nguồn : http://vi.wikipedia.org
Thanh Tịnh (1911-1988), tên thật là Trần Văn Ninh (6 tuổi được đổi là Trần Thanh Tịnh), là một nhà thơ Việt Nam thời tiền chiến. Các bút danh khác của ông là: Thinh Không, Pathé (trước 1945), Thanh Thanh, Trinh Thuần (sau 1945).
Ông sinh ngày 12 tháng 12 năm 1911[1] tại xóm Gia Lạc,ven sông Hương, ngoại ô Huế.
Thuở nhỏ, ông theo học chữ Hán đến năm 11 tuổi, thì theo học chữ Quốc ngữ tại trường tiểu học (trường Đông Ba) và trung học (trường Pellerin của giáo hội Thiên Chúa giáo) ở Huế.
Đỗ bằng Thành chung, năm 1933, ông đi làm ở các sở tư rồi sau đó làm nghề dạy học. Thời gian này, ông bắt đầu viết văn, làm thơ và cộng tác với các báo Phong hóa, Ngày nay, Hà Nội báo, Tiểu thuyết thứ Năm, Thanh Nghị, Tinh Hoa...Sáng tác đầu tay của ông là truyện "Cha làm trâu, con làm ngựa" đăng trên Thần kinh tạp chí (1934).
Năm 1936, Thanh Tịnh cho xuất bản tập thơ Hận chiến trường.
Năm 1941, ông và hai bài thơ của ông ("Mòn mỏi" và "Tơ trời với tơ lòng") được Hoài Thanh- Hoài Chân giới thiệu trong quyển Thi nhân Việt Nam (1942).
Sau Cách mạng tháng Tám (1945), Thanh Tịnh làm Tổng thư ký Hội Văn hóa cứu quốc Trung Bộ.
Năm 1948, ông gia nhập bộ đội. Sau đó, ông tham gia phụ trách đoàn kịch Chiến Thắng của Bộ Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam.
Năm 1945, ông tham gia phụ trách rồi làm Chủ nhiệm tạp chí Văn nghệ quân đội. Về sau, ông thôi làm lãnh đạo, để chuyên sáng tác.
Năm 1957, ông tham gia thành lập Hội Nhà văn Việt Nam (1957), và trở thành Ủy viên Ban chấp hành Hội khóa I, II.
Ngoài ra, ông còn là Ủy viên Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, và mang cấp bậc Đại tá Quân đội Nhân dân Việt Nam trước khi nghỉ hưu.
Thanh Tịnh mất ngày 17 tháng 7 năm 1988 tại Hà Nội. Hiện phần mộ ông đặt tại núi Thiên Thai phía Tây thành phố Huế.
Tác phẩm của Thanh Tịnh đã xuất bản:
Nhà thơ Thanh Tịnh đã được tặng thưởng:
Ngoài ra, ông còn là người chiếm giải nhất (bài Lời cuối cùng) đồng hạng với nhà thơ Phạm Đình Bách trong cuộc thi thơ tháng Hai do báo Hà Nội báo tổ chức năm 1936[2].
Khi đi học, Thanh Tịnh đã ham thích văn chương. Hai nhà văn Pháp là Alphonse Daudetiega Malebi và Guy de Maupassantalieniment có ảnh hưởng không nhỏ đến văn phong của Thanh Tịnh sau này. Tuy nhiên, ông không thành công trong lĩnh vực viết truyện dài (Xuân và sinh, 1944), nhưng được người đọc yêu mến qua thơ và truyện ngắn. Trước 1945, thơ ông mang phong cách lãng mạn đậm nét. Trong những bài tiêu biểu như Tơ trời với tơ lòng, Vì đàn câm tiếng, Muôn bến, Rồi một hôm...đều mượt mà, tinh tế, hàm súc nhưng hơi buồn và in rõ dấu ấn bâng khuâng, thơ mộng của truyền thống văn hóa, tinh thần xứ Huế. Trong các tập truyện ngắn Quê mẹ (1941), Chị và em (1942), Ngậm ngải tìm trầm (1943) đều có nhiều truyện đẹp, trong sáng và gợi cảm.
