Thơ

nguồn : http://vi.wikipedia.org

Thanh Tịnh (1911-1988), tên thật là Trần Văn Ninh (6 tuổi được đổi là Trần Thanh Tịnh), là một nhà thơ Việt Nam thời tiền chiến. Các bút danh khác của ông là: Thinh Không, Pathé (trước 1945), Thanh Thanh, Trinh Thuần (sau 1945).

Thân thế và sự nghiệp

Ông sinh ngày 12 tháng 12 năm 1911[1] tại xóm Gia Lạc,ven sông Hương, ngoại ô Huế.

Thuở nhỏ, ông theo học chữ Hán đến năm 11 tuổi, thì theo học chữ Quốc ngữ tại trường tiểu học (trường Đông Ba) và trung học (trường Pellerin của giáo hội Thiên Chúa giáo) ở Huế.

Đỗ bằng Thành chung, năm 1933, ông đi làm ở các sở tư rồi sau đó làm nghề dạy học. Thời gian này, ông bắt đầu viết văn, làm thơ và cộng tác với các báo Phong hóa, Ngày nay, Hà Nội báo, Tiểu thuyết thứ Năm, Thanh Nghị, Tinh Hoa...Sáng tác đầu tay của ông là truyện "Cha làm trâu, con làm ngựa" đăng trên Thần kinh tạp chí (1934).

Năm 1936, Thanh Tịnh cho xuất bản tập thơ Hận chiến trường.

Năm 1941, ông và hai bài thơ của ông ("Mòn mỏi" và "Tơ trời với tơ lòng") được Hoài Thanh- Hoài Chân giới thiệu trong quyển Thi nhân Việt Nam (1942).

Sau Cách mạng tháng Tám (1945), Thanh Tịnh làm Tổng thư ký Hội Văn hóa cứu quốc Trung Bộ.

Năm 1948, ông gia nhập bộ đội. Sau đó, ông tham gia phụ trách đoàn kịch Chiến Thắng của Bộ Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam.

Năm 1945, ông tham gia phụ trách rồi làm Chủ nhiệm tạp chí Văn nghệ quân đội. Về sau, ông thôi làm lãnh đạo, để chuyên sáng tác.

Năm 1957, ông tham gia thành lập Hội Nhà văn Việt Nam (1957), và trở thành Ủy viên Ban chấp hành Hội khóa I, II.

Ngoài ra, ông còn là Ủy viên Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, và mang cấp bậc Đại tá Quân đội Nhân dân Việt Nam trước khi nghỉ hưu.

Thanh Tịnh mất ngày 17 tháng 7 năm 1988 tại Hà Nội. Hiện phần mộ ông đặt tại núi Thiên Thai phía Tây thành phố Huế.

Tác phẩm

Tác phẩm của Thanh Tịnh đã xuất bản:

Trước 1945

  • Hận chiến trường (thơ, 1937)
  • Quê mẹ (truyện ngắn, 1941)
  • Chị và em (truyện ngắn, 1942)
  • Ngậm ngải tìm trầm (truyện ngắn, 1943)

Sau 1945

  • Sức mồ hôi (thơ và ca dao, 1954)
  • Những giọt nước biển (tập truyện ngắn, 1956)
  • Đi từ giữa mùa sen (truyện thơ, 1973)
  • Thơ ca (thơ, 1980)
  • Thanh Tịnh đời và văn (1996).

Tặng thưởng

Nhà thơ Thanh Tịnh đã được tặng thưởng:

  • Giải thưởng Hội Văn nghệ Việt Nam (1951-1952) cho những bài độc tấu xuất sắc.
  • Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật 2007.

Ngoài ra, ông còn là người chiếm giải nhất (bài Lời cuối cùng) đồng hạng với nhà thơ Phạm Đình Bách trong cuộc thi thơ tháng Hai do báo Hà Nội báo tổ chức năm 1936[2].

