nguồn : http://vi.wikipedia.org
xem thêm : tác giả
Tô Thức (Chữ Hán: 苏轼, 8/1/1037–24/8/1101), tự Tử Chiêm, một tự khác là Hòa Trọng, hiệu Đông Pha cư sĩ nên còn gọi là Tô Đông Pha, là nhà văn, nhà thơ nổi tiếng Trung Quốc thời Tống. Ông được mệnh danh là một trong Bát đại gia Đường Tống.
Ông sinh ra tại Mi Sơn, Mi Châu, nay là địa cấp thị Mi Sơn, tỉnh Tứ Xuyên. Ông nội Đông Pha tên là Tô Tự, cha ông là Tô Tuân (蘇洵, tự là Minh Doãn, 1009-1066), mẹ ông họ Trình (?-1057) và em trai là Tô Triệt (蘇轍, tự là Tử Do, 1039-1112). Ba cha con ông đều là những nhà thơ có tiếng.
Đông Pha cưới vợ đầu là Vương Phất (1040-1065) nhỏ hơn ông ba tuổi, năm ông 18 tuổi (1055). Sau 3 năm tang vợ, ông cưới vợ thứ hai là Vương Nhuận Chi (em họ của vợ đầu) vào tháng 6 năm 1068.
Đông Pha cùng cha và em là ba trong số tám đại văn hào lớn nhất (bát đại gia) Trung Quốc suốt bảy thế kỷ từ thế kỷ 7 đến 13. Ông giỏi cả cổ văn lẫn thơ, phú. Tất cả các tác phẩm của ông cộng lại khoảng 1 triệu chữ. Riêng về thi từ, ông có khoảng 1700 bài. Còn cổ văn của ông là "thiên hạ vô địch", cứ hạ bút là thành văn, không cần lập dàn ý, cứ như là "hành vân, lưu thủy". Âu Dương Tu mà hôm nào nhận được một bài văn của ông thì vui sướng cả ngày, còn vua Tống Thần Tông hay đọc bài của ông trong bữa ngự thiện, quên gắp cả thức ăn.
Năm 1056-1057, Đông Pha cùng cha và em vượt suốt hai tháng qua miền núi non hiểm trở lên kinh (Khai Phong) đi thi. Họ đến Khai Phong tháng 5 năm 1056 và chờ kỳ thi cho đến mùa xuân năm sau. Kỳ thi do Âu Dương Tu làm chánh chủ khảo chú trọng đến việc tìm kẻ sĩ có tài trị dân, thể lệ thi gắt gao và đích thân vua Tống Nhân Tông chọn đầu bài. Bài thứ nhất hỏi về sử hoặc chính trị, bài thứ hai là bài về tứ thư, ngũ kinh, bài thứ ba là một bài phú luận về chính trị. Năm đó, Tô Tuân không ứng thí vì không muốn ganh đua với hai con, còn cả hai anh em Đông Pha đều đỗ cao, đề bài luận về chính trị là "Hình thưởng trung hậu chi chí luận" (luận về sự trung hậu rất mực trong phép thưởng phạt).
Cuối năm 1059 đầu năm 1060, hết tang mẹ, Đông Pha cùng cha và em mất 4 tháng vượt 2.000 cây số quay trở lại kinh để dự thi. Trên đường đi Đông Pha và Tử Do làm được khoảng 200 bài thơ. Cũng như lần trước, Tô Tuân không ứng thí.
Năm 1061, làm quan ở Thiểm Tây, cùng nhân dân ở đó cầu được mưa, ăn mừng, ông làm bài "Kỉ vũ đình kí" rất nổi danh.
Năm 1071, trên đường Đông Pha rời kinh đi Hàng Châu, ông làm được rất nhiều bài thơ, bài từ. Ông ghé thăm em Tử Do (đang làm chức giáo thụ) ở Trần Châu, rồi hai anh em đi thăm Âu Dương Tu ở gần đó. Ông cùng vợ con đến Hàng Châu ngày 28 tháng 11 năm 1071. Trong suốt thời gian làm quan ở Hàng Châu, ông làm đủ thể loại thơ tả cảnh, tà tình, tả sự đau xót khi thi hành án, thơ trào phúng. Ông làm bạn với các nhà sư, đọc sách Phật. Ông rất thích ca nhi, buổi tiệc nào ông cũng có họ. Các ca nhi này quay quanh ông để ca hát và xin ông đề thơ lên quạt giấy. Do phong cảnh Hàng Châu đẹp và không khí ca nhạc tưng bừng, ông để ý tới thể từ, cải cách nó và nổi danh thành một Từ gia bậc nhất đời Tống.
Đông Pha là một nhà chính trị theo Cựu đảng do Tư Mã Quang cầm đầu. Ông là người chỉ trích mạnh mẽ nhất tân pháp của Tân đảng do Vương An Thạch cầm đầu. Ông là người theo đạo Phật, có lòng từ bi và rất mực yêu thương nhân dân, không tham ô hối lộ. Ông là người có tính cương trực, ít giữ mồm giữ miệng, có gì nói đấy nên sự nghiệp chính trị của ông đầy sóng gió.
