Thơ

Có một ngày đã đến

Có những lúc
Tôi ngỡ ngàng
Tự hỏi
Tại vì sao
Tôi lại yêu em
Khi mặt trời
Sắp lẫn vào đêm
Không gì cả
Sao lòng tôi
Lại nhớ
Chiếc lá rơi
Trong chiều nổi gió
Tôi nhặt lên
Mà chẳng để làm gì
Và chiều nào sững bước
Giữa chân đi
Lòng không hiểu
Vì sao mình đứng lại
Ngậm trên môi
Một nhành cỏ dại
Chợt hiểu rằng
Tôi đã khác tôi xưa
Trong nỗi buồn vô cớ
Lúc trời mưa
Trong mơ mộng
Khi hiên ngoài nhạt nắng
Tôi chợt biết
Có một ngày
Đã đến

Thà như ngày thơ ấu

Những điều lòng muốn nói
Sao chẳng nói được gì
Những điều không muốn nói
Lại nói mãi em nghe
Nhớ ngày xưa tuổi nhỏ
Ta suốt ngày bên nhau
Kể bao điều thầm kín
Lòng có ngại gì đâu
Bây giờ sao quá khó
Lòng anh và tình em
Chút hương thầm trong gió
Biết ngày nào bay lên
Nếu biết tình như thế
Chẳng lớn lên làm gì
Thà như ngày thơ ấu
Hai đứa cầm tay đi

***
Có một mẳt trời
Trong ngực em
Mỗi ngày
Em mỗi sớm mai lên
Lòng anh buổi ấy
Tương tư nắng
Không phải hoa quỳ
Vẫn hướng dương

***
Dưới giàn hoa thiên lý
Một mình anh đang ngồi
Không dưng em bước tới
ANh bỗng thành song đôi

***
Có một ngày
Đừng có một ngày
Bàn tay không nắm nữa bàn tay
Để hai mươi ngón
Buồn xa vắng
Cuộc sống rồi như tiếng thở dài

Sẽ có một ngày như thế không
Ôi câu hỏi lạnh đến nao lòng
Chiều nay
Phượng nở rồi em ạ
Cháy đỏ lòng anh
Bao nhớ mong

Phải chăng
Không có ngày như thế
Ở hiền
Chắc sẽ gặp lành thôi
Lòng anh
Dù rộng dài như bể
Vắng cánh buồm em
Cũng lẻ loi

***
Lặng lẽ chiều nay
Lặng lẽ mùa hè
Sân trường vắng
Và lòng tôi cũng vắng
Muốn tặng em
Một chùm phượng thắm
Tôi nhờ mùa hè
Bẻ hộ tôi

Bẻ hộ tôi
Một nỗi nhớ xa vời
Cắm xuống đất
Để mọc lên trái đắng
Chút tình tôi thầm lặng
Hát thành lời ve kêu

Gửi mùa hè
Giữ hộ chút tình yêu
Khi chia xa
Vẫn nhớ ngày gặp lại
Lúc ấy
Em có là cô gái
Đốt tôi bằng ngọn lửa
Của riêng em?

***
Một người bỏ một người đi
Một bài thơ dở dang vì
Lãng quên
Giữa trời
Sao mọc lênh đênh
Một đàn cá lội
Buồn tênh chân cầu
Một người
Đi mất từ lâu
Để người kia hát
Về đâu hỡi người
Hoa bâng khuâng
Rụng không lời
Chim bay ngơ ngác
Cuối trời hoàng hôn

***
Ai về qua chỗ người thương
Đứng giùm tôi
Trước cổng trường ngày xưa
Ướt giùm tôi
Chút trời mưa
Để nghe trên tóc
Hương vừa bay đi...

***
Lòng tôi là cây khế
Em là chim về chơi
Vàng kia em chẳng trả
Chỉ nhả hạt xuống thôi
Hạt rớt xuống thành cây
Cây cũng toàn cây khế
Từ khi em đi rồi
Vườn tôi thành lặng lẽ
Biết bao giờ trở lại
Cánh chim em ngày nào
Lòng tôi hoa khế rụng
Xuống nỗi buồn nôn nao...

