Quang Dũng tên thật là Bùi Đình Diệm, sinh năm 1921 tại làng Phượng Trì, huyện Đan Phượng (nay thuộc Hà Nội). Năm 1947, đại đôi trưởng đoàn quân Tây tiến.
Hoạt đông văn nghệ ở Liên Khu III thời kháng chiến. Sau 1954, sống như một kẻ vô danh tại miền Bắc. Mất ngày 13.10.1988 tại Hà NộiQuang Dũng (1921 - 1989)
Theo hồi ký của Phạm Duy, Quang Dũng họ Bùi, tên thật là Bùi Đình Diệm, quê tại Phượng Trì, Sơn Tây. Ông là người rất hiền từ, chan chứa tình người như đã thể hiện qua những bài thơ của ông. Quang Dũng vừa cầm bút, vừa cầm súng, ông từng là đại đội trưởng của Trung Đoàn Thủ Đô trong công cuộc kháng chiến chống Pháp. Những tác phẩm nổi tiếng của ông trong thời kỳ này là Đôi Mắt Người Sơn Tây (Hoa Thanh Bình), Đôi Bờ, Tây Tiến, Những Làng Đi Qua... Nhạc sĩ Phạm Đình Chương đã phổ nhạc bài Đôi Mắt Người Sơn Tây. Trong kháng chiến, ông cũng tham dự một cuộc triển lãm hội hoạ với mộ t bức tranh tựa đề Gốc Bàng. Ông cũng soạn nhạc, bài hát Ba Vì được dân chúng trong vùng kháng chiến hát trong nhiều năm:
Ba Vì mờ cao
Làn sương chiều xa buông
Gió về hương ngát thơm
Đưa hồn về đâu ?
Vì là gốc tiểu tư sản nên ông bị Việt Minh nghi kỵ. Ngay trong khói lửa chiến tranh, ông vẫn viết lên những lời vừa hào hùng, vừa lãng mạn:
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng Kiều thơm
...
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành
Sau 1954, ông bị kẹt lại ở miền Bắc. Ông cũng bị gửi đi chỉnh huấn sau vụ Nhân Văn Giai Phẩm, và lui về ẩn thân. Về sau này, như những nhà thơ lớn khác, Nguyễn Bính, Hồ Dzếnh,... ông mai một và mất đi trong âm thầm trong chế độ cộng sản. Trích một đoạn Phạm Duy viết khi nghe tin ông mất:
-------
Tôi đã điện đàm với Nàng, báo tin buồn và ước mong có dịp gặp con người có vầng tráng mang trời quê hương và đôi mắt dìu dịu buồn Tây Phương đã từng là nguồn cảm hứng cho những bài thơ bất hủ của Quang Dũng để tôi - rất có thể - nhìn thấy những giòng lệ nhạt nhoà tuôn chảy. Những giòng lệ làm tôi hình dung ra được một con sông đào vùng tề hay cả một vùng biển lớn mang tên Thái Bình Dương lúc nào cũng sẵn sàng để chia rẽ đôi bờ cho những người tình thuộc thế hệ tôi, thế hệ đầu tiên bị chiến tranh và thù hận bao vây không ngừng nghỉ.
Quang Dũng đã nằm xuống trên một mảnh đất quê hương tôi mong rằng cũng không không xa cánh đồng Bương Cấn của anh là mấy. Thôi nhé, xin chúc anh ngủ yên trong giấc mộng thiên thu để cho chúng tôi tiếp tục buồn hộ anh nỗi buồn viễn xứ khôn nguôi...
-------
Rau tần ai quẩy đi đâu
Lượt xem: 15904
20/12/2014 15:59
Trần Huyền Trân (1913-1989)
Ngỡ nàng công chúa họ Trần
hóa thi sĩ quẩy rau tần lãng du...
Ngơ ngác
Lượt xem: 25631
20/12/2014 15:58
Lưu Trọng Lư (1912-1991)
Từ lúc nào hỡi ngọn gió heo may
mang tâm sự thi nhân chưa tiện ngỏ
vàng trút xuống và cành sương nức nở
mặt đất hồi hộp lúc xạc xào thu.
Vầng trăng sống mòn
Lượt xem: 16832
20/12/2014 15:56
Nam Cao (1915-1951)
Trăng sáng tròn như vú mộng đầy
có vơi bớt cảnh sống mòn này?
Người viết thơ khỏa thân
Lượt xem: 19142
20/12/2014 15:51
Bých Khuê (1916-1946)
Câu thơ nhan sắc
chữ kết nên da ngà
hương trời đất bừng hoa
thi nhân hỡi tiếc chi vài mảnh vải?
Người say chưa tỉnh
Lượt xem: 17626
20/12/2014 15:50
Vũ Hoàng Chương (1916-1978)
Đâu chỉ cuộc say trong quỹ đạo
quay vòng muôn thuở các hành tinh
thi sĩ bao người say chếnh choáng
hư vô trong vũ trụ riêng mình.
Người tình khờ dại
Lượt xem: 20091
20/12/2014 15:48
Xuân Diệu (1916-1985)
Người phải lòng ư? Không đếm nổi
mang hương gửi gió, dại khờ chưa
nhặt phấn thông rơi làm của nả
phú quý đong bằng đấu mộng mơ.
Khúc bi tráng
Lượt xem: 19503
20/12/2014 15:47
Phạm Huy Thông (1916-1988)
Ngỡ họ gần nhau thật khó
dũng tướng và thi nhân
khát vọng nhổ núi, lay thành
khó tìm thấy trong vần thơ mỏng mảnh.
Một chân trời quên lãng
Lượt xem: 24381
20/12/2014 15:45
Hồ Zếch (1917-1991)
Viễn vọng kính không gian vừa phóng đi sao Mộc
khái niệm chân trời quên lãng phía xa xăm
đời tất bật, ai nhọc công ngồi đọc
ngoảnh lại tìm chân trời cũ đăm đăm.
Khúc độc hành
Lượt xem: 23308
20/12/2014 15:44
Quang Dũng (1921-1988)
Chợt nhớ một miền chân chưa đặt
nhập vô quá khứ của bao người
mây núi như còn trong thủy mạc
quân đi như thuở "kỷ nhân hồi"
Sóng vẫn gầm trong tiếng cọp gầm
Lượt xem: 22913
20/12/2014 15:42
Nguyên Hồng (1918-1982)
Những con chữ loạn đả trên trang
vì đói, vì rét
ông chỉ phong lưu nước mắt
mang ra tế bần
Hiển thị 31 - 40 tin trong 1832 kết quả