Năm 1057, sau khi thi đậu, mẹ ông mất, ông phải cùng cha và em chịu tang, không lĩnh chức vụ gì hết. Năm 1060, Đông Pha nhận được một chức quan nhỏ là chủ bạ huyện Phúc Xương tỉnh Hà Nam. Năm 1061, nhậm chức Thiêm phán phủ Phượng Tường tỉnh Thiểm Tây. Năm 1065, vào làm việc ở Sử quán có cơ hội đọc những sách quí và các danh họa tàng trữ ở bí thư các. Năm 1066, cùng em là Tử Do xin nghỉ việc quan lo tang cho cha. Họ phải bỏ gần một năm, vượt mấy nghìn cây số để đưa quan tài cha về quê nhà chôn cất. Năm 1069, Đông Pha trở lại kinh thành nhận chức Giám quan. Suốt những năm sau đó ông cùng em đả kích mạnh mẽ các chính sách cải cách của Tân đảng như "Phép Thị Dịch", "Phép Mộ Dịch" do thừa tướng Vương An Thạch thi hành. Có lần Đông Pha bị người nhà của Vương An Thạch vu oan là lạm dụng quyền lực cướp tiền dân mua bát đĩa. Vua Thần Tông không nghe lời dèm pha mà giáng chức Đông Pha, nhưng chuyển ông ra Hàng Châu. Từ đó, Tân đảng lần lần nắm hết quyền hành trong triều, nhưng do hấp tấp thi hành các chính sách, sau khi đem quân đánh thua các nước Tây Hạ, Liêu và Đại Việt (2 lần thua Lý Thường Kiệt năm 1075, 1076), Vương An Thạch bị cắt chức và sự nghiệp chính trị bị chấm dứt. Năm 1071, Đông Pha làm quan ở Hàng Châu.
Đông Pha là một nhà thư pháp có bút pháp liệt vào hàng nổi tiếng và có giá trị nhất.
Đông Pha là một họa sĩ nổi tiếng về vẽ trúc và núi. Năm 1065, vào làm việc ở Sử quán có cơ hội đọc những sách quí và các danh họa tàng trữ ở bí thư các.
Những tác phẩm của ông gồm có: Tiền Xích Bích phú (前赤壁賦), Hậu Xích Bích phú (hai bài phú này là hai viên ngọc của cổ văn Trung Hoa), Kỉ Vũ Đình ký...
Dịch thuật: Nguyễn Hiến Lê
Giang Nam (1929 - ...) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 20957
27/12/2014 14:06
Giang Nam (sinh 2 tháng 2 năm 1929) là một nhà thơ Việt Nam, được biết nhiều là tác giả bài thơ Quê hương.
Giang Nam tên thật là Nguyễn Sung, quê quán xã Ninh Bình, huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa
Hiện ông nghỉ hưu và sống ở Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Ngoài thơ Giang Nam còn sáng tác văn xuôi chủ yếu là truyện, truyện ngắn.
Đồng Đức Bốn (1948-2006) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 18694
27/12/2014 14:03
Nhà thơ Đồng Đức Bốn (30 tháng 3, 1948 - 14 tháng 2, 2006)
Nhà thơ Đồng Đức Bốn được sinh ra trong một gia đình lao động nghèo ở ngoại ô Hải Phòng.
Là một nhà thơ, Đồng Đức Bốn có nhiều đóng góp quan trọng trong thể loại thơ lục bát. Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp nhận xét về thơ của ông là trong khoảng 80 bài thơ, có khoảng 15 bài thơ cực hay, tài tử vô địch.
Ông là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.
Ông mất ngày 14 tháng 2 năm 2006 tại nhà riêng ở thôn Song Mai, xã An Hồng, huyện An Hải, Hải Phòng khi ông 58 tuổi bởi bệnh ung thư phổi.
Đỗ Trung Quân (1955-....) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 21058
27/12/2014 14:02
Đỗ Trung Quân (sinh 19 tháng 1 năm 1955) là một nhà thơ Việt Nam. Nhiều bài thơ của ông được phổ nhạc và được nhiều người yêu thích như Quê hương, Phượng hồng... Ông còn được biết đến với nhiều nghề "tay trái" khác như MC cho những chương trình ca nhạc của bạn bè ông hay làm diễn viên cho một số phim truyền hình.
Đặng Trần Côn (sinh khoảng 1710 đến 1720 - mất khoảng 1745) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 37050
27/12/2014 14:01
Đặng Trần Côn (鄧陳琨) là tác giả của Chinh phụ ngâm, kiệt tác văn học viết bằng chữ Hán của Việt Nam.
