Thơ

09/01/2015 03:54
Lượt xem 22833

Thu nay nằm nhớ Thu Bồn
Con sông xứ Quảng linh hồn quê hương

Quê hương xứ Quảng dịu dàng
Có cô thôn nữ có nàng tiên nga
Có khe có suối ngọc ngà
Có mưa móc gội màu hoa trên ngàn
Sông dài biển rộng thênh thang
Tình yêu chất vấn dã man còn nhiều

Thu II

Thu nay trời đất như mơ
Ngày qua nắng cháy , bây giờ mây giăng
Mưa tuôn tưới mát đồng bằng
Xóm làng cây lá nhựa căng dâng trào

Thị thành hưởng thụ biết bao
Niềm vui ẩn mật nói sao bây giờ
Ngồi làm lủng củng câu thơ
Ngượng ngùng ném bút trơ trơ nhìn trời

Thu III

Chiều thu mây trắng nhớ nhung
Những trăm nghìn nỗi mông lung nhớ gì
Nhớ gì có lúc lâm ly
Có lần thư thái thuận tùy nhớ nhung

Nhớ gì cũng thể như không
Nhớ gì cũng được - nhớ mong không gì
Không gì cả ! chẳng có gì
Nhớ gì chẳng có , có vì nhớ suông

Thu IV

Chợt nghe gió mát vi vu
Biết là trực tiếp mùa thu đang về
Tung chăn tích cực nghiệp nghề
Gieo vần thích hợp đề huề tặng thu

Chợt nghe gió mát vi vu
Biết từ hải ngoại em thu đang về
Anh nằm tiêu cực tê mê
Đành thôi chịu trận dã dề tặng thơ

Thu V

Giong buồm Lục Tỉnh về chơi
Mùa thu nhớ mãi mây trời Miền Tây
Ba mươi ngày trước, bao ngày
Lang thang bờ bến dọc dài đồng xanh

Giòng sông rộng, sóng mông mênh
Trời mây trăng nước gió bềnh bồng đưa
Nhớ nhung những tháng ngày xưa
Thân còn khỏe mạnh, hồn chưa rã rời

Tha hồ du lãm khắp nơi
Long Xuyên, Châu Đốc đất trời Miền Tây
Thu xưa sống lại thu này
Thu xưa nô nức thu nay buồn buồn

Buồn vui cũng một cỗi nguồn
Nhấp nhô ngọn sóng vui buồn xuống lên
Chào Thu Lục Tỉnh rộng thênh
Mong ngày trùng ngộ không quên mối tình

(trích tập thơ Như Sương )

Các tác phẩm khác

Lý Tử Tấn (1378-1457) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 27923
07/01/2015 10:31
Lý Tử Tấn (tới khi đứng tuổi, ông mới đổi tên là Nguyễn Tử Tấn; 1378-1457), hiệu Chuyết Am; là quan nhà Lê sơ, và là nhà thơ Việt Nam thời Lê sơ.
Lý Tử Tấn là người ở làng Triều Đông (sau đổi là Triều Liệt), huyện Thượng Phúc (nay thuộc xã Tân Minh huyện Thường Tín, Hà Nội).
Ông mất năm 1457[2], thọ 79 tuổi.

Đỗ Phủ (712–770) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 27290
06/01/2015 22:18
Đỗ Phủ (712 – 770) là một nhà thơ Trung Quốc nổi bật thời nhà Đường.
Ông mất tại Đàm Châu 潭州 (nay là Trường Sa) vào tháng 11 hay tháng 12 năm 770, ở tuổi 59

Lý Thường Kiệt (1019-1105) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 22753
06/01/2015 22:07
Lý Thường Kiệt[1] (chữ Hán: 李常傑; 1019 – 1105) là một danh tướng, một hoạn quan đời nhà Lý có công đánh bại quân nhà Tống vào năm 1075-1077.
Ông là một vị tướng nổi tiếng nằm trong danh sách 14 vị anh hùng dân tộc tiêu biểu nhất trong lịch sử Việt Nam.
Tháng 6 năm Ất Dậu (1105), Thái úy Lý Thường Kiệt mất, thọ 87 tuổi.

