nguồn : http://vi.wikipedia.org
Thanh Tịnh (1911-1988), tên thật là Trần Văn Ninh (6 tuổi được đổi là Trần Thanh Tịnh), là một nhà thơ Việt Nam thời tiền chiến. Các bút danh khác của ông là: Thinh Không, Pathé (trước 1945), Thanh Thanh, Trinh Thuần (sau 1945).
Ông sinh ngày 12 tháng 12 năm 1911[1] tại xóm Gia Lạc,ven sông Hương, ngoại ô Huế.
Thuở nhỏ, ông theo học chữ Hán đến năm 11 tuổi, thì theo học chữ Quốc ngữ tại trường tiểu học (trường Đông Ba) và trung học (trường Pellerin của giáo hội Thiên Chúa giáo) ở Huế.
Đỗ bằng Thành chung, năm 1933, ông đi làm ở các sở tư rồi sau đó làm nghề dạy học. Thời gian này, ông bắt đầu viết văn, làm thơ và cộng tác với các báo Phong hóa, Ngày nay, Hà Nội báo, Tiểu thuyết thứ Năm, Thanh Nghị, Tinh Hoa...Sáng tác đầu tay của ông là truyện "Cha làm trâu, con làm ngựa" đăng trên Thần kinh tạp chí (1934).
Năm 1936, Thanh Tịnh cho xuất bản tập thơ Hận chiến trường.
Năm 1941, ông và hai bài thơ của ông ("Mòn mỏi" và "Tơ trời với tơ lòng") được Hoài Thanh- Hoài Chân giới thiệu trong quyển Thi nhân Việt Nam (1942).
Sau Cách mạng tháng Tám (1945), Thanh Tịnh làm Tổng thư ký Hội Văn hóa cứu quốc Trung Bộ.
Năm 1948, ông gia nhập bộ đội. Sau đó, ông tham gia phụ trách đoàn kịch Chiến Thắng của Bộ Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam.
Năm 1945, ông tham gia phụ trách rồi làm Chủ nhiệm tạp chí Văn nghệ quân đội. Về sau, ông thôi làm lãnh đạo, để chuyên sáng tác.
Năm 1957, ông tham gia thành lập Hội Nhà văn Việt Nam (1957), và trở thành Ủy viên Ban chấp hành Hội khóa I, II.
Ngoài ra, ông còn là Ủy viên Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, và mang cấp bậc Đại tá Quân đội Nhân dân Việt Nam trước khi nghỉ hưu.
Thanh Tịnh mất ngày 17 tháng 7 năm 1988 tại Hà Nội. Hiện phần mộ ông đặt tại núi Thiên Thai phía Tây thành phố Huế.
Tác phẩm của Thanh Tịnh đã xuất bản:
Nhà thơ Thanh Tịnh đã được tặng thưởng:
Ngoài ra, ông còn là người chiếm giải nhất (bài Lời cuối cùng) đồng hạng với nhà thơ Phạm Đình Bách trong cuộc thi thơ tháng Hai do báo Hà Nội báo tổ chức năm 1936[2].
Khi đi học, Thanh Tịnh đã ham thích văn chương. Hai nhà văn Pháp là Alphonse Daudetiega Malebi và Guy de Maupassantalieniment có ảnh hưởng không nhỏ đến văn phong của Thanh Tịnh sau này. Tuy nhiên, ông không thành công trong lĩnh vực viết truyện dài (Xuân và sinh, 1944), nhưng được người đọc yêu mến qua thơ và truyện ngắn. Trước 1945, thơ ông mang phong cách lãng mạn đậm nét. Trong những bài tiêu biểu như Tơ trời với tơ lòng, Vì đàn câm tiếng, Muôn bến, Rồi một hôm...đều mượt mà, tinh tế, hàm súc nhưng hơi buồn và in rõ dấu ấn bâng khuâng, thơ mộng của truyền thống văn hóa, tinh thần xứ Huế. Trong các tập truyện ngắn Quê mẹ (1941), Chị và em (1942), Ngậm ngải tìm trầm (1943) đều có nhiều truyện đẹp, trong sáng và gợi cảm.
