nguồn : http://vi.wikipedia.org
xem thêm : tác giả
Tô Thức (Chữ Hán: 苏轼, 8/1/1037–24/8/1101), tự Tử Chiêm, một tự khác là Hòa Trọng, hiệu Đông Pha cư sĩ nên còn gọi là Tô Đông Pha, là nhà văn, nhà thơ nổi tiếng Trung Quốc thời Tống. Ông được mệnh danh là một trong Bát đại gia Đường Tống.
Ông sinh ra tại Mi Sơn, Mi Châu, nay là địa cấp thị Mi Sơn, tỉnh Tứ Xuyên. Ông nội Đông Pha tên là Tô Tự, cha ông là Tô Tuân (蘇洵, tự là Minh Doãn, 1009-1066), mẹ ông họ Trình (?-1057) và em trai là Tô Triệt (蘇轍, tự là Tử Do, 1039-1112). Ba cha con ông đều là những nhà thơ có tiếng.
Đông Pha cưới vợ đầu là Vương Phất (1040-1065) nhỏ hơn ông ba tuổi, năm ông 18 tuổi (1055). Sau 3 năm tang vợ, ông cưới vợ thứ hai là Vương Nhuận Chi (em họ của vợ đầu) vào tháng 6 năm 1068.
Đông Pha cùng cha và em là ba trong số tám đại văn hào lớn nhất (bát đại gia) Trung Quốc suốt bảy thế kỷ từ thế kỷ 7 đến 13. Ông giỏi cả cổ văn lẫn thơ, phú. Tất cả các tác phẩm của ông cộng lại khoảng 1 triệu chữ. Riêng về thi từ, ông có khoảng 1700 bài. Còn cổ văn của ông là "thiên hạ vô địch", cứ hạ bút là thành văn, không cần lập dàn ý, cứ như là "hành vân, lưu thủy". Âu Dương Tu mà hôm nào nhận được một bài văn của ông thì vui sướng cả ngày, còn vua Tống Thần Tông hay đọc bài của ông trong bữa ngự thiện, quên gắp cả thức ăn.
Năm 1056-1057, Đông Pha cùng cha và em vượt suốt hai tháng qua miền núi non hiểm trở lên kinh (Khai Phong) đi thi. Họ đến Khai Phong tháng 5 năm 1056 và chờ kỳ thi cho đến mùa xuân năm sau. Kỳ thi do Âu Dương Tu làm chánh chủ khảo chú trọng đến việc tìm kẻ sĩ có tài trị dân, thể lệ thi gắt gao và đích thân vua Tống Nhân Tông chọn đầu bài. Bài thứ nhất hỏi về sử hoặc chính trị, bài thứ hai là bài về tứ thư, ngũ kinh, bài thứ ba là một bài phú luận về chính trị. Năm đó, Tô Tuân không ứng thí vì không muốn ganh đua với hai con, còn cả hai anh em Đông Pha đều đỗ cao, đề bài luận về chính trị là "Hình thưởng trung hậu chi chí luận" (luận về sự trung hậu rất mực trong phép thưởng phạt).
Cuối năm 1059 đầu năm 1060, hết tang mẹ, Đông Pha cùng cha và em mất 4 tháng vượt 2.000 cây số quay trở lại kinh để dự thi. Trên đường đi Đông Pha và Tử Do làm được khoảng 200 bài thơ. Cũng như lần trước, Tô Tuân không ứng thí.
Năm 1061, làm quan ở Thiểm Tây, cùng nhân dân ở đó cầu được mưa, ăn mừng, ông làm bài "Kỉ vũ đình kí" rất nổi danh.
