Thơ

nguồn : http://vi.wikipedia.org

Tế Hanh (1921 - 2009), tên thật là Trần Tế Hanh [1]; là một nhà thơ Việt Nam thời tiền chiến.

Tiểu sử

Ông sinh ngày 20 tháng 6 năm 1921 tại làng Đông Yên, phủ Bình Sơn; nay là xã Bình Dương, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.

Cha ông là Trần Tất Tố, làm nghề dạy học và làm thuốc. Ông có bốn anh em, trong đó người em út là nhạc sĩ Trần Thế Bảo.

Thuở nhỏ, ông học ở trường làng, trường huyện. Năm 15 tuổi, ông ra học tại trường Khải Định (tức Quốc Học Huế).

Sẵn tính ham thích thơ, lại được thi sĩ Huy Cận "chỉ vẽ"[2], nên Tế Hanh bắt đầu sáng tác. Năm 1938, 17 tuổi, ông viết bài thơ đầu tiên: "Những ngày nghĩ học".

Sau đó, ông tiếp tục sáng tác, rồi tập hợp thành tập thơ Nghẹn ngào. Năm 1939, tập thơ này được giải khuyến khích của Tự Lực văn đoàn.

Năm 1941, Tế Hanh và thơ của ông ("Quê hương", "Lời con đường quê", "Vu vơ", "Ao ước") được Hoài Thanh và Hoài Chân giới thiệu trong cuốn Thi nhân Việt Nam (xuất bản năm 1942).

Tháng 8 năm 1945, Tế Hanh tham gia Việt Minh, tham gia công tác văn hóa, giáo dục ở Huế, Đà Nẵng; và là Ủy viên giáo dục trong ủy ban lâm thời thành phố Đà Nẵng, sau khi Cách mạng tháng Tám thành công,

Từ năm 1949 cho đến năm 1954, ông ở trong Ban phụ trách Chi hội Văn nghệ Liên khu V.

Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ, 1954, ông tập kết ra Bắc, công tác ở Hội Văn nghệ. Năm 1957, Hội nhà văn Việt Nam thành lập, Tế Hanh tham gia Ban Biên tập tuần báo Văn của Hội, và nhiều năm, ông còn là Ủy viên chấp hành và Ban thường vụ của hội.

Năm 1996, ông được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật đợt I[3]

Vào những năm 80, ông bị đau mắt và mắt ông mù dần. Từ đó ông bệnh liệt giường lúc mê lúc tỉnh. Ông qua đời vào lúc 12 giờ ngày 16 tháng 07 năm 2009 tại Hà Nội sau nhiều năm chống chọi với căn bệnh xuất huyết não [4].

Tác phẩm chính

  • Nghẹn ngào (1939)
  • Hoa niên (1945)
  • Lòng miền Nam (1956)
  • Chuyện em bé cười ra đồng tiền (1960)
  • Hai nửa yêu thương (1967)
  • Khúc ca mới (1967)
  • Đi suốt bài ca (1970)
  • Câu chuyện quê hương (1973)
  • Theo nhịp tháng ngày (1974)
  • Giữa những ngày xuân (1976)
  • Con đường và dòng sông (1980)
  • Bài ca sự sống
  • Tuyển tập Tế Hanh (tập I-1987)
  • Thơ Tế Hanh (1989)
  • Vườn xưa (1992)
  • Giữa anh và em (1992)
  • Em chờ anh (1993)
  • Tuyển tập Tế Hanh (tập II-1997)

Ngoài thơ, Tế Hanh còn dịch nhiều tác phẩm của các nhà thơ lớn trên thế giới, viết tiểu luận phê bình văn học, thơ thiếu nhi.

Giải thưởng

  • Giải thưởng văn học Tự lực văn đoàn năm 1939.
  • Giải thưởng Phạm Văn Đồng do Hội Văn nghệ Liên khu V tặng.
  • Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học - Nghệ thuật đợt I (1996)[5]

Thành tựu nghệ thuật

Tế Hanh là nhà thơ khá nổi tiếng, sáng tác cùng thời với Thế Lữ, Xuân Diệu, Huy Cận...và là một trong ba thi sĩ sinh quán tại Quảng Ngãi nổi danh ngay từ trước năm 1945: Nguyễn Vỹ, Bích Khê, Tế Hanh.

Trích một số nhận xét viết về thơ của ông:

