Cùng bạn đọc
Có thể bạn cùng lứa với tôi, ta cùng chung nẻo đường ra trận.
Hay bạn thuộc lớp người chỉ biết chiến tranh qua sách qua phim.
Có thể bạn đọc tôi từ thủa lên miền Tây, từ thủa Mẹ đào hầm.
Ðến những lần bị qui là "chống Ðảng".
Nếu hôm nay vì đọc tôi mà bạn lây khổ nạn.
Bạn có oán tôi không?
Xin được cảm thông
Và xin được hy vọng
Thơ tôi còn chút nào ấm nóng
Dù một chữ một câu giúp bạn vững lòng.
Ðà Lạt 1997
Thơ ơi thơ !
Tuổi thơ ta: chiến tranh
Tuổi trẻ ta: chiến tranh
Tuổi già ta: áp bức
Thơ ơi thơ ! giông bão dồn trong ngực !
1993
Thơ tặng anh Năm Hộ
Vòng tay đồng chí giang ra thành còng sắt
Lưỡi đồng chí nỉ non thành lưỡi rắn phun người
Ngoài bảy mươi mới chợt bừng mở mắt
Trước đảo điên sự đời.
18.3.1994
Vào, ra
Tặng một người ra đảng
Thủa ấy vào đây là chuốc mọi hiểm nguy
Cho mọi người thực sống
Và chính mình thực sống.
Giờ anh ra, chẳng chút vấn vương gì
Chốn nghiêm xưa, nay sặc mùi xôi thịt
Xì xụp tín đồ thờ chỗ ngồi trên hết.
Chỉ xót bao đời dân
Cặm cụi tâm thành, biết được cảnh này chăng?
1996
Quỉ dữ bảo nhau
(Cẩm nang tối mật)
Chủ nghĩa này chủ nghĩa kia
Chẳng qua cũng thế đôi hia ta xài
Rách mòn cứ vá lai rai
Xài chắc dài dài là món nhân dân
Tay đè miệng tụng cho nhuần
Thì yên chí lớn vững chân ngai mình.
1996
Thơ vụt hiện trong phòng thẩm vấn
Tặng Vũ Thư Hiên, Hà Sĩ Phu, Tiêu Dao Bảo Cự
Xuân hổn hển ngực đồi cỏ thắm
Ðà lạt dậy mùa hoa
Anh nghiến răng trong phòng thẩm vấn
Giữa ban ngày mà ngập đêm đen.
Những câu hỏi làm anh lộn mửa
- Bài thơ này anh gửi cho ai?
- Ai gửi cho anh bài này bài nọ?
Trái tim thơ muốn nổ chuổi cười dài !...
Thật dễ quá đầu môi yêu Tổ Quốc
Ðây tình yêu như máu cuộn không lời
Người quằn quại người nát thây lầm đất
Vẫn người đi, người tiếp mãi bên người.
Tổ Quốc hỡi tình chi đau đớn vậy
Con yêu người, ngục tối nuốt trời xanh
Ôi Tổ Quốc vào tay quỉ dữ
Tiếng hát tự do uất nghẹn khắp thân mình.
Con đối diện những tia nhìn cú vọ
Cả một thời xung trận lại trào sôi
Ðôi cánh thơ vẫy vùng trong bão tố
Tiếng hát tự do trong biếc mãi dâng đời.
Xuân Hè 97
Cay đắng thay...
Cái guồng máy nhục mạ con người
Mang bộ mặt hiền lành của người cuốc đất
Ù lì quay
Quay
Thao thao bài đạo đức
Liệu mấy ai còn ngây?
Cay đắng thay
Mỉa mai thay
Trọn tuổi xuân ta hiến dâng cuồng nhiệt
Lại đúc nên chính cỗ máy này.
1997
Hí trường
Lũ thây sống trên hí trường hí hố
Diễn văn và tuyên bố
Ðêm vui còn dài dài
Ngon mắt và mùi tai
Hậu trường có gì xôm không nhỉ?
Cuộc sát phạt vào màn hay ho
Ðồng chí ăn thịt đồng chí
Nhạc hùng càng nổi to.