Năm 1071, trên đường Đông Pha rời kinh đi Hàng Châu, ông làm được rất nhiều bài thơ, bài từ. Ông ghé thăm em Tử Do (đang làm chức giáo thụ) ở Trần Châu, rồi hai anh em đi thăm Âu Dương Tu ở gần đó. Ông cùng vợ con đến Hàng Châu ngày 28 tháng 11 năm 1071. Trong suốt thời gian làm quan ở Hàng Châu, ông làm đủ thể loại thơ tả cảnh, tà tình, tả sự đau xót khi thi hành án, thơ trào phúng. Ông làm bạn với các nhà sư, đọc sách Phật. Ông rất thích ca nhi, buổi tiệc nào ông cũng có họ. Các ca nhi này quay quanh ông để ca hát và xin ông đề thơ lên quạt giấy. Do phong cảnh Hàng Châu đẹp và không khí ca nhạc tưng bừng, ông để ý tới thể từ, cải cách nó và nổi danh thành một Từ gia bậc nhất đời Tống.
Đông Pha là một nhà chính trị theo Cựu đảng do Tư Mã Quang cầm đầu. Ông là người chỉ trích mạnh mẽ nhất tân pháp của Tân đảng do Vương An Thạch cầm đầu. Ông là người theo đạo Phật, có lòng từ bi và rất mực yêu thương nhân dân, không tham ô hối lộ. Ông là người có tính cương trực, ít giữ mồm giữ miệng, có gì nói đấy nên sự nghiệp chính trị của ông đầy sóng gió.
Năm 1057, sau khi thi đậu, mẹ ông mất, ông phải cùng cha và em chịu tang, không lĩnh chức vụ gì hết. Năm 1060, Đông Pha nhận được một chức quan nhỏ là chủ bạ huyện Phúc Xương tỉnh Hà Nam. Năm 1061, nhậm chức Thiêm phán phủ Phượng Tường tỉnh Thiểm Tây. Năm 1065, vào làm việc ở Sử quán có cơ hội đọc những sách quí và các danh họa tàng trữ ở bí thư các. Năm 1066, cùng em là Tử Do xin nghỉ việc quan lo tang cho cha. Họ phải bỏ gần một năm, vượt mấy nghìn cây số để đưa quan tài cha về quê nhà chôn cất. Năm 1069, Đông Pha trở lại kinh thành nhận chức Giám quan. Suốt những năm sau đó ông cùng em đả kích mạnh mẽ các chính sách cải cách của Tân đảng như "Phép Thị Dịch", "Phép Mộ Dịch" do thừa tướng Vương An Thạch thi hành. Có lần Đông Pha bị người nhà của Vương An Thạch vu oan là lạm dụng quyền lực cướp tiền dân mua bát đĩa. Vua Thần Tông không nghe lời dèm pha mà giáng chức Đông Pha, nhưng chuyển ông ra Hàng Châu. Từ đó, Tân đảng lần lần nắm hết quyền hành trong triều, nhưng do hấp tấp thi hành các chính sách, sau khi đem quân đánh thua các nước Tây Hạ, Liêu và Đại Việt (2 lần thua Lý Thường Kiệt năm 1075, 1076), Vương An Thạch bị cắt chức và sự nghiệp chính trị bị chấm dứt. Năm 1071, Đông Pha làm quan ở Hàng Châu.
Đông Pha là một nhà thư pháp có bút pháp liệt vào hàng nổi tiếng và có giá trị nhất.
Đông Pha là một họa sĩ nổi tiếng về vẽ trúc và núi. Năm 1065, vào làm việc ở Sử quán có cơ hội đọc những sách quí và các danh họa tàng trữ ở bí thư các.
Những tác phẩm của ông gồm có: Tiền Xích Bích phú (前赤壁賦), Hậu Xích Bích phú (hai bài phú này là hai viên ngọc của cổ văn Trung Hoa), Kỉ Vũ Đình ký...