"Tế Hanh có rất nhiều hứa hẹn trở nên một thi sĩ có tài, ông có một linh hồn rất phong phú, có những rung động rất sâu sắc; và để diễn tả tâm hồn, ông có đủ nghệ thuật và cách đặt tìm câu chữ"[6].
  • Nhà phê bình văn học Hoài Thanh và Hoài Chân:
"Tế Hanh là một người tinh lắm, Tế Hanh đã ghi được đôi nét rất thần tình về cảnh sinh hoạt chốn quê hương. Người nghe thấy được cả những điều không hình sắc, không thanh âm như mảnh hồn làng, trên cánh buồm giương, như tiếng hát của hương đồng quyến rũ, con đường quê nho nhỏ. Thơ Tế Hanh đưa ta vào một thế giới rất gần gũi"...[7]
"Trong thơ Việt Nam tiền chiến, ông chưa bao giờ tạo được một sự hấp dẫn lạ lùng như Hàn Mặc Tử hoặc Nguyễn Bính, cũng không có lúc nào làm chủ thi đàn như Thế Lữ hoặc Xuân Diệu. Nhưng ông vẫn có chỗ của mình. Tập "Nghẹn ngào" từng được giải thưởng Tự Lực văn đoàn. Từ sau 1945, ông vẫn làm thơ đều đều, những tập thơ mỏng mảnh, giọng thơ không có gì bốc lên nồng nhiệt, nhưng được cái tình cảm hồn nhiên, và tập nào cũng có một ít bài đáng nhớ, khiến cho ngay sau Tố Hữu, Chế Lan Viên, Xuân Diệu người ta nghĩ ngay đến Tế Hanh" [8].
"Ngay từ lúc xuất hiện trong phong trào Thơ Mới, thơ Tế Hanh đã là hiện tượng vì sự "mộc mạc, chân thành", vì sự "trong trẻo, giản dị như một dòng sông" [9].

chú thích

Các tác phẩm khác

Bâng khuâng Lượt xem: 24802
19/12/2014 15:32
Tác giả: Trần Duy Kỳ

Nếu em hỏi: "Tình yêu là gì nhỉ ?"
Anh sẽ bảo rằng: "Biết trả lời sao!"
Khi vũ trụ bao la với muôn vạn vì sao
Khi tình yêu con người với trăm ngàn trắc trở

Cho người tình lỡ 2 Lượt xem: 16849
19/12/2014 15:31
Tác giả: Huyandrics

Em nghĩ gì mà lặng im không nói
Mãi âm thầm vẽ ranh giới trong nhau
Em nhẫn tâm bỏ mặc nỗi nghẹn ngào
Bỏ mặc kẻ hanh hao từng ý nghĩ

Dòng hận tủi Lượt xem: 34198
19/12/2014 15:29
Tác giả: Nguyên Thạch
Dòng hận tủi

- Gởi người anh tôi quen ở Đồng Đăng và các cựu chiến binh miền Bắc.

Anh ngước mắt nhìn khoảng đời trống vắng
Gian khổ một thời, giờ cay đắng nỗi niềm mang
Tuổi xuân xưa…Trường Sơn tiến dọc xẻ ngang
Theo lời “Bác” xây mộng vàng hạnh phúc…

Khi chợt nghĩ tới lúc bình minh lóng lánh Lượt xem: 20378
19/12/2014 15:28
Tác giả: Lâu Văn Mua

Khi chợt nghĩ tới lúc bình minh lóng lánh
Sao ở trong thâm tâm mình không có ý nghĩa gì?
Ngỡ như muốn chửi tục không cần sống ở trên đời
Khi mình ngủ không muốn mình dậy nữa?

Ngập trời quan họ Lượt xem: 24536
19/12/2014 15:27
Tác giả: Vũ Kim Thanh

Quan họ gọi lúa trổ đòng
Gọi thuyền đón bạn xuôi dòng sông mơ
Gọi Trăng soi tỏ đôi bờ
Gọi trầu cánh Phượng vào thơ tỏ tình

Người em chung thủy (hát ả đào) Lượt xem: 20654
19/12/2014 15:26
Tác giả: Đào Tiến Luyện

Anh xích lại gần em thêm chút nữa Vì tình ta em trân quí anh ơi, Đã theo em ròng rã mấy năm trời, Em không đáp, tình anh đơn độc quá.

Nguồn thơm Lượt xem: 5
19/12/2014 15:25
Tác giả: Hàn Mặc Tử

Trí đang no và khí xuân đương khỏe,
Nhạc đương say và rượu vẫn còn thơm,
Nên muôn cánh thủy tiên chưa dám hó hé
Trong phút giây trang trọng của linh hồn.

Những chiều thân phận I Lượt xem: 23733
19/12/2014 15:24
Tác giả: Châu Thái Lê

Này em, hãy cùng ta nâng ly rượu
nhen nhúm lòng mình tìm một chút xuân
cho ra vẻ cũng nghinh tân tiễn cựu
dù thâm tâm em có tủi hơn mừng

Qua nhà bạn cũ ở Gentilly Lượt xem: 13667
19/12/2014 15:23
Tác giả: Nguyễn Nam Trân
Thương tiếc Tạ Trọng Hiệp

Nhà ẩn sĩ dựng bên lề cao tốc,
Tường cách âm, phố thợ nối đường ray,
Màu gạch đỏ ngả sang màu số phận,
Nắng tàn đông không níu nổi chân ngày.

Tháng mười thu mới Lượt xem: 21924
19/12/2014 15:22
Tác giả: Lê Nhiên Hạo

Tôi ngồi như thể là pho tượng, mặc lá vàng rơi rớt xuống vai, rớt xuống cả lưng và trước mặt rồi nằm trên đất, trở mình bay…

Hiển thị 771 - 780 tin trong 2187 kết quả