nguồn : http://vi.wikipedia.org
Thâm Tâm (1917–1950) là một nhà thơ và nhà viết kịch Việt Nam. Ông nổi tiếng với bài thơ Tống biệt hành, với một phong cách thơ hòa hợp giữa cổ điển và hiện đại, thể hiện hào khí rất cao.
Ông tên thật là Nguyễn Tuấn Trình, sinh ngày 12 tháng 5 năm 1917 tại thị xã Hải Dương (nay là thành phố Hải Dương), tỉnh Hải Dương.
Xuất thân trong một nhà giáo nền nếp, thuở nhỏ, từ năm 1938, ông học tiểu học ở Hà Nội, từng vẽ tranh để kiếm sống. Từ những năm 1940, ông tham gia viết báo, viết văn và thường được đăng tải trên Tiểu thuyết thứ bảy, Ngày nay, Tiểu thuyết thứ năm và Truyền bá quốc ngữ... Ông từng thử sức trên nhiều thể loại nhưng thành công hơn cả vẫn là thơ. Thơ Thâm Tâm có nhiều giọng điệu, khi buồn da diết, khi trầm hùng, bi tráng, khi reo vui...
Sau Cách mạng tháng Tám 1945, Thâm Tâm tham gia văn hóa Cứu quốc, ở trong Ban biên tập báo Tiên Phong (1945-1946), sau đó ông nhập ngũ, làm thư ký tòa soạn báo Vệ quốc quân (sau là báo Quân đội Nhân dân).
Ông mất sau một cơn bệnh đột ngột ngày 18 tháng 8 năm 1950 trên đường đi công tác trong chiến dịch Biên giới, được đồng đội và nhân dân địa phương mai táng tại Bản Pò Noa, Xã Phi Hải, Huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng.
Thâm Tâm nổi tiếng với bài thơ Tống biệt hành. Sinh thời ông chưa in thơ thành tập. Sáng tác thơ của ông được xuất bản năm 1988 trong sưu tập Thơ Thâm Tâm.
Ngoài ra, Thâm Tâm còn có 3 bài thơ Gửi T.T.Kh., Màu máu Tygôn, Dang dở. Đây là những bài thơ tình hay nhất của Thâm Tâm gởi cho thi sĩ bí ẩn T.T.Kh. trong năm 1940. Trong các bài thơ, ông tự nhận là người tình cũ của T.T.Kh. Một số người còn cho rằng chính ông là T.T.Kh. Tuy nhiên, vẫn không ai biết chính xác là như thế nào.
Thâm Tâm được truy tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2007
Thâm Tâm sinh ra trong một gia đình đông anh chị em. Cụ thân sinh Nguyễn Tuấn Thịnh, làm thầy giáo nên còn gọi là cụ giáo Thịnh. Thâm Tâm có 2 chị gái, 2 em trai và 2 em gái. Em trai út tên là Nguyễn Tuấn San, bút danh Hoài Niệm, Bắc Thôn, tác giả truyện thiếu nhi "Hai làng Tà Pình và Động Hía". Bà Phạm Thị An (1920-2005) là vợ Thâm Tâm. Thâm Tâm có 1 con trai duy nhất, Nguyễn Tuấn Khoa, sinh năm 1946, nguyên Viện trưởng Viện Thông tin Y học Bộ Y tế, tác giả truyện ngắn "Hoa Thạch Trúc báo bình yên". Con dâu là Nguyễn Ngọc Mỹ, nguyên Chủ nhiệm Bộ môn Ngoại ngữ, Đại học Dược Hà Nội. Hai cháu nội là Nguyễn Tuấn Huy và Nguyễn Mỹ Trang.
Người con gái ở lầu hoa
Lượt xem: 18094
18/12/2014 14:25
Nhà nàng ở gốc cây mai trắng
Trên xóm mai vàng dưới đế kinh
Có một buổi chiều qua lối ấy
Tôi về dệt mãi mộng ba sinh
Nhà cô thôn nữ
Lượt xem: 24824
18/12/2014 14:25
Vợ tôi chỉ thích quay tơ
Chỉ quen kéo kén, chỉ ưa chăn tằm
Vợ tôi dệt lụa quanh năm
Chỉ hiềm một nỗi không làm được thơ
Một nghìn cửa sổ
Lượt xem: 16118
18/12/2014 14:24
Một nghìn cái cửa sổ
Đều khép vào đêm qua
Một nghìn bàn tay ngà
Đã thò ra cửa sổ
Chuông ngọ
Lượt xem: 32971
18/12/2014 14:23
Lạy Chúa con xin Chúa một giờ
Mười hai giờ ngọ của tình xưa
Chúng con hai đứa Uyên và Bính
Thường hẹn hò nhau mỗi buổi trưa
Bến mơ
Lượt xem: 32407
18/12/2014 14:22
Bến mơ thuyền đậu, dưới thuyền mơ
Tôi đã mơ màng chuyện tóc tơ
Bỏ dở khăn thêu, nàng lẳng lặng
Đến xem chàng nối mấy vần thơ
Gửi cố nhân
Lượt xem: 33864
18/12/2014 14:22
Mưa dầm gió bấc cố nhân ơi!
Áo rét nàng đan lỡ hẹn rồi
Sông lạnh khi nàng ra giũ lụa
Vớt giùm trong nước lấy hồn tôi....
Nàng Tú Uyên
Lượt xem: 26320
18/12/2014 14:14
Tú Uyên ơi!
Cả một mùa mai trắng rụng rồi
Cả một mùa sen đang nở rộ
Bốn mùa trở lại một thân tôi
Mưa
Lượt xem: 26727
18/12/2014 14:13
Nhá tối còn hơi rõ mặt người
Rào rào nghe rạng tiếng mưa rơi
Bước chân ngang ngõ đi vồi vội
Buồn ép vào đây ở với tôi?
Gái xuân
Lượt xem: 27331
18/12/2014 14:12
Em như cô gái hãy còn xuân
Trong trắng thân chưa lấm bụi trần
Xuân đến, xuân đi, hoa mận nở
Gái xuân giũ lụa trên sông Vân
Thi vị
Lượt xem: 30865
18/12/2014 14:12
Trời đen như mực tối ba mươi
Diễm trốn nhà sang để gặp tôi
Hai chúng tôi ngồi trên đệm ra
Lắng nghe nồi bánh rộn ràng sôi
Hiển thị 961 - 970 tin trong 2135 kết quả