nguồn : http://vi.wikipedia.org
Thanh Tùng (sinh ngày 7 tháng 11 năm 1935-), tên thật là Doãn Tùng (con cụ Doãn An), sinh tại Mỹ Lộc, Nam Định, nhưng trưởng thành tại thành phố Hải Phòng. Các bài thơ nổi tiếng của ông đều viết về thành phố Hoa phượng đỏ.
Là nhà thơ Việt Nam, tác giả của bài thơ Thời hoa đỏ đã được nhạc sĩ Nguyễn Đình Bảng phổ nhạc thành bài hát nổi tiếng cùng tên.
Thanh Tùng làm nghề khuân vác trên bến cảng Hải Phòng, sau đó chuyển sang làm công nhân đóng tàu. Có thời gian dài ông làm nghề áp tải.[1]. Thời kỳ bài thơ "Thời hoa đỏ" được phổ nhạc, ông hành nghề bán sách trên vỉa hè sau khi thôi làm công nhân đóng tàu.
Trong nhiều năm sáng tác thơ, Thanh Tùng chưa tạo ra các "sự kiện to lớn" để báo chí viết về ông nhiều như là "người của công chúng". Tuy nhiên, ông có những bài thơ được phổ nhạc trở nên rất nổi tiếng là Thời hoa đỏ (nhạc Nguyễn Đình Bảng), Hà Nội ngày trở về (nhạc Phú Quang)... Sở dĩ Doãn Tùng lấy bút danh Thanh Tùng vì ông thương người em ruột tên là Thanh mắc bệnh tâm thần nên đem tên em vào trước tên mình.[1]
Năm 1997, ông được cử làm đại diện của Việt Nam sang Hy Lạp đọc thơ với đại biểu các nước. Năm 2001, Thanh Tùng mới xuất bản tập thơ đầu tiên cho riêng mình mang tên Thời hoa đỏ (NXB Văn học) được Hội Nhà văn Việt Nam trao giải thưởng năm 2002[cần dẫn nguồn]. Ngoài bài thơ Hà Nội ngày trở về, Phú Quang còn chọn 2 bài thơ khác của ông là Người về và Mùa thu giấu em để phổ nhạc.[1]
Thanh Tùng từng trải qua hai cuộc hôn nhân. Cuộc hôn nhân lần đầu của ông đã tan vỡ. Cuộc tình này được mô tả là hai người "đến với nhau bắt đầu và kết thúc cũng vì thơ". Người vợ đầu của Thanh Tùng (tên Thanh Nhàn) ở Hải Phòng nổi tiếng có nhan sắc, sau đó đã chia tay ông đi lấy người khác ở Quảng Ninh[cần dẫn nguồn]. Tuy chia tay nhau nhưng Thanh Tùng vẫn yêu thương người vợ này.[2]
Năm 1973, nghe tin người vợ cũ qua đời vì bệnh tim, ông tức tốc xuống Quảng Ninh nơi bà đã sống trong những tháng ngày xa ông để tiễn đưa nhau lần cuối. Và bài thơ Thời hoa đỏ đã ra đời trong hoàn cảnh này. Nhân vật nữ trong bài thơ chính là người vợ đầu trong mối tình tan vỡ của ông[2]
Năm 1995, theo sự mai mối của vợ chồng nhà thơ Hoàng Hưng, Thanh Tùng vào Nam lập gia đình mới khi đã 60 tuổi. Người vợ thứ 2 của ông là thanh niên xung phong thời chống Mỹ, cũng là một độc giả yêu mến thơ của ông.[1][2] Sau khi vào nam, ông đã sáng tác trường ca Phương Nam.
Nhạc sĩ Phú Quang có nhận xét về thơ của Thanh Tùng:
Không có bước đường cùng
Lượt xem: 23211
20/12/2014 16:18
Nguyễn Công Hoan (1903-1977)
Vừa bổ xuống miệt biển
trát lại đẩy lên ngàn
cây bút chấm bài phê điểm
nhà giáo buộc lòng làm nhà văn.
Chúa sơn lâm lãng mạn
Lượt xem: 24598
20/12/2014 16:17
Thế Lữ (1907-1980)
Chúa sơn lâm gậm tiếng gầm
quẩn quanh trong cũi âm thầm: Thế gian
thép thời gian bóng thêm chăng
hay xem nước thép hàm răng có ngời?
Tìm vàng thi nhân
Lượt xem: 17529
20/12/2014 16:07
Hoài Thanh (1909-1982)
Mùa chuyển vụ
Mỗi thi nhân, một thế giới gieo trồng
một bí ẩn vũ trụ
Bao giờ lại gió đầu mùa
Lượt xem: 18068
20/12/2014 16:07
Vang bóng (1910-1942)
Trăm đường phố chọc trời cao thẳm mây
dễ quên sao cô hàng xén to tần
Hoàng lan một thoáng, trăng còn ngát
Sợi tóc nào nào neo giữ tháng năm ?
Vang bóng
Lượt xem: 29167
20/12/2014 16:05
Nguyễn Tuân (1910-1987)
Tôi vẩn vơ lo một ngày sẽ đến
tự động hóa cao rồi, cốm ngọc có còn thơm?
Giò có lụa nữa không? Phở còn riêng hương vị?
Bỗng yên lòng: trên giá sách có ông.
Xuôi dòng nước ngược
Lượt xem: 19777
20/12/2014 16:04
Tú Mỡ (1910-1976)
Thăm cụ, tôi xuôi dòng nước ngược
trang thơ còn đợi, bút còn mong
Cụ đang trụ chốt đèn xanh đỏ
thổi phạt ai kia lái ngược dòng.
Mùa tựu trường lại nhớ
Lượt xem: 17694
20/12/2014 16:03
Thanh Tịnh (1911-1988)
Nhớ lá thu rơi, nhớ tựu trường
nhớ hoài quê mẹ mãi sông Hương
một bức tình thư chưa gửi được
bạc đầu chưa trả nợ văn chương.
Hai lá phổi giông tố
Lượt xem: 18737
20/12/2014 16:03
Vũ Trọng Phụng (1912-1939)
Hàng tỷ vi trùng "cốc"
tấn công hai lá phổi gầy
trận tuyến này
chưa thể gọi là giông tố !
Người đến hội Long Trì
Lượt xem: 20438
20/12/2014 16:02
Nguyễn Huy Tưởng (1912-1960)
Đêm hội Long Trì chưa kịp vui
Quỳnh Hoa chưa kịp gặp văn tài
hồ rượu đã thành hồ huyết lệ
âm - dương, họa - phúc bẫy giăng cài.
Thơ bên nhà mồ
Lượt xem: 18520
20/12/2014 16:01
Hàn Mạc Tử (1912-1940)
Từng phút - anh đến gần cửa huyệt
từng phút - anh tan vào cõi thiêng.
Hiển thị 411 - 420 tin trong 2224 kết quả