Thơ

09/01/2015 04:12
Lượt xem 23365

Tình điên ấy ít nhiều em có thấy
Rất nhiều lần em có thấy có nghe
Có nghe nói rằng Trích Thiên thuở ấy
Có nghe rằng Phạm Thái thuở nào

Họ nốc rượu lu bù em có biết
Bởi vì sao mà tự diệt đời mình
" Một tập thơ sầu ngâm sảng sảng
Vài nai rượu kếch ních tỳ ty

Chết về Tiên Bụt cho xong kiếp
Đù ỏa trần gian ! sống mãi chi "

( Phạm Thái )

" Ta hăm hở chí trai hồ thỉ
Bởi đợi tình nên nấn ná nhân duyên
Nàng điêu linh thân gái liễu bồ
Vì giận phận hóa ngang tàng tính mệnh... "

( Phạm Thái khóc Trương Quỳnh Như )

Và Lý Bạch trích tiên cách biệt
Mười trăm năm ai biết vì sao
Còn nguyên thể thái thuở nào
Dương Phi có lẽ ? khơi mào tình điên

Cho ngài Lý Bạch Trích Tiên
Thanh Bình Điệu ấy còn nguyên tạc hình
Hình của mộng điên tình đắm đuối
Thể của Thân thần muội mê tiên
Ẩn tình mật ngữ u uyên
Làm sao che đậy trích tiên điên tình

" Vân tưởng y thường hoa tưởng dung
Xuân phong phất hạm lộ hoa nùng (............ )
" Nhất chi nùng diễm lộ ngưng hương
Vân vũ Vu Sơn uổng đoạn trường... "

" Trường Tương Tư " đoạn trường ai biết
Dương Quý Phi nào biết nào hay ?
Ái ân chỉ có ngần này
Còn chăng mộng tưởng đợi ngày tái sinh

" Trường Tương Tư - tại Trường An (... )
Mỹ nhân như hoa cách vân đoan
Thiên trường lộ viễn hồn phi khổ
Mộng hồn bất đáo quan sơn nan... (... )

" Tích thời hoành ba mục Kim tác lưu lệ tuyền... " ( 1 )

( Xưa kia mắt liếc đưa tình
Ngày nay chín suối suối tình lệ tuôn )

Tích thời hoành ba mục
Kim tác lưu lệ tuyền

Đường xa trời đất cách ngăn
Quan san nghìn dặm mộng hồn nát tan

Nùng diễm ngưng hương lộ nhất chi
Đoạn trương vân vũ Vu Sơn uổng
Y thường vân tưởng hoa dung tưởng
Phất hạm xuân phong bạch lộ nùng

" Dao chém nước , nước càng xuôi chảy
Rượu tiêu sầu , sầu lại phanh phơi
Ở đời chả thích thì thôi
Ngày mai xỏa tóc rong chơi chèo thuyền "

( Trừu đao đoạn thủy , thủy cách lưu Cử bôi tiêu sầu , sầu cách sầu Nhân sinh tại thế bất xứng ý Minh triêu tán phát lộng biên chu ) ( Lý Bạch ) ( 1 )

Xưa nay các nhà biên khảo Trung Hoa đồng thanh cho rằng Trường Tương Tư là do Lý Bạch cảm thương chinh phụ nhớ chồng mà viết giúp , mô tả tâm tình họ ra... Hỡi ôi ! Bé cái nhầm ( trích tập thơ Như Sương trang 34-37 )

Các tác phẩm khác

Huyền Minh (1969 - ...) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 22435
27/12/2014 14:09
Nhà thơ Huyền Minh, là cử nhân Văn hoá, sinh ngày 09/11/1969. Hiện là Phó Trưởng phòng Biên tập - Xuất bản kiêm Thư ký toà soạn Tạp chí Văn nghệ Hà Giang.
Huyền Minh vốn gốc gác miền xuôi nhưng sinh ra và lớn lên ở Hà Giang nên chị rất hiểu núi non, sông suối, cỏ cây và con người Hà Giang.

Huy Cận (1919-2005) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 34882
27/12/2014 14:08
Huy Cận (1919 – 2005), tên khai sinh là Cù Huy Cận; là một trong những nhà thơ xuất sắc nhất của phong trào Thơ mới. Ông là bạn tâm giao của Xuân Diệu, một nhà thơ nổi tiếng khác của Việt Nam.
Huy Cận sinh ngày 31 tháng 5 năm 1919, trong một gia đình nhà nho nghèo gốc nông dân dưới chân núi Mồng Gà, bên bờ sông Ngàn Sâu (thượng nguồn sông La) ở làng Ân Phú, huyện Hương Sơn sau đó thuộc huyện Đức Thọ (nay là xã Ân Phú, huyện Vũ Quang), tỉnh Hà Tĩnh. Ngày sinh hiện nay là do ông cậu của ông khai khi vào học ở Huế, còn ngày sinh chính xác là ngày 29 tháng Chạp năm Bính Thìn (dương lịch là ngày 22 tháng 1 năm 1917)[1].
Huy Cận mất ngày 19 tháng 2 năm 2005 tại Hà Nội.[5]

Hữu Thỉnh (1942 -...) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 26716
27/12/2014 14:07
Hữu Thỉnh (sinh 15/2/1942), tên thật là Nguyễn Hữu Thỉnh, bút danh Vũ Hữu, là một nhà thơ Việt Nam. Là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ năm 1976, Hữu Thỉnh hiện là chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam (3 nhiệm kỳ liên tiếp) đồng thời kiêm nhiệm Tổng biên tập Báo Văn nghệ.

