SUỐI MÁU 1976
Rồi mai đây, khi buông tay nhắm mắt
Giã biệt đời trở lại cuối trời quên
Không tưởng tiếc những gì ta đã mất
Vì trần gian đã tràn ngập ưu phiền
Rồi mai đây, ta trả về hơi thở
Thân xác này nằm lạnh dưới mồ sâu
Đất ôm kín nỗi niềm riêng chẳng mở
Khép thời gian trong đáy huyệt nhiệm mầu
Rồi mai đây, môi khô không cất tiếng
Nụ cười nào quyến rủ trái tim đơn
Tình đã mất sau màn tang vải liệm
Còn gì đâu mà thương xót tủi hờn?...
Rồi mai đây, hồn lang thang khắp ngả
Bến bờ xa quạnh quẽ nẻo hư vô
Xuân chẳng đến với màu hoa sắc lá
Chỉ ánh trăng lạnh lẽo hắt trên mồ
Rồi mai đây, trầm tư cho thân phận
Với đêm dài bất tận cõi thiên thu
Thịt xương ấy vẫn đau và uất hận
Như còn vương khổ nhục kiếp lao tù
Rồi mai đây, chuông giáo đường không đổ
Đêm Giáng Sinh chẳng vọng tiếng kinh cầu
Xác khô héo nằm im trong lòng gỗ
Đợi chờ chi, sao hồn bỗng buốt đau?...
Rồi mai đây, mái chùa xưa rêu phủ
Tiếng mõ khuya chìm lắng vũng trời xa
Sương buông nhẹ trên nẻo về lối cũ
Hồn bơ vơ như kẻ mất quê nhà
Rồi mai đây, bạn bè xa vắng hết
Lấy ai mà thương tiếc buổi chia ly
Đời tẻ ngắt, rã rời, bao mỏi mệt
Hồn chơi vơi theo tiếng hát sầu bi!...
Rồi mai đây, nhân gian không còn nữa
Chỉ mình em chung thủy với tình ma
Mỗi buổi chiều đổ dáng vàng khuôn cửa
Em quỳ bên mồ tối gọi hồn ta
Rồi mai đây, không còn gì nữa hết
Cõi sống này không còn thuộc về ta
Vì tất cả đều chìm theo cõi chết
Người, người ơi, dĩ vãng đã phai nhòa!...
TÀI LIỆU THAM KHẢO: Mây Bay, thơ Tạ Tỵ, tác giả xuất bản 1996
Nghe nhạc phổ bài thơ này tại:
http://dactrung.net/nhac/noidung.aspx?BaiID=cQtb%2bDGrwFJLu0ehsx9CDg%3d%3d
Quách Tấn (1910-1992) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 23908
07/01/2015 17:00
Quách Tấn (1910-1992), tự là Đăng Đạo, hiệu Trường Xuyên, các tiểu hiệu là Định Phong, Cổ Bàn Nhân, Thi Nại Thị, Lão giữ vườn; là một nhà thơ Việt Nam. Ông cùng với Hàn Mặc Tử, Yến Lan, Chế Lan Viên được người đương thời ở Bình Định gọi là Bàn thành tứ hữu, nghĩa là Bốn người bạn ở thành Đồ Bàn.
Ông sinh ngày 23 tháng 11 năm Kỷ Dậu (tức ngày 4 tháng 1 năm 1910, nhưng giấy khai sinh thì ghi là ngày 1 tháng 1 năm 1910) tại thôn Trường Định, huyện Bình Khê (nay là xã Bình Hòa, huyện Tây Sơn) tỉnh Bình Định.
1987, ông lâm cảnh mù lòa rồi mất ngày 21 tháng 12 năm 1992 tại Nha Trang, hưởng thọ 82 tuổi.
Phùng Khắc Khoan (1528-1613) - Tiểu sử và sự nghiệp
Lượt xem: 28451
07/01/2015 16:54
Phùng Khắc Khoan (chữ Hán: 馮克寬;1528-1613), tự: Hoằng Phu, hiệu: Nghị Trai, Mai Nham Tử, tục gọi là Trạng Bùng (mặc dù chỉ đỗ Nhị giáp tiến sĩ, tức Hoàng giáp); là quan nhà Lê trung hưng và là nhà thơ Việt Nam.
Phùng Khắc Khoan sinh năm 1528 tại làng Bùng, xã Phùng Xá, huyện Thạch Thất, tinh Hà Tây (nay thuộc thành phố Hà Nội). Tương truyền, ông là em cùng mẹ khác cha với Trạng nguyên Nguyễn Bỉnh Khiêm [1].
Phùng Khắc Khoan mất năm Quý Sửu (1613), thọ 85 tuổi, được truy tặng chức Thái phó.
Phan Khôi (1887-1959) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 19505
07/01/2015 16:47
Phan Khôi (潘魁, 1887-1959) là một học giả tên tuổi, một nhà thơ, nhà văn, về sau đứng trong trong nhóm Nhân Văn - Giai Phẩm, cháu ngoại của Tổng đốc Hà Nội Hoàng Diệu, đỗ Tú tài chữ Hán năm 19 tuổi nhưng lại mở đầu và cổ vũ cho phong trào Thơ mới.
Phan Khôi sinh ngày 6 tháng 10 năm 1887 tại làng Bảo An, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, là con của Phó bảng Phan Trân (tri phủ Điện Khánh) và bà Hoàng Thị Lệ (con gái Tổng đốc Hà Nội Hoàng Diệu).
Cuối năm 1954 hòa bình lập lại, Phan Khôi về Hà Nội cùng với các văn nghệ sĩ khác. Trong thời gian 1956-1957, là một trong những người thành lập tờ Nhân Văn và có các bài phê phán giới lãnh đạo văn nghệ lúc bấy giờ, ông bị cấm sáng tác cho đến khi qua đời năm 1959 tại Hà Nội.
