Thơ

Thế là anh đã đan lồng
Úp xong cô gái má hồng môi son
Tình mình giờ đã chả còn
Anh có tình mới em mòn đớn đau

Nhủ lòng ta phải quên mau
Để tình đuổi bóng sẽ màu nhạt thêm
Thảm đỏ đã dải kín thềm
Trải đường hạnh phúc tình êm đến già

Tức lòng em chẳng vị tha
Chỉ mong ai đó... chả ra cái gì
Đừng tưởng em tốt bụng chi
Đau lòng nhói ruột vui gì anh ơi

Thượng đế hay thích đùa chơi
Tìm trò trêu ghẹo lả lơi với mình
Ngẫm phận hiu hẩm bất bình
Sao mà vui vẻ giả tình thương tâm

Tức đời chửi rủa bất nhân
Để cho ta ế ta “tân” đến giờ
Thôi rồi đã mất tình hờ
Đi nhanh cho gọn để chờ tình sau

Bảo mẹ trồng một cây cau
Sang năm có quả sẽ mau có chồng
Thế là công cốc tình không
Chửi cha thằng ấy ăn không của mình

Cái ngày nó thả mồi rình
Tại vì non dại nên mình chịu chơi
Bây giờ mới biết nó hời
Còn mình chịu thiệt tơi bời thế kia

Đời sau hóa kiếp phân chia
Ta làm “gà trống” để tia đánh liều
Thế là sẽ bớt liêu xiêu
Nói cho bõ tức mất tiêu thằng bồ.

P/S:
Nói xong nước mắt chảy ròng
Hóa ra mình đã đau lòng thế kia.

Theo Đỗ Huệ (Khám phá)
Các tác phẩm khác

Vũ Hoàng Chương (1916-1976) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 21908
22/12/2014 10:39
Vũ Hoàng Chương (5 tháng 5 1916 – 6 tháng 9 1976) là một nhà thơ nổi tiếng của Việt Nam. Ông sinh tại Nam Định, nguyên quán tại làng Phù Ủng, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, nay là huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng Yên.
Ông mất ngày 6 tháng 9 năm 1976 tại Sài Gòn.

Xuân Diệu (1916-1985) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 24354
22/12/2014 10:39
Xuân Diệu (2 tháng 2 năm 1916 – 18 tháng 12 năm 1985) là một trong những nhà thơ lớn của Việt Nam. Ông nổi tiếng từ phong trào Thơ mới với tập Thơ thơ và Gửi hương cho gió.
Ông tên thật là Ngô Xuân Diệu, còn có bút danh là Trảo Nha, quê quán làng Trảo Nha, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh nhưng sinh tại Gò Bồi, thôn Tùng Giản, xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Cha là ông Ngô Xuân Thọ và mẹ là bà Nguyễn Thị Hiệp.
Xuân Diệu đã lập gia đình riêng một lần với Nghệ sĩ Nhân dân Bạch Diệp nhưng hai người đã ly dị và họ không có con chung[2]. Sau khi ly dị ông sống độc thân cho đến lúc mất vào năm 1985.

Phạm Huy Thông (1916-1988) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 21425
22/12/2014 10:39
Phạm Huy Thông (1916–1988) là nhà thơ, nhà giáo, và nhà khoa học xã hội Việt Nam.
Phạm Huy Thông là hậu duệ thế hệ thứ 24 của Phạm Ngũ Lão, và là thế hệ thứ 48 của thượng thủy tổ Phạm Tu. Quê gốc của Phạm Huy Thông ở làng Đào Xá, xã Bãi Sậy, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên.
Phạm Huy Thông sinh ngày 22 tháng 11 năm 1916 tại Hà Nội trong một gia đình làm nghề kinh doanh lớn, có tinh thần dân tộc [1].
Ông mất vào ngày 21 tháng 6 năm 1988 tại Hà Nội.[2]

Thâm Tâm (1917-1950) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 19327
22/12/2014 10:39
Thâm Tâm (1917–1950) là một nhà thơ và nhà viết kịch Việt Nam. Ông nổi tiếng với bài thơ Tống biệt hành, với một phong cách thơ hòa hợp giữa cổ điển và hiện đại, thể hiện hào khí rất cao.
Ông tên thật là Nguyễn Tuấn Trình, sinh ngày 12 tháng 5 năm 1917 tại thị xã Hải Dương (nay là thành phố Hải Dương), tỉnh Hải Dương.
Ông mất sau một cơn bệnh đột ngột ngày 18 tháng 8 năm 1950 trên đường đi công tác trong chiến dịch Biên giới, được đồng đội và nhân dân địa phương mai táng tại Bản Pò Noa, Xã Phi Hải, Huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng.