1977
Một thoáng phố phường
Dùi cui vung dọc phố
Mẹ già táo tác gánh rau
Chân run té nhào giữa lộ
Còi hú, mẹ ơi dậy mau
Cho rộng đường xe "đầy tớ".
1997
Gửi một nhà thơ đàn anh
Tưởng bạn nghìn dặm thơ
Hóa vòng vo nhảy nhót
Trong cái lồng rất to
Tự đan bằng tiếng hót.
1997
Ơi thiên thai
Thiên thai của anh đây chăng
Những tháng năm
Những tháng năm
Ngắc ngoải
Hồn tắc nhạc
Thân tàn
Mắt dại
Cái huân chương
Báo hiệu liệt giường
Cái nấm mồ
Cao sang
Muốn sánh cùng kiệt tác
Có bù đắp nổi chăng
Những tháng năm
Hồn anh tắc nhạc?
Ơi thiên thai
Ðất nước khôn nguôi khóc hận một thiên tài.
1997
Óc tim này chẳng ai cho
"Ðảng cho ta trái tim giàu
Thẳng lưng mà bước ngẩng đầu mà bay"
Tố Hữu
Óc tim này chẳng ai cho
Tự mình chiêm nghiệm mà lo phận mình
Một đời, một cõi nhân sinh
Thẳng lưng dẫu chạm thiên đình chẳng sao
Bùn nhơ tự chín tầng cao
Ngẩng đầu là thấy thiên tào mặt mo
Óc tim này chẳng ai cho
Thong dong mà sống tự do tự mình.
1997
Mừng
Thơ anh hồi giờ vẫn thế mà thơ
Sao chúng rọi tìm như tìm chất nổ
Chợt mừng thầm bởi biết rằng chúng sợ
Khi chạm vào thấy lửa trong thơ
Và nếu lòng dân là biển cỏ
Khô xác rợn mình réo tự do...
1997
Ðừng quên em
Học theo Paul Eluard
Dù đi đâu về đâu
Dù chân trời góc bể
Dù đứng đâu ngồi đâu
Dù vui vẻ âu sầu
Ðừng quên em anh nhé !
Ðừng quên em, đừng quên
Dù ai ngăn ai dỗ
Dù bữa ăn giấc ngủ
Dù ngổn ngang nổi niềm
Ðừng quên một niềm Em:
Tự Do
Anh có thấy từng giờ
Lại nhận tối hậu thư
Máu ròng tươi từng chữ
Biết chăng ai gửi đó?
Chính thư em -
Tự Do
1997
Ta và chúng
Người ta lớn bởi vì ngươi cúi xuống
Hõi nhân dân hãy đứng cả lên
Marat
(Tố Hữu dịch)
Vì ta cúi nên ta nhìn chúng lớn
Ta thẳng lưng thấy chúng cũng thường thôi
Và chính lúc chúng mang phồng mắt trợn
Lại là khi chúng sợ sắp tiêu đời.
1997
(1) Thơ Hồ Chí Minh 1942 (Trong tập "Nhật ký trong tù")
Mặt nạ
Ngoác mồm hô cởi trói
Thò tay chẹn họng thơ
Cái mặt nạ lở lói
Rơi nhớp cả bùn nhơ.
1997
Nhưng chính phút này
Chúng muốn chặn ta từ trong lồng ngực
Những câu thơ còn bập bẹ ầu ơ
Nhưng chính phút này thơ ta vụt hát
Tung trời bài Tự Do !
1997
Chiến tranh và hòa bình
I
- Các đồng chí đêm nay ta xuất kích
- Chúng tôi đã sẵn sàn
Họ lao về phía địch
Cả đại đội ra đi
Không một ai trở về
II
- Các đồng chí, đêm nay ta dzui dzẻ
- Hé hé!
- Mau các em đang chờ
- Hơ hơ!
Loáng thoáng phố phường đoàn xe "đầy tớ".
1997
Vòng hoa đao phủ
Nhớ các thiên tài bị đày đọa
Ðang hát bị chẹn cổ
Tắt nhạc đến hết đời
Giết xong một thiên tài
Hắn dâng hoa trước mộ
Hoa đao phủ ngạo cười
Giết anh thêm lần nữa.
1997
Ðường thơ này...
- Ðường thơ này lắm truân chuyên
Mà đeo đẳng mãi tới niên kiếp nào?