Sau 1945, trong kháng chiến, Thanh Tịnh đã khai sinh ra hình thức độc tấu. Nó thường là một bài văn ngắn, có tính chất tự sự, hoặc là đề cập đến những vấn đề thời sự và xã hội. Ngôn ngữ của tấu thường giản dị pha chút dí dỏm. Cách diễn đạt thường là nói, ngâm hay hát hò chỉ là phụ... Thơ trữ tình của Thanh Tinh từ 1945 trở về sau, nhìn chung không nổi bật. Ông viết thiếu lắng đọng, thiếu tinh tế, trừ một số bài viết theo phong cách lãng mạn mà ông đã thành công trước đây...[3]
Lang thang
Lượt xem: 6501
15/08/2013 21:36
Lãng tử ơi! mi là tiên hành khất,
May không chết lạnh trước lầu mỹ nhân.
Ta đi tìm mộng tầm xuân,
Gặp vua nhà Nguyễn bay trên mây.
Khói hương tan
Lượt xem: 4948
15/08/2013 21:34
Tối hôm nay muôn sao bay nhấp nhánh
Sông Mê Hà đưa đẩy sóng triền miên
Thuyền anh buông lửng lơ trong hiu quạnh
Tới em chưa, đã tới bến lòng em
Hãy nhập hồn em
Lượt xem: 10854
15/08/2013 21:32
Đừng nhắc nhở tên anh ngoài lỗ miệng
Vì gió hương nghe được rỉ thầm hoa
- Lộ mất rồi tâm sự của đôi ta
Chưa hề nói cho một ai nghe biết
Chùa hoang
Lượt xem: 6780
15/08/2013 21:31
Mái sụp, tường siêu, khách ngẩn ngơ,
Hỏi thaVắng sư, bụt đã toan hồi tục;
Lạnh khói hương cây sắp thoát chùa.
Hoành cổ nhện giaBình phong rêu bám đứng chơ vợ
Chơi lên trăng
Lượt xem: 5509
15/08/2013 21:29
Tôi đi trong ánh sương mờ
Tìm con trăng lạc ngoài bờ bên kia
Xứ yêu bát ngát, tôi lìa
Dò xem ý tứ ban khuya, tôi liều
Cao hứng
Lượt xem: 7535
15/08/2013 21:28
Tôi làm trăng cổ độ,
Lượng trời rộng bao la.
Tôi làm Tô Đông Pha
Đàn tương tư lạc điệu.
Bút thần khai
Lượt xem: 9031
15/08/2013 21:27
Ngọn bút thần khai phước lộc nhà
Sáng như gươm báu, lạnh như ma
Mực lùa khí vị vô hồn chữ,
Văn bút hào quang ở miệng ta.
Biển hồn ta
Lượt xem: 7685
15/08/2013 21:25
Máu tim ta tuôn ra làm bể cả
Mà sóng lòng rồn rập như mây trôi
Sóng lòng ta tràn lan ngoài xứ lạ
Dâng cao lên, cao tột tới trên trời.
Bắt chước
Lượt xem: 8553
15/08/2013 21:24
Để cho hoa gió thì thào
Để cho mây nước nôn nao
Quên câu thương nhớ rồi sao
Em ơi thế nghĩa là sao
Ave Maria
Lượt xem: 8104
15/08/2013 21:23
Như song lộc triều nguyên: ơn phước cả,
Dâng cao dâng thần-nhạc sáng hơn trăng.
Thơm-tho bay cho đến cõi Thiênđdàng
Huyềnđiệu biến thành muôn kinh trọng-thể.
Hiển thị 2051 - 2060 tin trong 2148 kết quả