Quang Dũng tên thật là Bùi Đình Diệm, sinh năm 1921 tại làng Phượng Trì, huyện Đan Phượng (nay thuộc Hà Nội). Năm 1947, đại đôi trưởng đoàn quân Tây tiến.
Hoạt đông văn nghệ ở Liên Khu III thời kháng chiến. Sau 1954, sống như một kẻ vô danh tại miền Bắc. Mất ngày 13.10.1988 tại Hà NộiQuang Dũng (1921 - 1989)
Theo hồi ký của Phạm Duy, Quang Dũng họ Bùi, tên thật là Bùi Đình Diệm, quê tại Phượng Trì, Sơn Tây. Ông là người rất hiền từ, chan chứa tình người như đã thể hiện qua những bài thơ của ông. Quang Dũng vừa cầm bút, vừa cầm súng, ông từng là đại đội trưởng của Trung Đoàn Thủ Đô trong công cuộc kháng chiến chống Pháp. Những tác phẩm nổi tiếng của ông trong thời kỳ này là Đôi Mắt Người Sơn Tây (Hoa Thanh Bình), Đôi Bờ, Tây Tiến, Những Làng Đi Qua... Nhạc sĩ Phạm Đình Chương đã phổ nhạc bài Đôi Mắt Người Sơn Tây. Trong kháng chiến, ông cũng tham dự một cuộc triển lãm hội hoạ với mộ t bức tranh tựa đề Gốc Bàng. Ông cũng soạn nhạc, bài hát Ba Vì được dân chúng trong vùng kháng chiến hát trong nhiều năm:
Ba Vì mờ cao
Làn sương chiều xa buông
Gió về hương ngát thơm
Đưa hồn về đâu ?
Vì là gốc tiểu tư sản nên ông bị Việt Minh nghi kỵ. Ngay trong khói lửa chiến tranh, ông vẫn viết lên những lời vừa hào hùng, vừa lãng mạn:
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng Kiều thơm
...
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành
Sau 1954, ông bị kẹt lại ở miền Bắc. Ông cũng bị gửi đi chỉnh huấn sau vụ Nhân Văn Giai Phẩm, và lui về ẩn thân. Về sau này, như những nhà thơ lớn khác, Nguyễn Bính, Hồ Dzếnh,... ông mai một và mất đi trong âm thầm trong chế độ cộng sản. Trích một đoạn Phạm Duy viết khi nghe tin ông mất:
-------
Tôi đã điện đàm với Nàng, báo tin buồn và ước mong có dịp gặp con người có vầng tráng mang trời quê hương và đôi mắt dìu dịu buồn Tây Phương đã từng là nguồn cảm hứng cho những bài thơ bất hủ của Quang Dũng để tôi - rất có thể - nhìn thấy những giòng lệ nhạt nhoà tuôn chảy. Những giòng lệ làm tôi hình dung ra được một con sông đào vùng tề hay cả một vùng biển lớn mang tên Thái Bình Dương lúc nào cũng sẵn sàng để chia rẽ đôi bờ cho những người tình thuộc thế hệ tôi, thế hệ đầu tiên bị chiến tranh và thù hận bao vây không ngừng nghỉ.
Quang Dũng đã nằm xuống trên một mảnh đất quê hương tôi mong rằng cũng không không xa cánh đồng Bương Cấn của anh là mấy. Thôi nhé, xin chúc anh ngủ yên trong giấc mộng thiên thu để cho chúng tôi tiếp tục buồn hộ anh nỗi buồn viễn xứ khôn nguôi...
-------
Tạp cảm
Lượt xem: 26469
20/12/2014 11:26
Chưa viết giấy đã cũ
Chưa viết sông đã đầy
Đám cưới đi qua có người đứng khóc
Chưa viết chợ đã đông
Thành phố bạn bè
Lượt xem: 17912
20/12/2014 11:26
Tôi đã ở sáu năm
Trên miền đồi Gia Cẩm
Nhà tập thể nửa gian
Chưa bận con, ở tạm.
Thảo nguyên
Lượt xem: 30293
20/12/2014 11:25
Em đi chiều bỏ không
Thất tình loang bóng cỏ
Lá đem những mảnh chiều
Trút đầy lên nỗi nhớ
Thơ dưới mái hiên
Lượt xem: 23698
20/12/2014 11:21
Gà không gáy trời vẫn sáng
Cây không héo đời vẫn buồn
Thơ viết ở biển
Lượt xem: 19055
20/12/2014 11:21
Em xa anh
Trăng cũng lẻ, mặt trời cũng lẻ
Biển vẫn cậy mình dài rộng thế
Vắng cánh buồm một chút đã cô đơn
Thư mùa đông
Lượt xem: 30150
20/12/2014 11:20
Thư viết cho em nhòe nét mực
Phên thưa sương muối cứ bay vào
Núi rét đêm qua chừng mất ngủ
Sáng ra thêm bạc một nhành lau.
Tiếng hát trong rừng
Lượt xem: 16084
20/12/2014 11:20
Nhạc làm trong rừng em hát giữa Trường Sơn
Người sốt rét hát cho người sốt rét
Đường ngổn ngang đường đất còn cháy khét
Cây mát cho người người mát cho nhau
Tìm người
Lượt xem: 22027
20/12/2014 11:19
Chiều rung chuông...
Chiều rung chuông
Có con chim nhỏ bị thương cuối trời
Tôi nhớn nhác đi tìm người
Bước chân thì ngắn, đường đời thì xa.
Tôi bước vào thành phố
Lượt xem: 27031
20/12/2014 11:18
Tôi bước vào thành phố
Với nguyên mùi rơm tươi
Có đám mây vải ốc
Thường thấy lúc chuyển trời.
Tôi đi bào ngư
Lượt xem: 25527
20/12/2014 11:18
Tặng chiến sĩ đảo Bạch Long Vĩ
Tôi neo mình vào biển
biển và tôi trong tiếp xúc toàn thân
biển nhận ra tiếng gõ cửa dập dờn
Hiển thị 141 - 150 tin trong 1832 kết quả