- Lắm truân chuyên lắm ngọt ngào
Một dòng lật tẩy, Thiên tào đủ vui.
1997
Báo động
Tiếng thơ ai hiu hắt
Suốt đêm ngày sầu than
Nhiễm hồn ai èo oặt
Tuổi xuân sớm lụi tàn
Nghe âm âm trời đất
Thơ ngũ liên đổ dồn
Căn bệnh AIDS tâm hồn
Ðang giết mòn dân tộc!
1997
Thơ viết từ xó bếp
Anh ghi vội trên tờ giấy gói thịt
Những câu thơ vừa đến bất ngờ
Miếng đậu phụ đang xào trên bếp
Mắt ngó chừng hồn vẫn đòi thơ.
Em từng biết
Vì độc lập anh đâu nề sống chết
Và bây giờ vào bếp chẳng xoàng chi
Vì tự do anh lại ra đi
Dẫu chỉ bằng đôi cánh thơ từ xó bếp.
Em bươn chải phố phường
Nuôi chồng không uốn cong ngòi bút
Anh thủ gôn xó bếp
Hầu em chăm con.
Có vui nào vui hơn
Chiều nay được tặng em
Món riêu cua món đậu chiên em thích
Và món nữa tuyệt vời là bài thơ ngỗ nghịch
Thơ giành tự do.
1997
Thơ tặng vợ hiền
Em ngồi đó, quên cả ngày tàn quên đêm khuya khoắt
Mười ngón tay, lau một thế giới dịu hiền
Những con búp bê kia muôn màu lung linh ánh mắt
Em lẳng lặng đẩy lùi cơn bão dập đời anh.
Gầm rít quanh ta cơn bão phũ phàng
Cuộc vây hãm dằng dai của mắt cú miệng hùm lưỡi rắn
Em ngồi đó, mười ngón tay lau đằm thắm
Một thế giới dịu hiền - thông điệp của hồn em.
Cái thời nhố nhăng cặn bã hóa vương quyền
Rồi lọc hết qua bàn tay em - chỉ sau cùng còn lại
Chỉ sau cùng còn lại
Một thế giới dịu hiền nâng giấc mãi thơ anh.
28.7.1997
Oan hồn dâng trĩu cả mây trời
Sớm thu này trời đất dễ thương sao
Hẵn muốn lượn với ngàn hương Ðà Lạt
Ai đó vậy mắt rưng nhìn ngan ngát
Quyến ta vào muôn nẻo tiêu dao
Nhưng không thể, không thể nào thế được
Cơn cớ gì u uẩn dựng hồn ta
Nghe tất thẩy cõi đời nung nấu uất
Trước bao nhiêu oan trái ngập sơn hà
Vâng, ngay cả giữa ngày đẹp nhất
Tôi chẳng sao nguôi nghĩ đến các người
Những thân phận mỏi mòn dập vùi oan khuất
Oan hồn dâng trĩu cả mây trời
Oan hồn dâng trĩu cả mây trời
Ðau đến bao giờ đất Việt của tôi ơi
Hận thù chất lên hận thù chồng chất
Làm sao đây, làm sao đây cho Người vượt thoát
Người thật sự anh em, Người thật sự con người.
1997
Bài thơ tháng tám
Các anh - những người Tháng Tám
Các anh đâu rồi? thấm mệt rồi chăng?
Các anh nghĩ gì sau nếp nhăn vầng trán
"Thế sự du du..." (2) thật giả nhập nhằng!...
Có lẽ nào? Có lẽ nào? lịch sử
Lại như con thò lò trong ván bài quỉ dữ
Máu nhân dân tuôn chảy đúc ngai vàng
Bạo chúa ngồi lem lẻm tụng nhân dân?
Ơi em gái Trường Sơn mười tám tuổi
Cùng đồng đội đêm nao truy điệu sốngcho mình
Và cứ thế dấn thân vào lửa dội
Em nghĩ gì sau cặp mắt kiên trinh?
Em nghĩ tới tương lai tươi thắm ngọt lành?
Tương lai ấy bây giờ tôi sống dở
Quay mặt vào đâu cũng phải ghìm cơn mửa
Cả một thời đểu cáng đã lên ngôi
Tôi bước đi trên đất nước nghẹn lời
Các anh đâu rồi?