Dịch thuật: Nguyễn Hiến Lê
Vin cành hoa trắng
Lượt xem: 20924
19/12/2014 15:14
Tác giả: Mặc Giang
Nhìn ai đó, đang cài bông hoa trắng
Tôi biết rồi, anh trắng cả thiên thu
Còn chị và em, trắng cả mịt mù
Cha Mẹ mất rồi, còn gì mà nói
Vườn tâm sự
Lượt xem: 36111
19/12/2014 15:12
Tác giả: Vũ Hoàng Chương
Một dĩ vãng tràn thơ và đẫm lệ
Những u hoài chôn kín tận thâm tâm
Anh dùng dằng mãi chiều nay mới kể
Mặc dầu em thúc giục đã bao năm
Điệp Cốc y tiên
Lượt xem: 13659
19/12/2014 15:11
Tác giả: Dương Lam [vophubong]
ĐIỆP CỐC Y TIÊN...(1)
Xưa nay đã có những người hiền,
Mạng số trời sinh được hữu duyên?
Vào động tìm hoa hương phảng phất,
Lên non hàng cọp sức dư bền.
Lời thơ từ đáy mộ
Lượt xem: 17780
19/12/2014 15:09
Tác giả: Trần Văn Lương
Kính dâng hương linh chị PC
(Cuối cùng em cũng đã làm tròn được lời hứa với lòng mình lúc đứng cạnh giường bệnh của chị ở New York vào một ngày tưởng chừng đà xa lắm.
Hy vọng trong một kiếp nào đó, những dòng thơ cuối đời chưa kịp đọc của chị sẽ đến được tay người ấy)
Tiếng ru ba miền
Lượt xem: 21867
19/12/2014 15:07
Tác giả: Kiên Giang
Tiếng mẹ ngân nga triều nước lớn
Điệu vành khuyên, âm hưởng tiếng chim oanh
Mây không đuổi cánh cò bay mỏi gió
Đất miệt vườn mở rộng chân trời xanh
Hoa tạng trầm tư
Lượt xem: 20344
19/12/2014 15:06
Tác giả: Tịnh Liên Nghiêm Xuân Hồng
Gửi một người đã rũ bỏ bụi trần ai
Mặt trời đã lặn từ lâu nhưng trăng chưa mọc
Bầu trời thăm thẳm chỉ có những vì sao lấp lánh
Một thoáng bâng khuâng với thơ Du Tử Lê
Lượt xem: 18291
19/12/2014 15:01
Tác giả: Trần Cao Tường (Lm)
Một Thoáng Bâng Khuâng Với Thơ Du Tử Lê
Ai mà chẳng có những lúc bâng khuâng lần đầu tiên nghe mà cảm được tiếng chim hót hay nhìn với vẻ ngất ngây những lớp sóng biển đuổi nhau tạt nước reo vui. Những phút giây này đến thật bất ngờ, rất giản đơn, tinh ròng.
Tâm tình hiến dâng (41 - 85)
Lượt xem: 12945
19/12/2014 14:41
Tác giả: Đỗ Khánh Hoan & Rabindranath Tagore
Tôi khao khát nói lời tâm tình thầm kín nhất, những lời tôi phải nói với em, song còn ngần ngại vì sợ em sẽ bật cười chế nhạo mất thôi.
Đó là lý do tôi tự giễu mình, đem những bí ẩn riêng tư ra đùa đùa cợt cợt.
Tâm tình hiến dâng (1 - 40)
Lượt xem: 13432
19/12/2014 08:11
Tác giả: Đỗ Khánh Hoan & Rabindranath Tagore
Tôi bộc. Xin Hoàng hậu đoái thương tên tôi bộc của Người!
Hoàng hậu. Dạ yến tan rồi, tôi bộc của ta về hết. Sao ngươi lại tới lúc đêm hôm khuya khoắt này?
Tôi bộc. Khi những người khác đã ra về, đó mới là lúc tôi đến với Người. Tôi đến để cầu xin, cầu xin làm những gì còn sót lại dành cho tên tôi bộc cuối cùng.
Hoàng hậu. Ngươi còn cầu mong gì khi đêm đã khuya?
Vườn xưa
Lượt xem: 22689
19/12/2014 07:05
Mảnh vườn xưa cây mỗi ngày mỗi xanh
Bà mẹ già tóc mỗi ngày mỗi bạc
Hai ta ở hai đầu công tác
Có bao giờ cùng trở lại vườn xưa ?
Hiển thị 821 - 830 tin trong 2225 kết quả