Giang Nam (1929 - ...) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 20966
27/12/2014 14:06
Giang Nam (sinh 2 tháng 2 năm 1929) là một nhà thơ Việt Nam, được biết nhiều là tác giả bài thơ Quê hương.
Giang Nam tên thật là Nguyễn Sung, quê quán xã Ninh Bình, huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa
Hiện ông nghỉ hưu và sống ở Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Ngoài thơ Giang Nam còn sáng tác văn xuôi chủ yếu là truyện, truyện ngắn.

Đồng Đức Bốn (1948-2006) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 18698
27/12/2014 14:03
Nhà thơ Đồng Đức Bốn (30 tháng 3, 1948 - 14 tháng 2, 2006)
Nhà thơ Đồng Đức Bốn được sinh ra trong một gia đình lao động nghèo ở ngoại ô Hải Phòng.
Là một nhà thơ, Đồng Đức Bốn có nhiều đóng góp quan trọng trong thể loại thơ lục bát. Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp nhận xét về thơ của ông là trong khoảng 80 bài thơ, có khoảng 15 bài thơ cực hay, tài tử vô địch.
Ông là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.
Ông mất ngày 14 tháng 2 năm 2006 tại nhà riêng ở thôn Song Mai, xã An Hồng, huyện An Hải, Hải Phòng khi ông 58 tuổi bởi bệnh ung thư phổi.

Đỗ Trung Quân (1955-....) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 21066
27/12/2014 14:02
Đỗ Trung Quân (sinh 19 tháng 1 năm 1955) là một nhà thơ Việt Nam. Nhiều bài thơ của ông được phổ nhạc và được nhiều người yêu thích như Quê hương, Phượng hồng... Ông còn được biết đến với nhiều nghề "tay trái" khác như MC cho những chương trình ca nhạc của bạn bè ông hay làm diễn viên cho một số phim truyền hình.

Đặng Trần Côn (sinh khoảng 1710 đến 1720 - mất khoảng 1745) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 37061
27/12/2014 14:01
Đặng Trần Côn (鄧陳琨) là tác giả của Chinh phụ ngâm, kiệt tác văn học viết bằng chữ Hán của Việt Nam.
Tiểu sử của Đặng Trần Côn cho đến nay biết được còn rất ít. Kể cả năm sinh năm mất cũng không biết chính xác. Các nhà nghiên cứu ước đoán ông sinh vào khoảng năm 1710 đến 1720, mất khoảng 1745, sống vào thời Lê trung hưng.
Đặng Trần Côn quê ở làng Nhân Mục (còn gọi làng Mọc), huyện Thanh Trì, nay thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội.

Cao Thoại Châu (1939...) -Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 18407
27/12/2014 14:00
Cao Thoại Châu tên thật là Cao Ðình Vưu, sinh năm 1939 tại Giao Thuỷ, Nam Ðịnh, di cư vào Nam năm 1954. Bút hiệu của ông được ghép từ chữ Thoại là chữ lót trong tên của người bạn gái gốc Hoa và chữ Châu trong tên tỉnh Châu Đốc mà thành. Ông còn có các bút danh khác là Tiểu Nhã, Hư Trúc.
Hiện nay nhà thơ đã nghỉ hưu, ông tiếp tục sống và sáng tác tại Long An.

Nguyễn Trãi (1380 - 1442) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 31037
22/12/2014 10:49
Nguyễn Trãi (阮廌), hiệu là Ức Trai (抑齋) sinh năm 1380 mất năm 1442, tại làng Chi Ngại, huyện Chí Linh (nay là thị xã, Chí Linh, tỉnh Hải Dương). Cha Nguyễn Trãi là Nguyễn Ứng Long, tức Nguyễn Phi Khanh, người làng Chi Ngại, một nho sĩ hay chữ nhưng nghèo và mẹ là Trần Thị Thái, con gái thứ ba[2] của quan Tư đồ Trần Nguyên Đán[3]. Ngày 19 tháng 9 năm 1442 (tức ngày 16 tháng 8 năm Nhâm Tuất), Nguyễn Trãi cùng Nguyễn Thị Lộ và gia quyến đều bị tru di tam tộc. Vị khai quốc công thần đã kết thúc cuộc đời ở tuổi 63 trong một hoàn cảnh bi phẫn và oan khuất.

Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 46136
22/12/2014 10:48
Nguyễn Bỉnh Khiêm (chữ Hán: 阮秉謙; 1491–1585), tên huý là Nguyễn Văn Đạt[1], tên tự là Hanh Phủ (亨甫), hiệu là Bạch Vân cư sĩ[2], được các môn sinh tôn là Tuyết Giang phu tử, là một trong những nhân vật có ảnh hưởng nhất của lịch sử cũng như văn hóa Việt Nam trong thế kỷ 16. Ông được biết đến nhiều vì tư cách đạo đức, tài thơ văn của một nhà giáo có tiếng thời kỳ Nam-Bắc triều (Lê-Mạc phân tranh) cũng như tài tiên tri các tiến triển của lịch sử Việt Nam.

Hiển thị 301 - 310 tin trong 2478 kết quả