Những người Tháng Tám
Chẳng nhẽ khoanh tay nhìn tấn trò bội phản
Dân tộc này bị vỡ nợ Tự Do?
Dân tộc từng sống chết chẳng so đo
Quyết không làm nô lệ
Sao hôm nay Người đành cam chịu thế
Mặc thân phận mình dưới ách tà gian
"Việt Nam bao năm ròng rên xiết lầm than..."
Câu hát cũ lòng tôi rỉ máu
Kìa em gái Trường Sơn hiện hồn về nhìn tôi đau đáu
Tháng tám ơi! Tháng Tám nước non mình
Tôi lại đi, lầm lũi cuộc hành trình
Chỉ có thế thôi! Thơ
Với cường quyền
Ðối mặt
Sống trong tôi là triệu người đã khuất
Ðang thét đòi món nợ: Tự Do!
19.8.1994
(2) Trong câu thơ Ðặng Dung (Thời hậu Trần)
"Thế sự du du nại lão hà"
(Việc đời dằng dặc, khốn nỗi mình đã già)
Câu vè chợt lượm
Gậy ông này đập lưng ông
Mồm thì giảng đạo tay lòng thòng vơ
Mặt lì nên chẳng biết dơ
Lời lời đanh thép gậy giờ đập lưng
Nào ai khảo nào ai xưng
Nào ai xới đất mà tung cả đời.
1997
Tôi gởi thơ tôi vào ngọn gió cao nguyên
Tôi gửi thơ tôi vào ngọn gió cao nguyên
Mặc bao kẻ bầm gan vì một lời ngay thật
Gió cứ thổi điệu vần này chân chất
Bọn giả hình lừa đảo chớ hòng yên
Tôi gửi thơ tôi vào ngọn gió cao nguyên
Thong dong thơ bay khắp mọi miền
Ðến với muôn lòng yêu lẽ phải
Lòng mở với lòng, thơ kết duyên.
Ðà Lạt 1997
Bùi Minh Quốc
Ðà Lạt 1993 - 1997
Nguyễn Duy (1948 - ...) - Tiểu sử và sự nghiệp
Lượt xem: 30754
07/01/2015 10:42
Nguyễn Duy (sinh ngày 7 tháng 12 năm 1948), là một nhà thơ hiện đại Việt Nam
Nguyễn Duy tên thật là Nguyễn Duy Nhuệ, sinh tại xã Đông Vệ, huyện Đông Sơn (nay là phường Đông Vệ, thành phố Thanh Hóa), tỉnh Thanh Hóa.
Mộng Tuyết (1914-2007) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 21923
07/01/2015 10:39
Mộng Tuyết (1914-2007), tên thật Thái Thị Úc; là một nhà thơ, nhà báo Việt Nam nổi danh từ thời tiền chiến.
Các bút hiệu khác của bà là: Hà Tiên cô, Nàng Út, Bách Thảo Sương, Bân Bân nữ sĩ, Thất Tiểu Muội. Mộng Tuyết là thành viên của nhóm "Hà Tiên tứ tuyệt" gồm: Đông Hồ, Mộng Tuyết, Lư Khê và Trúc Hà.
Mộng Tuyết sinh ngày 9 tháng 1 năm 1914 ở làng Mỹ Đức, tỉnh Hà Tiên (nay thuộc thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang).
Mộng Tuyết mất ngày 1 tháng 7 năm 2007 tại Bệnh viện Đa khoa Kiên Giang.
Lý Tử Tấn (1378-1457) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 28422
07/01/2015 10:31
Lý Tử Tấn (tới khi đứng tuổi, ông mới đổi tên là Nguyễn Tử Tấn; 1378-1457), hiệu Chuyết Am; là quan nhà Lê sơ, và là nhà thơ Việt Nam thời Lê sơ.
Lý Tử Tấn là người ở làng Triều Đông (sau đổi là Triều Liệt), huyện Thượng Phúc (nay thuộc xã Tân Minh huyện Thường Tín, Hà Nội).
Ông mất năm 1457[2], thọ 79 tuổi.
Đỗ Phủ (712–770) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 27792
06/01/2015 22:18
Đỗ Phủ (712 – 770) là một nhà thơ Trung Quốc nổi bật thời nhà Đường.
