Thơ

nguồn : http://vi.wikipedia.org

Thâm Tâm (19171950) là một nhà thơ và nhà viết kịch Việt Nam. Ông nổi tiếng với bài thơ Tống biệt hành, với một phong cách thơ hòa hợp giữa cổ điển và hiện đại, thể hiện hào khí rất cao.

Cuộc đời và sự nghiệp

Ông tên thật là Nguyễn Tuấn Trình, sinh ngày 12 tháng 5 năm 1917 tại thị xã Hải Dương (nay là thành phố Hải Dương), tỉnh Hải Dương.

Xuất thân trong một nhà giáo nền nếp, thuở nhỏ, từ năm 1938, ông học tiểu học ở Hà Nội, từng vẽ tranh để kiếm sống. Từ những năm 1940, ông tham gia viết báo, viết văn và thường được đăng tải trên Tiểu thuyết thứ bảy, Ngày nay, Tiểu thuyết thứ nămTruyền bá quốc ngữ... Ông từng thử sức trên nhiều thể loại nhưng thành công hơn cả vẫn là thơ. Thơ Thâm Tâm có nhiều giọng điệu, khi buồn da diết, khi trầm hùng, bi tráng, khi reo vui...

Sau Cách mạng tháng Tám 1945, Thâm Tâm tham gia văn hóa Cứu quốc, ở trong Ban biên tập báo Tiên Phong (1945-1946), sau đó ông nhập ngũ, làm thư ký tòa soạn báo Vệ quốc quân (sau là báo Quân đội Nhân dân).

Ông mất sau một cơn bệnh đột ngột ngày 18 tháng 8 năm 1950 trên đường đi công tác trong chiến dịch Biên giới, được đồng đội và nhân dân địa phương mai táng tại Bản Pò Noa, Xã Phi Hải, Huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng.

Thâm Tâm nổi tiếng với bài thơ Tống biệt hành. Sinh thời ông chưa in thơ thành tập. Sáng tác thơ của ông được xuất bản năm 1988 trong sưu tập Thơ Thâm Tâm.

Ngoài ra, Thâm Tâm còn có 3 bài thơ Gửi T.T.Kh., Màu máu Tygôn, Dang dở. Đây là những bài thơ tình hay nhất của Thâm Tâm gởi cho thi sĩ bí ẩn T.T.Kh. trong năm 1940. Trong các bài thơ, ông tự nhận là người tình cũ của T.T.Kh. Một số người còn cho rằng chính ông là T.T.Kh. Tuy nhiên, vẫn không ai biết chính xác là như thế nào.

Thâm Tâm được truy tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2007

Gia đình

Thâm Tâm sinh ra trong một gia đình đông anh chị em. Cụ thân sinh Nguyễn Tuấn Thịnh, làm thầy giáo nên còn gọi là cụ giáo Thịnh. Thâm Tâm có 2 chị gái, 2 em trai và 2 em gái. Em trai út tên là Nguyễn Tuấn San, bút danh Hoài Niệm, Bắc Thôn, tác giả truyện thiếu nhi "Hai làng Tà Pình và Động Hía". Bà Phạm Thị An (1920-2005) là vợ Thâm Tâm. Thâm Tâm có 1 con trai duy nhất, Nguyễn Tuấn Khoa, sinh năm 1946, nguyên Viện trưởng Viện Thông tin Y học Bộ Y tế, tác giả truyện ngắn "Hoa Thạch Trúc báo bình yên". Con dâu là Nguyễn Ngọc Mỹ, nguyên Chủ nhiệm Bộ môn Ngoại ngữ, Đại học Dược Hà Nội. Hai cháu nội là Nguyễn Tuấn Huy và Nguyễn Mỹ Trang.

Tác phẩm chính

Thơ

  • Tống biệt hành
  • Ngậm ngùi cố sự
  • Chào Hương Sơn
  • Ly biệt
  • Vạn lý Trường thành (thơ in trên các báo trước 1945)
  • Chiều mưa đường số 5 (1948)
  • Thơ Thâm Tâm (1988)

Kịch

  • Sương tháng Tám (kịch một hồi, Tiểu thuyết thứ bảy, 1939)
  • Nga Thiên Hương
  • 19-8
  • Lối sống (1945)
  • Lá cờ máu
  • Người thợ (1946)

chú thích

Các tác phẩm khác

Vịnh cái quạt Ii (Cái quạt giấy - bài 2) Lượt xem: 19019
19/08/2013 07:28
Mười bảy hay là mười tám đây (1)
Cho ta yêu dấu chẳng dời tay.
Mỏng dày từng ấy, chành ba góc
Rộng hẹp dường nào, cẵm một cay. (2)

Vịnh cái quạt I (Cái quạt giấy - bài 1) Lượt xem: 12684
19/08/2013 07:26
Một lỗ xâu xâu mấy cũng vừa,(1)
Duyên em dính dán tự bao giờ,(2)
Chành ra ba góc da còn thiếu,
Khép lại đôi bên thịt vẫn thừa.

Tự tình Iii Lượt xem: 16403
19/08/2013 07:25
Chiếc bách (1) buồn vì phận nổi nênh,
Giữa giòng ngao ngán nỗi lênh đênh.
Lưng khoang tình nghĩa dường lai láng,
Nửa mạn phong ba luống bập bềnh.

Duyên kỳ ngộ Lượt xem: 6270
19/08/2013 07:22
Nghìn dặm có duyên sự cũng thành, (1)
Xin đừng lo lắng hết xuân xanh.
Tấc gang tay họa thơ không dứt,
Gần gụi cung dương lá vẫn lành.

Tự tình Ii Lượt xem: 15188
19/08/2013 07:21
Tiếng gà văng vẳng gáy trên bom (1)
Oán hận trông ra khắp mọi chòm.
Mõ thảm không khua mà cũng cốc. (2)
Chuông sầu chẳng đánh cớ sao om (3)?

Mầu thu năm ngoái Lượt xem: 17633
18/08/2013 20:40
Trời không nắng cũng không mưa,
chỉ hiu hiu rét cho vừa nhớ nhung.
Chiều buồn như mối sầu chung,
lòng êm nghe thoảng tơ chùng chốn xa.

Lũy tre xanh Lượt xem: 10168
18/08/2013 20:28
Làng tôi thắt đáy lưng... tre
Sông dài, cỏ mượt đường đê tư mùa. (1)
Nhịp đời định sẵn từ xưa:
Ươm tơ tháng sáu, lên chùa tháng giêng.

Rằm tháng giêng Lượt xem: 15337
18/08/2013 20:27
Ngày xưa còn nhỏ, ngày xưa
Tôi đeo khánh bạc ,lên chùa dâng nhang.
Lòng vui quần áo xênh xang,
Tay cầm hương, nến, đinh vàng mới mua.

Muôn trùng Lượt xem: 15136
18/08/2013 20:26
Tình vạn dặm, tên người yêu chắc đẹp,
Người và tôi xa quá đỗi -- muôn trùng;
Tôi với người chưa một giấc mơ chung,
Đời viễn xứ nên tình không thấu hết.

Giữ gìn Lượt xem: 24849
18/08/2013 20:25
Một câu ấy nói lên là lá rụng,
Là mây chìm, là gió sẽ thay xanh,
Là cây tươi sẽ mở nụ trên cành
Và chim chóc sẽ bồi hồi nghe ngóng.

Hiển thị 1871 - 1880 tin trong 2135 kết quả