nguồn : http://vi.wikipedia.org
Tế Hanh (1921 - 2009), tên thật là Trần Tế Hanh [1]; là một nhà thơ Việt Nam thời tiền chiến.
Ông sinh ngày 20 tháng 6 năm 1921 tại làng Đông Yên, phủ Bình Sơn; nay là xã Bình Dương, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.
Cha ông là Trần Tất Tố, làm nghề dạy học và làm thuốc. Ông có bốn anh em, trong đó người em út là nhạc sĩ Trần Thế Bảo.
Thuở nhỏ, ông học ở trường làng, trường huyện. Năm 15 tuổi, ông ra học tại trường Khải Định (tức Quốc Học Huế).
Sẵn tính ham thích thơ, lại được thi sĩ Huy Cận "chỉ vẽ"[2], nên Tế Hanh bắt đầu sáng tác. Năm 1938, 17 tuổi, ông viết bài thơ đầu tiên: "Những ngày nghĩ học".
Sau đó, ông tiếp tục sáng tác, rồi tập hợp thành tập thơ Nghẹn ngào. Năm 1939, tập thơ này được giải khuyến khích của Tự Lực văn đoàn.
Năm 1941, Tế Hanh và thơ của ông ("Quê hương", "Lời con đường quê", "Vu vơ", "Ao ước") được Hoài Thanh và Hoài Chân giới thiệu trong cuốn Thi nhân Việt Nam (xuất bản năm 1942).
Tháng 8 năm 1945, Tế Hanh tham gia Việt Minh, tham gia công tác văn hóa, giáo dục ở Huế, Đà Nẵng; và là Ủy viên giáo dục trong ủy ban lâm thời thành phố Đà Nẵng, sau khi Cách mạng tháng Tám thành công,
Từ năm 1949 cho đến năm 1954, ông ở trong Ban phụ trách Chi hội Văn nghệ Liên khu V.
Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ, 1954, ông tập kết ra Bắc, công tác ở Hội Văn nghệ. Năm 1957, Hội nhà văn Việt Nam thành lập, Tế Hanh tham gia Ban Biên tập tuần báo Văn của Hội, và nhiều năm, ông còn là Ủy viên chấp hành và Ban thường vụ của hội.
Năm 1996, ông được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật đợt I[3]
Vào những năm 80, ông bị đau mắt và mắt ông mù dần. Từ đó ông bệnh liệt giường lúc mê lúc tỉnh. Ông qua đời vào lúc 12 giờ ngày 16 tháng 07 năm 2009 tại Hà Nội sau nhiều năm chống chọi với căn bệnh xuất huyết não [4].
Ngoài thơ, Tế Hanh còn dịch nhiều tác phẩm của các nhà thơ lớn trên thế giới, viết tiểu luận phê bình văn học, thơ thiếu nhi.
Tế Hanh là nhà thơ khá nổi tiếng, sáng tác cùng thời với Thế Lữ, Xuân Diệu, Huy Cận...và là một trong ba thi sĩ sinh quán tại Quảng Ngãi nổi danh ngay từ trước năm 1945: Nguyễn Vỹ, Bích Khê, Tế Hanh.
Trích một số nhận xét viết về thơ của ông:
Đêm chuẩn bị
Lượt xem: 34755
20/12/2014 13:48
Ngày mai chúng ta đòi lại phù sa
ngày mai chúng ta về cười rung bè rau muống...
đêm chuẩn bị có gì mà khẩu súng
trằn trên tay lại dựa vào vai?
Đi dưới cây
Lượt xem: 28544
20/12/2014 13:47
Tôi lặng bước dưới cây
Sinh nhật của cánh buồm
Lá rơi lá buồn bã
Đất đón nhận những ân nhân của mình
Tưng bừng rồi ăn hết
Đi trong mây
Lượt xem: 40881
20/12/2014 13:45
Đi trong mây anh thấy ấm em à
Tiếng suối giục nghe khi mờ khi tỏ
Những tâm sự lúc thường nghe chẳng rõ
Đi trong mây tí tách sáng dần ra
Đường tới thành phố (1)
Lượt xem: 20649
20/12/2014 13:45
Chương một: Ngọn lửa chiến trường
Những người mới đến
Không biết bằng cách nào lửa đã nhóm lên
Như không phải củi rừng đang cháy
Có gì đó trong đốm tàn hoa cải
Đường tới thành phố (2)
Lượt xem: 20886
20/12/2014 13:43
Chương hai: Tư lệnh
Một lần lỡ hẹn
Anh giở bức hình chụp những năm còn trẻ
Anh ngó ngơ như một kẻ lạ xa
Ai trong đó? Sao mà cười hỉ hả
Đường tới thành phố (3)
Lượt xem: 13074
20/12/2014 13:42
Chương ba: Điệp khúc những cây cầu
Khúc dạo
Tôi là chỗ thất thường của gió
Khi người yêu cởi áo trao khăn
Tôi là chỗ bước chân đi chậm lại
Đường tới thành phố (4)
Lượt xem: 17629
20/12/2014 13:41
Chương bốn: Tờ lịch cuối cùng
Thành phố đã hiện ra trước mắt các quân đoàn
Treo rộn rực bao điều trong ánh điện
Nghe sột soạt chút gì như kỷ niệm
Qua khu vườn vừa giáp mặt đầu tiên
Đường tới thành phố (5)
Lượt xem: 22217
20/12/2014 13:01
Chương năm: Tự Do
Có cách chi giữ nguyên được ngày này
Khi chúng ta chẳng còn trong đội ngũ
Con ngựa già trí nhớ
Đánh rơi bao kỷ niệm dọc đường
Em
Lượt xem: 28247
20/12/2014 12:59
Có kẻ rủa em chết đi
Vú em mỗi ngày mỗi ngọc
Có kẻ mong em tàn tật
Tóc em xanh
Em còn nhớ chăng
Lượt xem: 19421
20/12/2014 12:58
Ai đưa đò tình
Dạt vào bến lở
Còn lại mình anh
Gom từng mảnh vỡ
Hiển thị 461 - 470 tin trong 2187 kết quả