Lý Bạch (701-762) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 24636
06/01/2015 21:01
Lý Bạch (tiếng Trung: 李白; bính âm: Lǐ Bái / Lǐ Bó; 701[1]- 762) là một trong những nhà thơ danh tiếng nhất thời thịnh Đường nói riêng và Trung Hoa nói chung, được hậu bối tôn làm Thi Tiên. Ông đã viết hơn cả ngàn bài thơ bất hủ.[2]
Đến năm 762, vua Đường Đại Tông lên ngôi, cho người mời Lý Bạch nhưng trên đường đi thì nghe tin ông đã qua đời rồi. Tiểu truyện

Hoàng Phủ Ngọc Tường (1937 - ...) - Tiểu sử và sự nghiệp Lượt xem: 29060
06/01/2015 20:50
Hoàng Phủ Ngọc Tường (sinh năm 1937) là một nhà văn của Việt Nam.
Ông sinh ngày 9 tháng 9 năm 1937, tại thành phố Huế, nhưng quê gốc ở làng Bích Khê, xã Triệu Long, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị.

Hoàng Cầm (1922-2010) - Tiểu sử và sự nghiệp Lượt xem: 27783
06/01/2015 20:41
Hoàng Cầm tên thật là Bùi Tằng Việt, (sinh 22 tháng 2 năm 1922, tại xã Phúc Tằng, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang – mất 6 tháng 5 năm 2010 tại Hà Nội), là một nhà thơ Việt Nam.
Thời gian cuối đời ông sống tại Hà Nội và ông đã mất vào ngày 6 tháng 5 năm 2010 vì bệnh nặng.

Bùi Minh Quốc (1940 - ...) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 14792
06/01/2015 20:35
Bùi Minh Quốc (sinh ngày 3 tháng 10 năm 1940) là một nhà thơ, nhà báo, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, từng là Phó Chủ tịch Hội Văn nghệ, Tổng Biên tập Tạp chí Ðất Quảng tại Quảng Nam - Ðà Nẵng, người sáng lập và là Chủ tịch đầu tiên của Hội Văn nghệ tỉnh Lâm Ðồng.[1] Ông hiện tại cũng là Phó chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam, phụ trách khu vực miền Trung.

Bùi Giáng (1926-1998) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 26861
06/01/2015 20:30
Bùi Giáng (1926-1998), là nhà thơ, dịch giả và là nhà nghiên cứu văn học của Việt Nam. Các bút danh khác của ông là: Trung niên thi sĩ, Thi sĩ, Bùi Bàn Dúi, Bùi Văn Bốn, Vân Mồng...Ông nổi tiếng từ năm 1962 với tập thơ Mưa nguồn.
Bùi Giáng sinh ngày 17 tháng 12 năm 1926 tại làng Thanh Châu thuộc xã Vĩnh Trinh, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam.
Thi sĩ Bùi Giáng mất lúc 2 giờ chiều ngày 7 tháng 10 năm 1998, sau một cơn tai biến mạch máu tại bệnh viện Chợ Rẫy (Thành phố Hồ Chí Minh, tức Sài Gòn cũ) sau những năm tháng sống "điên rồ lừng lẫy chết đi sống lại vẻ vang" (chữ của Bùi Giáng). Ông được chôn cất tại nghĩa trang Gò Dưa, quận Thủ Đức.

Bằng Việt (1941 - ...) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 25392
06/01/2015 20:23
Bằng Việt (sinh ngày 15 tháng 6 năm 1941), nguyên quán xã Chàng Sơn, huyện Thạch Thất, Thành phố Hà Nội, là một nhà thơ Việt Nam. Ông đã từng là Chủ tịch Hội đồng thơ Hội Nhà văn Việt Nam và đang là Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội.

Ác mộng Lượt xem: 24085
06/01/2015 16:07
Tặng Nguyễn-Trọng-Phấn

Tôi mơ thấy đang nằm trên vũng máu,
Chống tay lên nghe tiếng những hồn kêu.
Khắp bốn phương lòe loẹt lửa trời chiều,
Muôn vật đắmtr trong một màu đỏ khé.

Hiển thị 261 - 270 tin trong 2474 kết quả