Thơ

Có một ngày đã đến

Có những lúc
Tôi ngỡ ngàng
Tự hỏi
Tại vì sao
Tôi lại yêu em
Khi mặt trời
Sắp lẫn vào đêm
Không gì cả
Sao lòng tôi
Lại nhớ
Chiếc lá rơi
Trong chiều nổi gió
Tôi nhặt lên
Mà chẳng để làm gì
Và chiều nào sững bước
Giữa chân đi
Lòng không hiểu
Vì sao mình đứng lại
Ngậm trên môi
Một nhành cỏ dại
Chợt hiểu rằng
Tôi đã khác tôi xưa
Trong nỗi buồn vô cớ
Lúc trời mưa
Trong mơ mộng
Khi hiên ngoài nhạt nắng
Tôi chợt biết
Có một ngày
Đã đến

Thà như ngày thơ ấu

Những điều lòng muốn nói
Sao chẳng nói được gì
Những điều không muốn nói
Lại nói mãi em nghe
Nhớ ngày xưa tuổi nhỏ
Ta suốt ngày bên nhau
Kể bao điều thầm kín
Lòng có ngại gì đâu
Bây giờ sao quá khó
Lòng anh và tình em
Chút hương thầm trong gió
Biết ngày nào bay lên
Nếu biết tình như thế
Chẳng lớn lên làm gì
Thà như ngày thơ ấu
Hai đứa cầm tay đi

***
Có một mẳt trời
Trong ngực em
Mỗi ngày
Em mỗi sớm mai lên
Lòng anh buổi ấy
Tương tư nắng
Không phải hoa quỳ
Vẫn hướng dương

***
Dưới giàn hoa thiên lý
Một mình anh đang ngồi
Không dưng em bước tới
ANh bỗng thành song đôi

***
Có một ngày
Đừng có một ngày
Bàn tay không nắm nữa bàn tay
Để hai mươi ngón
Buồn xa vắng
Cuộc sống rồi như tiếng thở dài

Sẽ có một ngày như thế không
Ôi câu hỏi lạnh đến nao lòng
Chiều nay
Phượng nở rồi em ạ
Cháy đỏ lòng anh
Bao nhớ mong

Phải chăng
Không có ngày như thế
Ở hiền
Chắc sẽ gặp lành thôi
Lòng anh
Dù rộng dài như bể
Vắng cánh buồm em
Cũng lẻ loi

***
Lặng lẽ chiều nay
Lặng lẽ mùa hè
Sân trường vắng
Và lòng tôi cũng vắng
Muốn tặng em
Một chùm phượng thắm
Tôi nhờ mùa hè
Bẻ hộ tôi

Bẻ hộ tôi
Một nỗi nhớ xa vời
Cắm xuống đất
Để mọc lên trái đắng
Chút tình tôi thầm lặng
Hát thành lời ve kêu

Gửi mùa hè
Giữ hộ chút tình yêu
Khi chia xa
Vẫn nhớ ngày gặp lại
Lúc ấy
Em có là cô gái
Đốt tôi bằng ngọn lửa
Của riêng em?

***
Một người bỏ một người đi
Một bài thơ dở dang vì
Lãng quên
Giữa trời
Sao mọc lênh đênh
Một đàn cá lội
Buồn tênh chân cầu
Một người
Đi mất từ lâu
Để người kia hát
Về đâu hỡi người
Hoa bâng khuâng
Rụng không lời
Chim bay ngơ ngác
Cuối trời hoàng hôn

***
Ai về qua chỗ người thương
Đứng giùm tôi
Trước cổng trường ngày xưa
Ướt giùm tôi
Chút trời mưa
Để nghe trên tóc
Hương vừa bay đi...

***
Lòng tôi là cây khế
Em là chim về chơi
Vàng kia em chẳng trả
Chỉ nhả hạt xuống thôi
Hạt rớt xuống thành cây
Cây cũng toàn cây khế
Từ khi em đi rồi
Vườn tôi thành lặng lẽ
Biết bao giờ trở lại
Cánh chim em ngày nào
Lòng tôi hoa khế rụng
Xuống nỗi buồn nôn nao...

***
Ừ, em hãy đi đi
Với niềm vui và nỗi hân hoan choáng ngợp trong lòng
Em hãy tìm đến bất kỳ nơi nào em thích
Đừng tìm đến anh
Đừng tìm đến anh làm gì
Dẫu trong hạnh phúc của em
Anh chẳng được dự phần
Thì anh cũng chẳng nề hà gì làm một kẻ đứng ngoài
Tham dự vào số phận của em bằng những lời chúc tụng
Hãy cứ nghĩ như em từng nghĩ
Anh có là gì đâu
Anh chỉ mong em hãy đến với anh
Khi nào em không còn bất kỳ nơi nào để đến
Khi nào đôi chân quen nhún nhẩy của em
Đã bắt đầu thất thểu
Dưới gánh nặng của khổ đau
Bấy giờ anh sẽ ở bên em
Với một ước muốn nhỏ nhoi
Được chia sớt cùng em
Một phần cơ cực

***
Mùa hè nào gặp gỡ
Mùa hè nào chia ly
Mùa hè nào hội ngộ

Tôi cầm trên tay hai mùa hè rực rỡ
Còn mùa hè cuối cùng rơi đi đâu?

