------------------------------------------
*** xem thêm : Trần Hậu - một hồn thơ với bao điều giản dị
29 Tháng Tám 2013 - 4:44:00
(VOV5)- Trần Hậu được biết tới trên báo chí nhiều năm qua như một dịch giả tiếng Nga, một người giới thiệu văn hóa Nga đầy tin cậy với bạn đọc báo chí Việt. Nhưng anh cũng còn là một người-làm-thơ. Và tập sách đầu tiên anh xuất bản, là tập thơ "Xôn xao điều giản dị", do NXB Văn học ấn hành. Trân trọng gửi tới quý vị lời giới thiệu của tiến sĩ ngữ văn Nguyễn Huy Hoàng, người Việt ở Liên bang Nga về tập thơ này.
Chế Lan Viên (1920-1989) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 32033
22/12/2014 10:37
Chế Lan Viên (1920-1989) là một nhà thơ, nhà văn hiện đại nổi tiếng ở Việt Nam
Chế Lan Viên tên thật là Phan Ngọc Hoan, sinh ngày 20 tháng 10 năm 1920 tại xã Cam An, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị.
Ông mất ngày 19 tháng 6 năm 1989 (tức ngày 16 tháng 5 năm Kỷ Tỵ) tại Bệnh viện Thống Nhất, thành phố Hồ Chí Minh, thọ 69 tuổi.
Hồng Nguyên (1924-1951) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 21362
22/12/2014 10:37
Nhà thơ Hồng Nguyên tên khai sinh là Nguyễn Văn Vượng, sinh năm 1924 tại xã Đông Thọ, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
Năm 1951, Hồng Nguyên lâm trọng bệnh và mất tại quê nhà khi ông đang là Trưởng ty Thông tin Tuyên truyền tỉnh Thanh Hóa.
Nguyễn Thi (1928-1968) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 23848
22/12/2014 10:37
Nguyễn Thi là một nhà văn Việt Nam nổi tiếng trong thời kì chiến tranh Việt Nam, ông đã được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học - Nghệ thuật năm 2000.
Nguyễn Thi (1928-1968) tên khai sinh là Nguyễn Hoàng Ca (bút danh khác là Nguyễn Ngọc Tấn), quê ở xã Quần Phương Thượng (nay là xã Hải anh), huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định.
Nguyễn Thi hi sinh ở mặt trận Sài Gòn, trong cuộc Tổng tấn công Tết Mậu Thân năm 1968.
Nguyễn Thành Long (1925-1991) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 29843
22/12/2014 10:36
Nguyễn Thành Long (1925 - 1991) - nhà văn, Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam (1957)
Nhà văn Nguyễn Thành Long tên thật là Nguyễn Thành Long, còn có các bút danh Lưu Quỳnh, Phan Minh Thảo. Ông sinh ngày 16 tháng 6 năm 1925 tại Duy Xuyên - Quảng Nam, nguyên quán ở Quy Nhơn, Bình Định.
Ông mất ở Hà Nội ngày 6 tháng 5 năm 1991.
Nguyễn Minh Châu (1930-1989) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 31043
22/12/2014 10:36
Nguyễn Minh Châu (20 tháng 10 năm 1930 - 23 tháng 1 năm 1989) là một nhà văn có ảnh hưởng quan trọng đối với văn học Việt Nam trong giai đoạn chiến tranh Việt Nam và thời kỳ đầu của đổi mới.
Nguyễn Minh Châu sinh năm 1930, quê ở làng Văn Thai, tên nôm là làng Thơi, xã Quỳnh Hải, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.
Nguyễn Minh Châu qua đời ngày 23 tháng 1 năm 1989 tại Hà Nội, thọ 59 tuổi.
Nguyễn Mỹ (1935-1971) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 33670
22/12/2014 10:36
Nguyễn Mỹ (21 tháng 2 năm 1935 - 16 tháng 5 năm 1971), là một nhà thơ Việt Nam
Nguyễn Mỹ sinh ngày 21 tháng 2 năm 1935, tại thôn Trung Lương, xã An Nghiệp, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên.
