Thơ

nguồn : http://vi.wikipedia.org

Trần Đăng Khoa (sinh ngày 24 tháng 4 năm 1958), quê làng Trực Trì, xã Quốc Tuấn, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương, là một nhà thơ, nhà báo, biên tập viên Tạp chí Văn nghệ Quân đội, hội viên của Hội Nhà văn Việt Nam. Ông nguyên là Trưởng Ban Văn học Nghệ thuật, Giám đốc Hệ Phát thanh có hình VOVTV của Đài tiếng nói Việt Nam. Hiện nay, ông giữ chức Phó Bí thư Đảng ủy Đài Tiếng nói Việt Nam.[3]

Tiểu sử

Từ nhỏ, ông đã được nhiều người cho là thần đồng thơ văn[4]. Lên 8 tuổi, ông đã có thơ được đăng báo. Năm 1968, khi mới 10 tuổi, tập thơ đầu tiên của ông: Từ góc sân nhà em (tập thơ tiếp theo là Góc sân và khoảng trời) được nhà xuất bản Kim Đồng xuất bản. Có lẽ tác phẩm nhiều người biết đến nhất của ông là bài thơ "Hạt gạo làng ta", sáng tác năm 1968, được thi sĩ Xuân Diệu hiệu đính, sau được nhạc sĩ Trần Viết Bính phổ nhạc (1971).

Ông cũng được biết đến nhiều với câu truyện khi mới hơn 10 tuổi đã đề nghị đổi câu thơ "Đường ta đi rộng thênh thang tám thước" thành "Đường ta rộng thênh thang ta bước" trong bài thơ Ta đi tới của nhà thơ nổi tiếng thời bấy giờ là Tố Hữu.[5]

Trần Đăng Khoa nhập ngũ ngày 26 tháng 2 năm 1975 khi đang học lớp 10/10 tại trường phổ thông cấp 3 Nam Sách, quân số tại Tiểu đoàn 691 Trung đoàn 2 Quân tăng cường Hải Hưng. Sau khi thống nhất, việc bổ sung quân cho chiến trường khong còn cần thiết nữa, ông được bổ sung về quân chủng hải quân. Sau đó ông theo học Trường Viết văn Nguyễn Du và được cử sang học tại Viện Văn học Thế giới M. Gorki thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Nga. Khi trở về nước ông làm biên tập viên Văn nghệ quân đội. Từ tháng 6 năm 2004, khi đã mang quân hàm thượng tá Quân đội nhân dân Việt Nam, ông chuyển sang công tác tại Đài tiếng nói Việt Nam, giữ chức Phó Trưởng Ban Văn học Nghệ thuật, sau đó là Trưởng Ban Văn học Nghệ thuật Đài Tiếng nói Việt Nam. Năm 2008, khi Đài tiếng nói Việt Nam thành lập Hệ phát thanh có hình VOVTV, ông được phân công làm Giám đốc đầu tiên của hệ này. Đến khoảng giữa năm 2011, chức vụ này được chuyển giao cho ông Vũ Hải - Phó Tổng Giám đốc của Đài kiêm nhiệm. Hiện nay, ông là Phó Bí thư Đảng Ủy Đài Tiếng nói Việt Nam VOV.[3]

Tác phẩm

Trần Đăng Khoa không có nhiều tác phẩm, và danh hiệu "thần đồng thơ trẻ" của nhà thơ thời thơ ấu không hề liên quan hay được nối tiếp đến quãng đời về sau khi nhà thơ tham gia nhập ngũ, theo học ở Nga, khi về nước làm biên tập viên, làm báo. Thi hứng một thời không là động lực cho xúc cảm khi tác giả đã cao tuổi.[cần dẫn nguồn] Những tác phẩm nổi bật của Trần Đăng Khoa:

  • Từ góc sân nhà em, 1968.
  • Góc sân và khoảng trời, tập thơ, 1968, tái bản khoảng 30 lần, được dịch và xuất bản tại nhiều nước trên toàn thế giới
  • Khúc hát người anh hùng, trường ca, 1974.
  • Bên cửa sổ máy bay, tập thơ, 1986.
  • Chân dung và đối thoại, tiểu luận phê bình, Hà Nội: Nhà xuất bản Thanh niên, 1998, tái bản nhiều lần. Tác giả cho biết ban đầu đã dự kiến phát hành tập II của tác phẩm này, nhưng hiện đã gộp bản thảo vào phần I để tái bản.
  • Bài "Thơ tình người lính biển" đã được Hoàng Hiệp phổ nhạc.[6]
  • Đảo chìm, tập truyện - ký, đến đầu năm 2009 đã tái bản 25 lần.[7]

Giải thưởng

Ông ba lần được tặng giải thưởng thơ của báo Thiếu niên Tiền phong (các năm 1968, 1969, 1971), Giải nhất báo Văn nghệ (1982) và Giải thưởng Nhà nước (năm 2000).

Gia đình

Trần Đăng Khoa có một anh trai là nhà thơ, nhà báo Trần Nhuận Minh – tác giả các tập thơ "Nhà thơ và Hoa cỏ", "Bản xô nát hoang dã", "45 khúc đàn bầu của kẻ vô danh"..., từng là Chủ tịch Hội văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Ninh. Một chị gái là Trần Thị Bình, hiện sống ở quê cùng với hai cụ thân sinh của nhà thơ. Ông còn có một người em gái tên là Trần Thị Thuý Giang, hiện làm giáo viên tại thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh.

chú thích

Các tác phẩm khác

Cảm thông Lượt xem: 18954
19/12/2014 06:34
Nằm trong cỏ một chiều man mác
Nghe gió xuân thổi quạt hồn cây
Thái bình xanh ngắt từng mây
Lá phơi sắc biếc, đời gây mộng đào

Một nỗi niềm xưa Lượt xem: 16615
19/12/2014 06:34
Kính dâng cha tôi

Chim quyên xuống đất ăn trùn
Anh hùng lỡ vận lên nguồn đốt than(1)

Trăng tàn Lượt xem: 17632
19/12/2014 06:33
Ta là mảnh trăng đến hồi le lói
Nằm trên cao thương hại kẻ trần gian:
Nhân nghĩa thờ ơ, thú vui mê mải;
Thấy ta tươi, không thấy thuở ta tàn.

Người mẹ Lượt xem: 30334
19/12/2014 06:31
Người mẹ đầu tiên lặng ngó con,
Nao nao nghe tự đáy tâm hồn,
Nỗi niềm xương thịt tan như nước
Sự sống nhân đôi, sóng dập dồn

Hoàng hôn Lượt xem: 20606
19/12/2014 06:30
Trái tim hấp hối của ngày tàn
ứa lệ chan hòa ám thế gian
ấy lúc trời cao buồn goá bụa
Cúi ôm trái đất đỡ băng hàn

Một làng thương nhớ Lượt xem: 19708
19/12/2014 06:30
Làng ấy, buồn ủ rũ một bên sông
Hồn thương nhớ đắm chìm trong dĩ vãng
Thuở phong lưu, sắc đời đầy tươi sáng
Tơ lụa vàng chói rạng khắp bao thôn

Không đề Lượt xem: 18656
19/12/2014 06:29
(Những đoạn thơ về tình yêu)

Em là cơn gió mát lừng
Thổi rung tất cả lá rừng đời anh
Em là giòng nước long lanh
Soi trong tất cả đồng anh đợi chờ

Ước ao (Ao ước) Lượt xem: 25456
19/12/2014 06:27
Anh là kẻ say mê nhưng nhút nhát;
Không hiểu giùm em lại nỡ cho anh
Là không yêu, là một kẻ vô tình.
Anh tức quá, đem lòng ao ước tệ.

Bão Lượt xem: 50646
19/12/2014 06:26
Cơn bão nghiêng đêm
Cây gãy cành bay lá
Ta nắm tay em
Cùng nhau qua đường cho khỏi ngã

Cây nhót Lượt xem: 24649
19/12/2014 06:25
Vườn nhỏ nhà em có của chua
Một hôm anh đến hỏi bông đùa:
"Mùa xuân đã đến rồi em đó
Cây nhót nhà em có quả chưa ?"

Hiển thị 831 - 840 tin trong 2190 kết quả