Ai nhặt được mùa hè tôi đánh mất
Xin trả lại cho tôi
Xin trả lại cho tôi người yêu tôi
Dẫu chỉ là xác con ve sầu chết khô
Ấy chính là mùa hè của tôi
Ngủ quên trong nách lá
Những ngọt bùi tôi đã nếm trải
Những đắng cay tôi đã nếm trải
Những mùa hè bỏng rát sau lưng
Còn mùa hè cuối cùng tôi gặp lại
Trốn đi đâu ngoài tầm mắt tôi tìm?

***
Từ buổi xa xưa nào
Em tôi đã yêu ai
Đã vô cùng hạnh phúc và vô cùng khổ đau
Để rồi trong buổi chiều ảm đạm nào
Em tôi đã nhìn thấy tình yêu
Như vết chém

Rồi bỏ khoảng trời xanh mơ mộng
Trái tim em tôi đã trở về
Nằm ốm trong lồng ngực
Tiếng thở dài như mũi tên rung

***
Anh ôm trái tim Trương Chi
Chờ tan trong nước mắt
Đi tìm em qua những chợ búa và xóm làng
Qua những chiều tắt nắng
Dấu chân anh trong cỏ
Còn đọng đầy mưa xuân
Dẫu rằng khi anh yêu em
Em giấu anh đi yêu kẻ khác
Những người đàn ông đã không ngừng làm khổ em
Vì những điều bé mọn
Lo âu và vất vả
Anh đi tìm em
Anh đi tìm cô bé quàng khăn đỏ ngày xưa
Sợ rằng năm nay em đã lớn
Đàn sói nhiều hơn xưa
Trái tim em thì bé bỏng
Biết chiều nay em có kịp về nhà
Mà không bật khóc?
Anh biết lấy gì chở che cho em
Ngoài tình yêu lẻ loi
Cháy lặng thầm trong lòng ngực
Như bếp lửa mùa đông
Để những khi thất vọng lúc yêu ai
Em có chỗ để tạt về sưởi ấm
Anh biết lấy gì làm dịu nỗi đau trong lòng em
Ngoài những bài thơ nhỏ đầy nắng và cỏ hoa
Đêm đêm anh thức viết
Để mong xua được mùa đông
Ra khỏi trái tim em
Cùng với những âu lo và phiền muộn
Để mai đây trên con đường dài dẫu nhiều trắc trở
Em chỉ gặp toàn niềm vu
Và những chàng trai thật thà và tốt bụng
Yêu em
Chỉ cần bằng một nửa anh thôi...

Các tác phẩm khác

Xuân Diệu (1916-1985) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 24377
22/12/2014 10:39
Xuân Diệu (2 tháng 2 năm 1916 – 18 tháng 12 năm 1985) là một trong những nhà thơ lớn của Việt Nam. Ông nổi tiếng từ phong trào Thơ mới với tập Thơ thơ và Gửi hương cho gió.
Ông tên thật là Ngô Xuân Diệu, còn có bút danh là Trảo Nha, quê quán làng Trảo Nha, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh nhưng sinh tại Gò Bồi, thôn Tùng Giản, xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Cha là ông Ngô Xuân Thọ và mẹ là bà Nguyễn Thị Hiệp.
Xuân Diệu đã lập gia đình riêng một lần với Nghệ sĩ Nhân dân Bạch Diệp nhưng hai người đã ly dị và họ không có con chung[2]. Sau khi ly dị ông sống độc thân cho đến lúc mất vào năm 1985.

Phạm Huy Thông (1916-1988) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 21447
22/12/2014 10:39
Phạm Huy Thông (1916–1988) là nhà thơ, nhà giáo, và nhà khoa học xã hội Việt Nam.
Phạm Huy Thông là hậu duệ thế hệ thứ 24 của Phạm Ngũ Lão, và là thế hệ thứ 48 của thượng thủy tổ Phạm Tu. Quê gốc của Phạm Huy Thông ở làng Đào Xá, xã Bãi Sậy, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên.
Phạm Huy Thông sinh ngày 22 tháng 11 năm 1916 tại Hà Nội trong một gia đình làm nghề kinh doanh lớn, có tinh thần dân tộc [1].
Ông mất vào ngày 21 tháng 6 năm 1988 tại Hà Nội.[2]

Thâm Tâm (1917-1950) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 19347
22/12/2014 10:39
Thâm Tâm (1917–1950) là một nhà thơ và nhà viết kịch Việt Nam. Ông nổi tiếng với bài thơ Tống biệt hành, với một phong cách thơ hòa hợp giữa cổ điển và hiện đại, thể hiện hào khí rất cao.
Ông tên thật là Nguyễn Tuấn Trình, sinh ngày 12 tháng 5 năm 1917 tại thị xã Hải Dương (nay là thành phố Hải Dương), tỉnh Hải Dương.
Ông mất sau một cơn bệnh đột ngột ngày 18 tháng 8 năm 1950 trên đường đi công tác trong chiến dịch Biên giới, được đồng đội và nhân dân địa phương mai táng tại Bản Pò Noa, Xã Phi Hải, Huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng.