Ông mất tại Đàm Châu 潭州 (nay là Trường Sa) vào tháng 11 hay tháng 12 năm 770, ở tuổi 59
Lý Thường Kiệt (1019-1105) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 23214
06/01/2015 22:07
Lý Thường Kiệt[1] (chữ Hán: 李常傑; 1019 – 1105) là một danh tướng, một hoạn quan đời nhà Lý có công đánh bại quân nhà Tống vào năm 1075-1077.
Ông là một vị tướng nổi tiếng nằm trong danh sách 14 vị anh hùng dân tộc tiêu biểu nhất trong lịch sử Việt Nam.
Tháng 6 năm Ất Dậu (1105), Thái úy Lý Thường Kiệt mất, thọ 87 tuổi.
Lý Bạch (701-762) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 25531
06/01/2015 21:01
Lý Bạch (tiếng Trung: 李白; bính âm: Lǐ Bái / Lǐ Bó; 701[1]- 762) là một trong những nhà thơ danh tiếng nhất thời thịnh Đường nói riêng và Trung Hoa nói chung, được hậu bối tôn làm Thi Tiên. Ông đã viết hơn cả ngàn bài thơ bất hủ.[2]
Đến năm 762, vua Đường Đại Tông lên ngôi, cho người mời Lý Bạch nhưng trên đường đi thì nghe tin ông đã qua đời rồi.
Tiểu truyện
Hoàng Phủ Ngọc Tường (1937 - ...) - Tiểu sử và sự nghiệp
Lượt xem: 29920
06/01/2015 20:50
Hoàng Phủ Ngọc Tường (sinh năm 1937) là một nhà văn của Việt Nam.
Ông sinh ngày 9 tháng 9 năm 1937, tại thành phố Huế, nhưng quê gốc ở làng Bích Khê, xã Triệu Long, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị.
Hoàng Cầm (1922-2010) - Tiểu sử và sự nghiệp
Lượt xem: 28192
06/01/2015 20:41
Hoàng Cầm tên thật là Bùi Tằng Việt, (sinh 22 tháng 2 năm 1922, tại xã Phúc Tằng, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang – mất 6 tháng 5 năm 2010 tại Hà Nội), là một nhà thơ Việt Nam.
Thời gian cuối đời ông sống tại Hà Nội và ông đã mất vào ngày 6 tháng 5 năm 2010 vì bệnh nặng.
Bùi Minh Quốc (1940 - ...) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 15431
06/01/2015 20:35
Bùi Minh Quốc (sinh ngày 3 tháng 10 năm 1940) là một nhà thơ, nhà báo, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, từng là Phó Chủ tịch Hội Văn nghệ, Tổng Biên tập Tạp chí Ðất Quảng tại Quảng Nam - Ðà Nẵng, người sáng lập và là Chủ tịch đầu tiên của Hội Văn nghệ tỉnh Lâm Ðồng.[1] Ông hiện tại cũng là Phó chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam, phụ trách khu vực miền Trung.
Bùi Giáng (1926-1998) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 27480
06/01/2015 20:30
Bùi Giáng (1926-1998), là nhà thơ, dịch giả và là nhà nghiên cứu văn học của Việt Nam. Các bút danh khác của ông là: Trung niên thi sĩ, Thi sĩ, Bùi Bàn Dúi, Bùi Văn Bốn, Vân Mồng...Ông nổi tiếng từ năm 1962 với tập thơ Mưa nguồn.
Bùi Giáng sinh ngày 17 tháng 12 năm 1926 tại làng Thanh Châu thuộc xã Vĩnh Trinh, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam.
Thi sĩ Bùi Giáng mất lúc 2 giờ chiều ngày 7 tháng 10 năm 1998, sau một cơn tai biến mạch máu tại bệnh viện Chợ Rẫy (Thành phố Hồ Chí Minh, tức Sài Gòn cũ) sau những năm tháng sống "điên rồ lừng lẫy chết đi sống lại vẻ vang" (chữ của Bùi Giáng). Ông được chôn cất tại nghĩa trang Gò Dưa, quận Thủ Đức.
Hiển thị 41 - 50 tin trong 2256 kết quả