***
Ừ, em hãy đi đi
Với niềm vui và nỗi hân hoan choáng ngợp trong lòng
Em hãy tìm đến bất kỳ nơi nào em thích
Đừng tìm đến anh
Đừng tìm đến anh làm gì
Dẫu trong hạnh phúc của em
Anh chẳng được dự phần
Thì anh cũng chẳng nề hà gì làm một kẻ đứng ngoài
Tham dự vào số phận của em bằng những lời chúc tụng
Hãy cứ nghĩ như em từng nghĩ
Anh có là gì đâu
Anh chỉ mong em hãy đến với anh
Khi nào em không còn bất kỳ nơi nào để đến
Khi nào đôi chân quen nhún nhẩy của em
Đã bắt đầu thất thểu
Dưới gánh nặng của khổ đau
Bấy giờ anh sẽ ở bên em
Với một ước muốn nhỏ nhoi
Được chia sớt cùng em
Một phần cơ cực

***
Mùa hè nào gặp gỡ
Mùa hè nào chia ly
Mùa hè nào hội ngộ

Tôi cầm trên tay hai mùa hè rực rỡ
Còn mùa hè cuối cùng rơi đi đâu?

Ai nhặt được mùa hè tôi đánh mất
Xin trả lại cho tôi
Xin trả lại cho tôi người yêu tôi
Dẫu chỉ là xác con ve sầu chết khô
Ấy chính là mùa hè của tôi
Ngủ quên trong nách lá
Những ngọt bùi tôi đã nếm trải
Những đắng cay tôi đã nếm trải
Những mùa hè bỏng rát sau lưng
Còn mùa hè cuối cùng tôi gặp lại
Trốn đi đâu ngoài tầm mắt tôi tìm?

***
Từ buổi xa xưa nào
Em tôi đã yêu ai
Đã vô cùng hạnh phúc và vô cùng khổ đau
Để rồi trong buổi chiều ảm đạm nào
Em tôi đã nhìn thấy tình yêu
Như vết chém

Rồi bỏ khoảng trời xanh mơ mộng
Trái tim em tôi đã trở về
Nằm ốm trong lồng ngực
Tiếng thở dài như mũi tên rung

***
Anh ôm trái tim Trương Chi
Chờ tan trong nước mắt
Đi tìm em qua những chợ búa và xóm làng
Qua những chiều tắt nắng
Dấu chân anh trong cỏ
Còn đọng đầy mưa xuân
Dẫu rằng khi anh yêu em
Em giấu anh đi yêu kẻ khác
Những người đàn ông đã không ngừng làm khổ em
Vì những điều bé mọn
Lo âu và vất vả
Anh đi tìm em
Anh đi tìm cô bé quàng khăn đỏ ngày xưa
Sợ rằng năm nay em đã lớn
Đàn sói nhiều hơn xưa
Trái tim em thì bé bỏng
Biết chiều nay em có kịp về nhà
Mà không bật khóc?
Anh biết lấy gì chở che cho em
Ngoài tình yêu lẻ loi
Cháy lặng thầm trong lòng ngực
Như bếp lửa mùa đông
Để những khi thất vọng lúc yêu ai
Em có chỗ để tạt về sưởi ấm
Anh biết lấy gì làm dịu nỗi đau trong lòng em
Ngoài những bài thơ nhỏ đầy nắng và cỏ hoa
Đêm đêm anh thức viết
Để mong xua được mùa đông
Ra khỏi trái tim em
Cùng với những âu lo và phiền muộn
Để mai đây trên con đường dài dẫu nhiều trắc trở
Em chỉ gặp toàn niềm vu
Và những chàng trai thật thà và tốt bụng
Yêu em
Chỉ cần bằng một nửa anh thôi...

Các tác phẩm khác

Hữu Loan (1916 -2010) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 22819
07/01/2015 17:38
Hữu Loan (2 tháng 4 năm 1916 - 18 tháng 3 năm 2010) là một nhà thơ Việt Nam, đồng niên với nhà thơ Xuân Diệu. Quê ông tại xã Nga Lĩnh, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
Hữu Loan tên thật là Nguyễn Hữu Loan; Bút danh: Hữu Loan [2]; sinh ngày 2 tháng 4 năm 1916 (theo lý lịch, còn có thông tin ông sinh năm 1914)[3] tại quê ở làng Vân Hoàn, xã Nga Lĩnh, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
Ông từ trần vào lúc 19h00 ngày 18 tháng 3 năm 2010 tại quê nhà, hưởng thọ 95 tuổi (tuổi mụ hay còn gọi là tuổi âm).