Nhận xét

Khi đi học, Thanh Tịnh đã ham thích văn chương. Hai nhà văn PhápAlphonse Daudetiega MalebiGuy de Maupassantalieniment có ảnh hưởng không nhỏ đến văn phong của Thanh Tịnh sau này. Tuy nhiên, ông không thành công trong lĩnh vực viết truyện dài (Xuân và sinh, 1944), nhưng được người đọc yêu mến qua thơ và truyện ngắn. Trước 1945, thơ ông mang phong cách lãng mạn đậm nét. Trong những bài tiêu biểu như Tơ trời với tơ lòng, Vì đàn câm tiếng, Muôn bến, Rồi một hôm...đều mượt mà, tinh tế, hàm súc nhưng hơi buồn và in rõ dấu ấn bâng khuâng, thơ mộng của truyền thống văn hóa, tinh thần xứ Huế. Trong các tập truyện ngắn Quê mẹ (1941), Chị và em (1942), Ngậm ngải tìm trầm (1943) đều có nhiều truyện đẹp, trong sáng và gợi cảm.

Sau 1945, trong kháng chiến, Thanh Tịnh đã khai sinh ra hình thức độc tấu. Nó thường là một bài văn ngắn, có tính chất tự sự, hoặc là đề cập đến những vấn đề thời sự và xã hội. Ngôn ngữ của tấu thường giản dị pha chút dí dỏm. Cách diễn đạt thường là nói, ngâm hay hát hò chỉ là phụ... Thơ trữ tình của Thanh Tinh từ 1945 trở về sau, nhìn chung không nổi bật. Ông viết thiếu lắng đọng, thiếu tinh tế, trừ một số bài viết theo phong cách lãng mạn mà ông đã thành công trước đây...[3]

chú thích

Các tác phẩm khác

64. Buồn quê Lượt xem: 30911
17/12/2014 16:37
Thân tặng Nguyên Trần

Bóng tối vây quanh những nỗi buồn
Ngoài hiên trăng cũng bỏ đi luôn
Xa xôi tiếng vạc sầu oan trái
Sao tỏ sao mờ nhắc lệ tuôn

63. Dã tràng Lượt xem: 21123
17/12/2014 16:25
Ngày tàn suối cạn lòng khô
Phơi đuôi tép bạc vun mồ râu tôm
Treo buồn giày cỏ mũ rơm
Đào hang tìm nước vo cơm rửa vàng

62. Hương chờ gió Lượt xem: 14821
17/12/2014 16:24
Còn chút nắng thu, chút bụi hồng
Nổi trôi vào tận cõi hư không
Vườn hoa tình ái hương chờ gió
Để gửi cho nhau chút chuyện lòng

60. Giọt buồn Lượt xem: 31564
17/12/2014 16:23
Mưa đã tan rồi gió cũng tan
Em như ngõ trúc lá dạo đàn
Ta như nắng lạnh vườn thu sớm
Lòng vẫn mây đưa bóng lỡ làng!

Con về tìm lại cây hoa sứ Lượt xem: 14231
17/12/2014 16:22
Con muốn về thăm những luống cày
Mồ hôi Ba ướt đẫm những ngày
Theo Ba lội ruộng mò cua ốc
Lúa mới vàng thơm cánh én bay !

Gió thoảng hương đưa Lượt xem: 14643
17/12/2014 16:21
Đi em hồng núi trắng sông
Xanh mây gội tóc nắng bồng gót sen
Mắt xa lạ chân thân quen
Đã bao nhiêu kiếp anh khen chân nầy?

58. Trong giọt sương Lượt xem: 15851
17/12/2014 16:20
Muốn khóc mà sao lệ cạn khô
Hàng cây xa lạ lá ngẩn ngơ
Chim không về nối mùa thương nhớ
Lủi thủi đi tìm lại tuổi thơ

57. Đã rừng đã mây Lượt xem: 18860
17/12/2014 16:19
Gửi người một chút hương xưa
Nắng đi bỏ lại thương trưa nhớ chiều
Cành nghiêng bóng xế quạnh hiu
Tre già măng trẻ ít nhiều ngẩn ngơ

54. Chẳng còn chi Lượt xem: 16940
17/12/2014 16:19
Thân tặng Trần Kiêu Bạc

Mẹ đã đi rồi Ba cũng đi
Trăm năm đất lạ chẳng còn chi
Con đau con khóc không ai biết
Mưa cũng chia buồn ngập lối đi!

52. Không đành Lượt xem: 25081
17/12/2014 16:17
Nhắc nhở làm chi thuở thiên đường
Trọn đời không giữ được mùi hương
Gió đùa áo ngủ... buồn son phấn
Trăng rụng hững hờ vai nhớ thương!

Hiển thị 1271 - 1280 tin trong 2148 kết quả