Phan Châu Trinh (1872–1926) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 23493
07/01/2015 16:39
Phan Châu Trinh (chữ Hán: 潘周楨; còn được gọi Phan Chu Trinh; 1872–1926), hiệu là Tây Hồ, Hy Mã, tự là Tử Cán. Ông là nhà thơ, nhà văn, và là chí sĩ thời cận đại trong lịch sử Việt Nam.
Phan Châu Trinh sinh ngày 9 tháng 9 năm 1872[1], người làng Tây Lộc, huyện Tiên Phước, phủ Tam Kỳ (nay thuộc xã Tam Lộc, huyện Phú Ninh), tỉnh Quảng Nam, hiệu là Tây Hồ Hy Mã, tự là Tử Cán.
Đang lúc Phan Châu Trinh nằm trên giường bệnh, thì hay tin ông Ninh vừa bị mật thám Pháp đến vây bắt tại nhà vào lúc 11 giờ 30 trưa ngày 24 tháng 3 năm 1926. Ngay đêm hôm đó, lúc 21 giờ 30, ông qua đời tại khách sạn Chiêu Nam Lầu và được đem quàn tại Bá Huê lầu, số 54 đường Pellerin, Sài Gòn[12].
Phan Bội Châu (1867–1940) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 26240
07/01/2015 15:01
Phan Bội Châu (1867–1940) là một danh sĩ và là nhà cách mạng Việt Nam, hoạt động trong thời kỳ Pháp thuộc.
Phan Bội Châu vốn tên là Phan Văn San.[1] Vì San trùng với tên húy vua Duy Tân (Vĩnh San) nên phải đổi thành Phan Bội Châu.[2]Ông có hiệu là Hải Thụ, về sau đổi là Sào Nam.
Phan Bội Châu sinh ngày 26 tháng 12 năm 1867 tại làng Đan Nhiễm, xã Nam Hòa, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
Phan Bội Châu mất ngày 29 tháng 12 năm 1940 tại Huế.
Nguyễn Vỹ (1912-1971) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 28324
07/01/2015 14:37
Nguyễn Vỹ (1912[1]-1971) là nhà báo, nhà thơ Việt Nam thời tiền chiến. Các bút hiệu khác của ông là: Tân Phong, Tân Trí, Lệ Chi, Cô Diệu Huyền.
Ông là tác giả hai bài thơ: "Gởi Trương Tửu" và "Sương rơi", từng gây tiếng vang trong nền thơ ca đương thời.
Nguyễn Vỹ sinh tại làng Tân Hội (sau đổi là Tân Phong, năm 1945 lại đổi là Phổ Phong), huyện Ðức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi. Cha ông tên Nguyễn Thuyên[2] từng làm quan ở huyện Tuy Phước tỉnh Bình Định, nhưng sau từ chức để chống Pháp. Mẹ ông là bà Trần Thị Luyến.
Vào ngày 4 tháng 2 năm 1971, ông qua đời do tại nạn xe hơi trên đoạn đường Tân An (thuộc tỉnh Long An)-Sài Gòn, hưởng dương 59 tuổi.
Nguyễn Nhật Ánh (1955 - ...) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 27870
07/01/2015 10:52
Nguyễn Nhật Ánh là tên và cũng là bút danh của một nhà văn Việt Nam chuyên viết cho tuổi mới lớn. Ông sinh ngày 7 tháng 5 năm 1955 tại huyện Thăng Bình, Quảng Nam.
Nguyễn Duy (1948 - ...) - Tiểu sử và sự nghiệp
Lượt xem: 30396
07/01/2015 10:42
Nguyễn Duy (sinh ngày 7 tháng 12 năm 1948), là một nhà thơ hiện đại Việt Nam
Nguyễn Duy tên thật là Nguyễn Duy Nhuệ, sinh tại xã Đông Vệ, huyện Đông Sơn (nay là phường Đông Vệ, thành phố Thanh Hóa), tỉnh Thanh Hóa.
Mộng Tuyết (1914-2007) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 21387
07/01/2015 10:39
Mộng Tuyết (1914-2007), tên thật Thái Thị Úc; là một nhà thơ, nhà báo Việt Nam nổi danh từ thời tiền chiến.
Các bút hiệu khác của bà là: Hà Tiên cô, Nàng Út, Bách Thảo Sương, Bân Bân nữ sĩ, Thất Tiểu Muội. Mộng Tuyết là thành viên của nhóm "Hà Tiên tứ tuyệt" gồm: Đông Hồ, Mộng Tuyết, Lư Khê và Trúc Hà.
Mộng Tuyết sinh ngày 9 tháng 1 năm 1914 ở làng Mỹ Đức, tỉnh Hà Tiên (nay thuộc thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang).
Mộng Tuyết mất ngày 1 tháng 7 năm 2007 tại Bệnh viện Đa khoa Kiên Giang.
Lý Tử Tấn (1378-1457) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 27943
07/01/2015 10:31
Lý Tử Tấn (tới khi đứng tuổi, ông mới đổi tên là Nguyễn Tử Tấn; 1378-1457), hiệu Chuyết Am; là quan nhà Lê sơ, và là nhà thơ Việt Nam thời Lê sơ.
Lý Tử Tấn là người ở làng Triều Đông (sau đổi là Triều Liệt), huyện Thượng Phúc (nay thuộc xã Tân Minh huyện Thường Tín, Hà Nội).
Ông mất năm 1457[2], thọ 79 tuổi.
Hiển thị 21 - 30 tin trong 2243 kết quả