Tiểu sử của Đặng Trần Côn cho đến nay biết được còn rất ít. Kể cả năm sinh năm mất cũng không biết chính xác. Các nhà nghiên cứu ước đoán ông sinh vào khoảng năm 1710 đến 1720, mất khoảng 1745, sống vào thời Lê trung hưng.
Đặng Trần Côn quê ở làng Nhân Mục (còn gọi làng Mọc), huyện Thanh Trì, nay thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội.
Cao Thoại Châu (1939...) -Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 18397
27/12/2014 14:00
Cao Thoại Châu tên thật là Cao Ðình Vưu, sinh năm 1939 tại Giao Thuỷ, Nam Ðịnh, di cư vào Nam năm 1954. Bút hiệu của ông được ghép từ chữ Thoại là chữ lót trong tên của người bạn gái gốc Hoa và chữ Châu trong tên tỉnh Châu Đốc mà thành. Ông còn có các bút danh khác là Tiểu Nhã, Hư Trúc.
Hiện nay nhà thơ đã nghỉ hưu, ông tiếp tục sống và sáng tác tại Long An.
Nguyễn Trãi (1380 - 1442) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 31026
22/12/2014 10:49
Nguyễn Trãi (阮廌), hiệu là Ức Trai (抑齋) sinh năm 1380 mất năm 1442, tại làng Chi Ngại, huyện Chí Linh (nay là thị xã, Chí Linh, tỉnh Hải Dương). Cha Nguyễn Trãi là Nguyễn Ứng Long, tức Nguyễn Phi Khanh, người làng Chi Ngại, một nho sĩ hay chữ nhưng nghèo và mẹ là Trần Thị Thái, con gái thứ ba[2] của quan Tư đồ Trần Nguyên Đán[3].
Ngày 19 tháng 9 năm 1442 (tức ngày 16 tháng 8 năm Nhâm Tuất), Nguyễn Trãi cùng Nguyễn Thị Lộ và gia quyến đều bị tru di tam tộc. Vị khai quốc công thần đã kết thúc cuộc đời ở tuổi 63 trong một hoàn cảnh bi phẫn và oan khuất.
Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 46134
22/12/2014 10:48
Nguyễn Bỉnh Khiêm (chữ Hán: 阮秉謙; 1491–1585), tên huý là Nguyễn Văn Đạt[1], tên tự là Hanh Phủ (亨甫), hiệu là Bạch Vân cư sĩ[2], được các môn sinh tôn là Tuyết Giang phu tử, là một trong những nhân vật có ảnh hưởng nhất của lịch sử cũng như văn hóa Việt Nam trong thế kỷ 16. Ông được biết đến nhiều vì tư cách đạo đức, tài thơ văn của một nhà giáo có tiếng thời kỳ Nam-Bắc triều (Lê-Mạc phân tranh) cũng như tài tiên tri các tiến triển của lịch sử Việt Nam.
Đoàn Thị Điểm (1705 - 1748) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 23535
22/12/2014 10:47
Đoàn Thị Điểm[1] (段氏點, 1705-1748), hiệu: Hồng Hà Nữ Sĩ(紅霞女士), là nữ sĩ Việt Nam thời Lê trung hưng. Bà là tác giả tập truyện Truyền kỳ tân phả, và là dịch giả bản Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn.
Bà là người được đánh giá là bậc nhất về sắc đẹp lẫn tài văn trong những nữ sĩ danh tiếng nhất, bên cạnh là Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan và Sương Nguyệt Anh.
Bà Huyện Thanh Quan (1805-1848) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 26290
22/12/2014 10:47
Bà Huyện Thanh Quan (chữ Hán: 婆縣清觀, 1805-1848), tên thật là Nguyễn Thị Hinh; là một nhà thơ nữ nổi tiếng trong thời cận đại của lịch sử văn học Việt Nam[1].
Nguyễn Thị Hinh người phường Nghi Tàm, huyện Vĩnh Thuận, gần Hồ Tây, Hà Nội[2]. Thân phụ là Nguyễn Lý (1755-1837), đỗ thủ khoa năm 1783, đời vua Lê Hiển Tông.
Nguyễn Du (1765 - 1820) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 23129
22/12/2014 10:47
Nguyễn Du (chữ Hán: 阮攸; Sinh năm Ất Dậu 1765– mất năm Canh Thìn 1820) tên chữ Tố Như (素如), hiệu Thanh Hiên (清軒), biệt hiệu Hồng Sơn lạp hộ (鴻山獵戶), là một nhà thơ nổi tiếng thời Lê mạt, Nguyễn sơ ở Việt Nam. Ông là một nhà thơ lớn của Việt Nam, được người Việt kính trọng gọi ông là "Đại thi hào dân tộc". Năm 1965, Nguyễn Du được Hội đồng hòa bình thế giới công nhận là danh nhân văn hóa thế giới và ra quyết định kỷ niệm trọng thể nhân dịp 200 năm ngày sinh của ông [1][2].
Hiển thị 51 - 60 tin trong 2225 kết quả