Trần Tuấn Khải (1895 –1983) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 21878
07/01/2015 17:31
Trần Tuấn Khải (4 tháng 11 năm 1895 – 7 tháng 3 năm 1983) là một nhà thơ Việt Nam, nổi danh từ thời tiền chiến. Các bút danh của ông là: Á Nam (thường dùng), Đông Minh, Đông Á Thị, Tiểu Hoa Nhân, Lâm Tuyền Khách, Giang Hồ Khách, Lôi Hoàng Cư Sĩ.
Trần Tuấn Khải người làng Quan Xán, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định.
Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, ông giữ chức cố vấn Hội Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh từ 1975 cho đến khi mất vì bệnh già tại cư xá Trần Quốc Toản (cư xá Liautey của Pháp), hưởng thọ 88 tuổi (1983).

Tô Thức tên gọi Tô Đông Pha (1037-1101) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 22809
07/01/2015 17:25
Tô Thức (Chữ Hán: 苏轼, 8/1/1037–24/8/1101), tự Tử Chiêm, một tự khác là Hòa Trọng, hiệu Đông Pha cư sĩ nên còn gọi là Tô Đông Pha, là nhà văn, nhà thơ nổi tiếng Trung Quốc thời Tống. Ông được mệnh danh là một trong Bát đại gia Đường Tống.
Ông sinh ra tại Mi Sơn, Mi Châu, nay là địa cấp thị Mi Sơn, tỉnh Tứ Xuyên. Ông nội Đông Pha tên là Tô Tự, cha ông là Tô Tuân (蘇洵, tự là Minh Doãn, 1009-1066), mẹ ông họ Trình (?-1057) và em trai là Tô Triệt (蘇轍, tự là Tử Do, 1039-1112). Ba cha con ông đều là những nhà thơ có tiếng.

Thanh Tùng (1935 - ...) - Tiểu sử và sự nghiệp Lượt xem: 23563
07/01/2015 17:14
Thanh Tùng (sinh ngày 7 tháng 11 năm 1935-), tên thật là Doãn Tùng (con cụ Doãn An), sinh tại Mỹ Lộc, Nam Định, nhưng trưởng thành tại thành phố Hải Phòng. Các bài thơ nổi tiếng của ông đều viết về thành phố Hoa phượng đỏ.
Là nhà thơ Việt Nam, tác giả của bài thơ Thời hoa đỏ đã được nhạc sĩ Nguyễn Đình Bảng phổ nhạc thành bài hát nổi tiếng cùng tên.

Tạ Tỵ (1921-2004) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 23438
07/01/2015 17:08
Tạ Tỵ (1921 - 2004), tên thật là Tạ Văn Tỵ; là một họa sĩ và còn là một nhà thơ, nhà văn Việt Nam.
Ông sinh ngày 3 tháng 5 năm 1921 (tức ngày 26 tháng 3 năm Tân Dậu) tại Hà Nội. Nhưng trong giấy khai sinh của ông lại ghi là ngày 24 tháng 9 năm 1922, vì khai muộn mất một năm.
Vào 10 giờ sáng 24 tháng 8 năm 2004 (mùng 9 tháng 7 năm Giáp Thân), Tạ Tỵ đã từ trần tại nhà riêng số 18/8 đường Phan Văn Trị, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh, sau một cơn bệnh kéo dài do tuổi già, hưởng thọ 83 tuổi.

Quách Tấn (1910-1992) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 23889
07/01/2015 17:00
Quách Tấn (1910-1992), tự là Đăng Đạo, hiệu Trường Xuyên, các tiểu hiệu là Định Phong, Cổ Bàn Nhân, Thi Nại Thị, Lão giữ vườn; là một nhà thơ Việt Nam. Ông cùng với Hàn Mặc Tử, Yến Lan, Chế Lan Viên được người đương thời ở Bình Định gọi là Bàn thành tứ hữu, nghĩa là Bốn người bạn ở thành Đồ Bàn.
Ông sinh ngày 23 tháng 11 năm Kỷ Dậu (tức ngày 4 tháng 1 năm 1910, nhưng giấy khai sinh thì ghi là ngày 1 tháng 1 năm 1910) tại thôn Trường Định, huyện Bình Khê (nay là xã Bình Hòa, huyện Tây Sơn) tỉnh Bình Định.
1987, ông lâm cảnh mù lòa rồi mất ngày 21 tháng 12 năm 1992 tại Nha Trang, hưởng thọ 82 tuổi.

