nguồn : http://vi.wikipedia.org
Tế Hanh (1921 - 2009), tên thật là Trần Tế Hanh [1]; là một nhà thơ Việt Nam thời tiền chiến.
Ông sinh ngày 20 tháng 6 năm 1921 tại làng Đông Yên, phủ Bình Sơn; nay là xã Bình Dương, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.
Cha ông là Trần Tất Tố, làm nghề dạy học và làm thuốc. Ông có bốn anh em, trong đó người em út là nhạc sĩ Trần Thế Bảo.
Thuở nhỏ, ông học ở trường làng, trường huyện. Năm 15 tuổi, ông ra học tại trường Khải Định (tức Quốc Học Huế).
Sẵn tính ham thích thơ, lại được thi sĩ Huy Cận "chỉ vẽ"[2], nên Tế Hanh bắt đầu sáng tác. Năm 1938, 17 tuổi, ông viết bài thơ đầu tiên: "Những ngày nghĩ học".
Sau đó, ông tiếp tục sáng tác, rồi tập hợp thành tập thơ Nghẹn ngào. Năm 1939, tập thơ này được giải khuyến khích của Tự Lực văn đoàn.
Năm 1941, Tế Hanh và thơ của ông ("Quê hương", "Lời con đường quê", "Vu vơ", "Ao ước") được Hoài Thanh và Hoài Chân giới thiệu trong cuốn Thi nhân Việt Nam (xuất bản năm 1942).
Tháng 8 năm 1945, Tế Hanh tham gia Việt Minh, tham gia công tác văn hóa, giáo dục ở Huế, Đà Nẵng; và là Ủy viên giáo dục trong ủy ban lâm thời thành phố Đà Nẵng, sau khi Cách mạng tháng Tám thành công,
Từ năm 1949 cho đến năm 1954, ông ở trong Ban phụ trách Chi hội Văn nghệ Liên khu V.
Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ, 1954, ông tập kết ra Bắc, công tác ở Hội Văn nghệ. Năm 1957, Hội nhà văn Việt Nam thành lập, Tế Hanh tham gia Ban Biên tập tuần báo Văn của Hội, và nhiều năm, ông còn là Ủy viên chấp hành và Ban thường vụ của hội.
Năm 1996, ông được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật đợt I[3]
Vào những năm 80, ông bị đau mắt và mắt ông mù dần. Từ đó ông bệnh liệt giường lúc mê lúc tỉnh. Ông qua đời vào lúc 12 giờ ngày 16 tháng 07 năm 2009 tại Hà Nội sau nhiều năm chống chọi với căn bệnh xuất huyết não [4].
Ngoài thơ, Tế Hanh còn dịch nhiều tác phẩm của các nhà thơ lớn trên thế giới, viết tiểu luận phê bình văn học, thơ thiếu nhi.
Tế Hanh là nhà thơ khá nổi tiếng, sáng tác cùng thời với Thế Lữ, Xuân Diệu, Huy Cận...và là một trong ba thi sĩ sinh quán tại Quảng Ngãi nổi danh ngay từ trước năm 1945: Nguyễn Vỹ, Bích Khê, Tế Hanh.
Trích một số nhận xét viết về thơ của ông:
Gửi người cũ
Lượt xem: 26791
21/12/2014 06:22
Yêu nhau chẳng lấy được nhau nào.
Mình nghĩ làm sao, tớ nghĩ sao ?
Trai gái bởi tay bà mụ nặn
Vợ chồng nguyên mối chị Hằng trao.
Gửi ông thủ khoa Phan (1)
Lượt xem: 15587
21/12/2014 06:21
Mấy năm vượt bể lại trèo non
Em hỏi thăm qua bác hãy còn
Mái tóc Giáp Thìn đà nhuộm tuyết (2)
Ðiểm đầu Canh Tý chửa phai son (3)
Hát tuồng
Lượt xem: 14167
21/12/2014 06:21
Nào có ra chi lũ hát tuồng ! (1)
Cũng hò cũng hét cũng y uông
Dẫu rằng dối được đàn con trẻ
Cái mặt bôi vôi nghĩ cũng buồn ! (2)
Hỏi đùa mình
Lượt xem: 34941
21/12/2014 06:16
Ông có đi thi ký lục không ?
Nghe ông quốc ngữ học chưa thông
Ví dù nhà nước cho ông đỗ
Mỗi tháng lương ông được mấy đồng
Hỏi ông trăng
Lượt xem: 35085
21/12/2014 06:16
Ta lên ta hỏi ông trăng
Họa là ông có biết chăng sự đời ?
Ông cao, ông ở trên trời
Mà ông soi khắp nước người, nước ta
Năm châu cũng một ông mà
Kể riêng thì lại mỗi nhà, mỗi ông
Hỏi ông trời
Lượt xem: 33117
21/12/2014 06:15
Ta lên ta hỏi ông trời
Trời sinh ta ở trên đời làm chi
Biết chăng cũng chẳng biết gì
Biết ngồi nhà hát, biết đi ả đầu
Biết thuốc lá, biết trà tàu
Cao lâu biết vị, hồng lâu biết mùi.
Hỏng thi khoa Quý Mão (1903)
Lượt xem: 25072
21/12/2014 06:14
Trách mình phận hẩm lại duyên ôi !
Ðỗ suốt hai trường hỏng một tôi
Tế đổ làm Cao mà chó thế (1)
Kiện trông ra Tiệp hỡi trời ơi !
Hót của trời
Lượt xem: 29554
21/12/2014 06:13
Nó rủ nhau đi hót của trời (1)
Đang khi trời ngủ, của trời rơi.
Hót mau kẻo nữa kinh trời dậy
Trời dậy thì bay chết bỏ đời !
Kể lai lịch (1)
Lượt xem: 31915
21/12/2014 06:12
Cũng võng cũng dù
Cũng hèo cũng quất (2)
ăn, cậu cũng "thời"
Ngủ, bà cũng "giấc" (3)
Khoa canh Tý (1900)
Lượt xem: 27487
21/12/2014 06:10
Hai đứa tranh nhau cái thủ khoa
Tuân khoe văn hoạt, Nghị văn già
Khoa này đỗ rặt phường hay chữ
Kìa bác Lê Tuyên cũng thứ ba.
Hiển thị 211 - 220 tin trong 2187 kết quả