Hồ Dzếch (1916-1991) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 26490
22/12/2014 10:38
Hồ Dzếnh (sinh năm 1916- mất ngày 13 tháng 8 năm 1991), tên thật là Hà Triệu Anh hay Hà Anh (ghi theo giọng Quảng Đông là Hồ Dzếnh) là một nhà thơ nổi tiếng của Việt Nam.
Ông sinh năm 1916 tại làng Đông Bích huyện Quảng Xương tỉnh Thanh Hóa. Cha ông là Hà Kiến Huân, người gốc Quảng Đông sang sinh sống ở Việt Nam từ khoảng 1890, mẹ Đặng Thị Văn là người Việt, quê ở bến Ghép, huyện Quảng Xương, Thanh Hóa.
Ông mất ngày 13 tháng 8 năm 1991 tại Hà Nội do xuất huyết dạ dày và viêm thận[1].

Quang Dũng (1921-1988) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 24159
22/12/2014 10:38
Quang Dũng (tên thật là Bùi Đình Diệm; 1921–1988 (67 tuổi)) là một nhà thơ Việt Nam.
Quang Dũng tên thật Bùi Đình Diệm, sinh năm 1921 tại làng Phượng Trì, huyện Đan Phượng (nay thuộc Hà Nội).
Ông mất ngày 13 tháng 10 năm 1988 sau một thời gian dài đau ốm tại bệnh viện Thanh Nhàn, Hà Nội.

Nguyên Hồng (1918-1982) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 22605
22/12/2014 10:38
Nguyên Hồng (1918 – 1982) là nhà văn có nhiều đóng góp to lớn cho nền văn học Việt Nam hiện đại.
Tên thật của ông là Nguyễn Nguyên Hồng, sinh ngày 5 tháng 11 năm 1918 tại thành phố Nam Định[1].
Nguyên Hồng qua đời ngày 2 tháng 5 năm 1982 tại Tân Yên (Bắc Giang).

Nguyễn Bính (1918-1966) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 30628
22/12/2014 10:38
Nguyễn Bính (tên thật là Nguyễn Trọng Bính; 1918–1966) là một nhà thơ lãng mạn nổi tiếng của Việt Nam. Ông được coi như là nhà thơ của làng quê Việt Nam với những bài thơ mang sắc thái dân dã, mộc mạc.
Nguyễn Bính sinh ngày 13-2-1918, tức mồng ba Tết năm Mậu Ngọ với tên thật là Nguyễn Trọng Bính tại xóm Trạm, thôn Thiện Vịnh, xã Đồng Đội (nay là xã Cộng Hòa), huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định).[1]
Hầu như ai cũng biết rằng nhà thơ Nguyễn Bính qua đời vào một ngày giáp Tết Bính Ngọ (1966), chính xác là ngày 29 Tết (tháng chạp này không có ngày 30).

Chế Lan Viên (1920-1989) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 32051
22/12/2014 10:37
Chế Lan Viên (1920-1989) là một nhà thơ, nhà văn hiện đại nổi tiếng ở Việt Nam
Chế Lan Viên tên thật là Phan Ngọc Hoan, sinh ngày 20 tháng 10 năm 1920 tại xã Cam An, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị.
Ông mất ngày 19 tháng 6 năm 1989 (tức ngày 16 tháng 5 năm Kỷ Tỵ) tại Bệnh viện Thống Nhất, thành phố Hồ Chí Minh, thọ 69 tuổi.

Hồng Nguyên (1924-1951) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 21392
22/12/2014 10:37
Nhà thơ Hồng Nguyên tên khai sinh là Nguyễn Văn Vượng, sinh năm 1924 tại xã Đông Thọ, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
Năm 1951, Hồng Nguyên lâm trọng bệnh và mất tại quê nhà khi ông đang là Trưởng ty Thông tin Tuyên truyền tỉnh Thanh Hóa.

Nguyễn Thi (1928-1968) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 23874
22/12/2014 10:37
Nguyễn Thi là một nhà văn Việt Nam nổi tiếng trong thời kì chiến tranh Việt Nam, ông đã được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học - Nghệ thuật năm 2000.
Nguyễn Thi (1928-1968) tên khai sinh là Nguyễn Hoàng Ca (bút danh khác là Nguyễn Ngọc Tấn), quê ở xã Quần Phương Thượng (nay là xã Hải anh), huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định.
Nguyễn Thi hi sinh ở mặt trận Sài Gòn, trong cuộc Tổng tấn công Tết Mậu Thân năm 1968.

Hiển thị 281 - 290 tin trong 2418 kết quả