Phùng Khắc Khoan (1528-1613) - Tiểu sử và sự nghiệp Lượt xem: 28426
07/01/2015 16:54
Phùng Khắc Khoan (chữ Hán: 馮克寬;1528-1613), tự: Hoằng Phu, hiệu: Nghị Trai, Mai Nham Tử, tục gọi là Trạng Bùng (mặc dù chỉ đỗ Nhị giáp tiến sĩ, tức Hoàng giáp); là quan nhà Lê trung hưng và là nhà thơ Việt Nam.
Phùng Khắc Khoan sinh năm 1528 tại làng Bùng, xã Phùng Xá, huyện Thạch Thất, tinh Hà Tây (nay thuộc thành phố Hà Nội). Tương truyền, ông là em cùng mẹ khác cha với Trạng nguyên Nguyễn Bỉnh Khiêm [1].
Phùng Khắc Khoan mất năm Quý Sửu (1613), thọ 85 tuổi, được truy tặng chức Thái phó.

Phan Khôi (1887-1959) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 19481
07/01/2015 16:47
Phan Khôi (潘魁, 1887-1959) là một học giả tên tuổi, một nhà thơ, nhà văn, về sau đứng trong trong nhóm Nhân Văn - Giai Phẩm, cháu ngoại của Tổng đốc Hà Nội Hoàng Diệu, đỗ Tú tài chữ Hán năm 19 tuổi nhưng lại mở đầu và cổ vũ cho phong trào Thơ mới.
Phan Khôi sinh ngày 6 tháng 10 năm 1887 tại làng Bảo An, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, là con của Phó bảng Phan Trân (tri phủ Điện Khánh) và bà Hoàng Thị Lệ (con gái Tổng đốc Hà Nội Hoàng Diệu).
Cuối năm 1954 hòa bình lập lại, Phan Khôi về Hà Nội cùng với các văn nghệ sĩ khác. Trong thời gian 1956-1957, là một trong những người thành lập tờ Nhân Văn và có các bài phê phán giới lãnh đạo văn nghệ lúc bấy giờ, ông bị cấm sáng tác cho đến khi qua đời năm 1959 tại Hà Nội.

Phan Châu Trinh (1872–1926) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 23470
07/01/2015 16:39
Phan Châu Trinh (chữ Hán: 潘周楨; còn được gọi Phan Chu Trinh; 1872–1926), hiệu là Tây Hồ, Hy Mã, tự là Tử Cán. Ông là nhà thơ, nhà văn, và là chí sĩ thời cận đại trong lịch sử Việt Nam.
Phan Châu Trinh sinh ngày 9 tháng 9 năm 1872[1], người làng Tây Lộc, huyện Tiên Phước, phủ Tam Kỳ (nay thuộc xã Tam Lộc, huyện Phú Ninh), tỉnh Quảng Nam, hiệu là Tây Hồ Hy Mã, tự là Tử Cán.
Đang lúc Phan Châu Trinh nằm trên giường bệnh, thì hay tin ông Ninh vừa bị mật thám Pháp đến vây bắt tại nhà vào lúc 11 giờ 30 trưa ngày 24 tháng 3 năm 1926. Ngay đêm hôm đó, lúc 21 giờ 30, ông qua đời tại khách sạn Chiêu Nam Lầu và được đem quàn tại Bá Huê lầu, số 54 đường Pellerin, Sài Gòn[12].

Phan Bội Châu (1867–1940) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 26222
07/01/2015 15:01
Phan Bội Châu (1867–1940) là một danh sĩ và là nhà cách mạng Việt Nam, hoạt động trong thời kỳ Pháp thuộc.
Phan Bội Châu vốn tên là Phan Văn San.[1] Vì San trùng với tên húy vua Duy Tân (Vĩnh San) nên phải đổi thành Phan Bội Châu.[2]Ông có hiệu là Hải Thụ, về sau đổi là Sào Nam.
Phan Bội Châu sinh ngày 26 tháng 12 năm 1867 tại làng Đan Nhiễm, xã Nam Hòa, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
Phan Bội Châu mất ngày 29 tháng 12 năm 1940 tại Huế.

Hiển thị 191 - 200 tin trong 2418 kết quả