Nguyễn Mỹ tử thương ngày 16 tháng 5 năm 1971 ở huyện Trà My, tỉnh Quảng Nam trong một trận càn của đối phương.
Lê Anh Xuân (1940-1968) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 58031
22/12/2014 10:36
Lê Anh Xuân (1940-1968) là một nhà thơ Việt Nam. Ông được Nhà nước Việt Nam truy tặng Giải thưởng Nhà nước và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân vì những đóng góp của mình.
Ông tên thật là Ca Lê Hiến, sinh ngày 5 tháng 6 năm 1940 tại thị xã Bến Tre, nguyên quán ở xã Tân Thành Bình, huyện Mỏ Cày (nay thuộc huyện Mỏ Cày Bắc), tỉnh Bến Tre.
Lê Anh Xuân hy sinh ngày 21 tháng 5 năm 1968 tại ấp Phước Quảng, xã Phước Lợi, huyện Cần Đước, tỉnh Long An trong một trận càn của quân đội Mỹ.
Xuân Quỳnh (1942-1988) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 23741
22/12/2014 10:35
Xuân Quỳnh (1942-1988), là một nhà thơ nữ Việt Nam. Bà được xem là nữ thi sĩ nổi tiếng với nhiều bài thơ tình được nhiều người biết đến như Thuyền và Biển, Sóng, Thơ tình cuối mùa thu, Tiếng gà trưa ...
Bà tên thật là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh, sinh ngày 6 tháng 10 năm 1942 tại làng La Khê, xã Văn Khê, ven thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Tây (nay thuộc Hà Nội).
Xuân Quỳnh mất ngày 29 tháng 8 năm 1988 trong một tai nạn giao thông tại đầu cầu Phú Lương, thị xã Hải Dương (nay là thành phố), tỉnh Hải Dương cùng với chồng Lưu Quang Vũ và con trai Lưu Quỳnh Thơ mới 13 tuổi.
Lưu Quang Vũ (1948-1988) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 26008
22/12/2014 10:35
Lưu Quang Vũ (17 tháng 4 năm 1948 - 29 tháng 8 năm 1988) là nhà soạn kịch, nhà thơ và nhà văn hiện đại của Việt Nam.
Ông sinh tại xã Thiệu Cơ, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ nhưng quê gốc lại ở phường Hải Châu, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng, là con trai nhà viết kịch Lưu Quang Thuận và bà Vũ Thị Khánh, và tuổi thơ sống tại Phú Thọ cùng cha mẹ
Giữa lúc tài năng đang vào độ chín, Lưu Quang Vũ qua đời trong một tai nạn ô tô trên quốc lộ số 5 tại Hải Dương, cùng với người bạn đời là nhà thơ Xuân Quỳnh và con trai[1] Lưu Quỳnh Thơ.
Đồ Phồn (1911-1990) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 46170
22/12/2014 10:34
Bùi Huy Phồn (16 tháng 12 năm 1911 - 31 tháng 10 năm 1990) là nhà thơ, nhà văn, nhà báo Việt Nam. Ông có các bút danh: Đồ Phồn, Bùi Như Lạc, Cười Suông, Việt Lệ, Ấm Hai, Lý Ba Lẽ, BHP.
Bùi Huy Phồn sinh ngày 16 tháng 12 năm 1911 tại Phố Đầm, xã Phượng Sơn, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang. Quê gốc của ông ở làng Liên Bạt, xã Mai Đình, huyện Ứng Hòa, Hà Nội. Cha của Bùi Huy Phồn là một nhà nho, chi trưởng họ "Đại Bùi".
Ông nghỉ hưu, mất ngày 31 tháng 10 năm 1990 tại Hà Nội.
Hiển thị 61 - 70 tin trong 2191 kết quả