Sau 1945, trong kháng chiến, Thanh Tịnh đã khai sinh ra hình thức độc tấu. Nó thường là một bài văn ngắn, có tính chất tự sự, hoặc là đề cập đến những vấn đề thời sự và xã hội. Ngôn ngữ của tấu thường giản dị pha chút dí dỏm. Cách diễn đạt thường là nói, ngâm hay hát hò chỉ là phụ... Thơ trữ tình của Thanh Tinh từ 1945 trở về sau, nhìn chung không nổi bật. Ông viết thiếu lắng đọng, thiếu tinh tế, trừ một số bài viết theo phong cách lãng mạn mà ông đã thành công trước đây...[3]
Vọng tiếng quê hương
Lượt xem: 24902
17/12/2014 22:35
Những cuộc đời là biển trôi sóng nổi
Chấm hỏi nào cũng là kẻ tha hương
Đừng hỏi tôi đâu là những cánh đồng
Quê hương xưa có còn chùm khế ngọt
Mưa chiều miền Trung
Lượt xem: 28674
17/12/2014 22:34
Răng mà da diết người ơi
Chiều trên phố Huế mưa rơi nhạt nhòa
Hồi chuông Thiên Mụ trôi xa
Vãn câu chuyện cổ nghe ra mà buồn
Mưa bong bóng ngày xưa
Lượt xem: 13949
17/12/2014 22:33
Phập phồng bong bóng trời mưa
Chút chua xót của ngày xưa có còn
Cây mơ lá rũ chiều đông
Hồn tôi nhàu nát mênh mông nỗi buồn
Cho mùa đông kỷ niệm
Lượt xem: 21630
17/12/2014 22:32
Chừng như lạnh giá hồn tôi
Tiếng chuông còn đó trong lời thánh ca
Đêm huyền thoại của ngày xa
Nghe thời gian có nhớ qua cõi lòng
Hoa muống biển … trong đêm Giáng sinh
Lượt xem: 20824
17/12/2014 22:31
Những hàng cây phơi mình trong gió lạnh
Chiếc lá vàng lặng lẽ cuối cùng rơi
Tiếng chuông vang nỗi nhớ như buông lời
Từ sâu thẳm trái tim người viễn xứ
Vết bụi trần
Lượt xem: 26121
17/12/2014 22:30
Ngõ về quán vắng không tên
Đường khuya hiu hắt bạt phên mái nhà
Bóng gần mà lại như xa
Đẫm sương trên áo trăng ngà đôi vai
Với những mùa xuân
Lượt xem: 32121
17/12/2014 22:30
Lạnh nghe gió bạt mưa phùn
Ba mươi năm những mùa xuân có về
Chạnh lòng phảng phất hồn quê
Có người đi nhặt ước thề ngày xưa
Nhớ mùa xuân cỏ nội hương đồng
Lượt xem: 24224
17/12/2014 22:28
Đâu đây mùi cỏ hương đồng
Đêm ba mươi tết chát lòng nhớ quê
Nhớ cây vú sữa xum xuê
Ai ngồi nấu bánh sau hè ngày xưa
Có còn một mùa Xuân
Lượt xem: 19930
17/12/2014 22:27
Anh biết không
Hôm nay em buồn lắm
Nhìn xuân về
Cánh bướm lượn nhởn nhơ
Vườn mai xưa sao ai nỡ hững hờ
Lòng cô phụ mỏi mòn niềm mong đợi
Huế buồn với những cơn mưa
Lượt xem: 19795
17/12/2014 22:26
Tan trường áo trắng bay bay
Âm vang tiếng guốc trang đài dáng xưa
Huế chiều lất phất hạt mưa
Gió hôn tóc rối lòng chưa biết gì
Hiển thị 1111 - 1120 tin trong 2148 kết quả