Hồ Dzếch (1916-1991) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 26461
22/12/2014 10:38
Hồ Dzếnh (sinh năm 1916- mất ngày 13 tháng 8 năm 1991), tên thật là Hà Triệu Anh hay Hà Anh (ghi theo giọng Quảng Đông là Hồ Dzếnh) là một nhà thơ nổi tiếng của Việt Nam.
Ông sinh năm 1916 tại làng Đông Bích huyện Quảng Xương tỉnh Thanh Hóa. Cha ông là Hà Kiến Huân, người gốc Quảng Đông sang sinh sống ở Việt Nam từ khoảng 1890, mẹ Đặng Thị Văn là người Việt, quê ở bến Ghép, huyện Quảng Xương, Thanh Hóa.
Ông mất ngày 13 tháng 8 năm 1991 tại Hà Nội do xuất huyết dạ dày và viêm thận[1].

Quang Dũng (1921-1988) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 24132
22/12/2014 10:38
Quang Dũng (tên thật là Bùi Đình Diệm; 1921–1988 (67 tuổi)) là một nhà thơ Việt Nam.
Quang Dũng tên thật Bùi Đình Diệm, sinh năm 1921 tại làng Phượng Trì, huyện Đan Phượng (nay thuộc Hà Nội).
Ông mất ngày 13 tháng 10 năm 1988 sau một thời gian dài đau ốm tại bệnh viện Thanh Nhàn, Hà Nội.

Nguyên Hồng (1918-1982) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 22575
22/12/2014 10:38
Nguyên Hồng (1918 – 1982) là nhà văn có nhiều đóng góp to lớn cho nền văn học Việt Nam hiện đại.
Tên thật của ông là Nguyễn Nguyên Hồng, sinh ngày 5 tháng 11 năm 1918 tại thành phố Nam Định[1].
Nguyên Hồng qua đời ngày 2 tháng 5 năm 1982 tại Tân Yên (Bắc Giang).

Nguyễn Bính (1918-1966) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 30596
22/12/2014 10:38
Nguyễn Bính (tên thật là Nguyễn Trọng Bính; 1918–1966) là một nhà thơ lãng mạn nổi tiếng của Việt Nam. Ông được coi như là nhà thơ của làng quê Việt Nam với những bài thơ mang sắc thái dân dã, mộc mạc.
Nguyễn Bính sinh ngày 13-2-1918, tức mồng ba Tết năm Mậu Ngọ với tên thật là Nguyễn Trọng Bính tại xóm Trạm, thôn Thiện Vịnh, xã Đồng Đội (nay là xã Cộng Hòa), huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định).[1]
Hầu như ai cũng biết rằng nhà thơ Nguyễn Bính qua đời vào một ngày giáp Tết Bính Ngọ (1966), chính xác là ngày 29 Tết (tháng chạp này không có ngày 30).

Chế Lan Viên (1920-1989) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 32033
22/12/2014 10:37
Chế Lan Viên (1920-1989) là một nhà thơ, nhà văn hiện đại nổi tiếng ở Việt Nam
Chế Lan Viên tên thật là Phan Ngọc Hoan, sinh ngày 20 tháng 10 năm 1920 tại xã Cam An, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị.
Ông mất ngày 19 tháng 6 năm 1989 (tức ngày 16 tháng 5 năm Kỷ Tỵ) tại Bệnh viện Thống Nhất, thành phố Hồ Chí Minh, thọ 69 tuổi.

Hồng Nguyên (1924-1951) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 21369
22/12/2014 10:37
Nhà thơ Hồng Nguyên tên khai sinh là Nguyễn Văn Vượng, sinh năm 1924 tại xã Đông Thọ, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
Năm 1951, Hồng Nguyên lâm trọng bệnh và mất tại quê nhà khi ông đang là Trưởng ty Thông tin Tuyên truyền tỉnh Thanh Hóa.

Hiển thị 481 - 490 tin trong 2619 kết quả