Thơ

nguồn : http://vi.wikipedia.org

Quang Dũng (tên thật là Bùi Đình Diệm; 19211988 (67 tuổi)) là một nhà thơ Việt Nam. Ông là tác giả của một số bài thơ nổi tiếng như Tây Tiến, Đôi mắt người Sơn Tây, Đôi bờ... Ngoài ra ông còn là một họa sĩ, nhạc sĩ.

Tiểu sử

Quang Dũng tên thật Bùi Đình Diệm, sinh năm 1921 tại làng Phượng Trì, huyện Đan Phượng (nay thuộc Hà Nội).

Trước cách mạng tháng Tám, ông học Ban trung học trường Thăng Long. Sau khi tốt nghiệp, ông đi dạy học tư ở Sơn Tây.

Ông gia nhập Quân đội Nhân dân Việt Nam vào ngày Cách mạng tháng Tám thành công, trở thành phóng viên tiền phương của báo Chiến đấu.[1]

Năm 1947, ông được điều đi học Trường bổ túc trung cấp quân sự Sơn Tây. Sau khoá học, ông làm Đại đội trưởng ở tiểu đoàn 212, Trung đoàn Tây Tiến. Ông tham gia chiến dịch Tây Tiến đợt hai, mở đường qua đất Tây Bắc. Trong thời gian này, ông còn được cử làm Phó đoàn tuyên truyền Lào - Việt[1].

Cuối năm 1948, sau chiến dịch Tây Tiến, ông làm Trưởng tiểu ban tuyên huấn của Trung đoàn 52 Tây Tiến, rồi làm Trưởng đoàn Văn nghệ Liên khu III. Ông đã viết rất nhiều truyện ngắn xuất bản và viết kịch, cũng như đã triển lãm tranh sơn dầu cùng với các hoạ sĩ nổi danh. Ông sáng tác nhạc, bài Ba Vì của ông đã nổi tiếng ở trong khu kháng chiến. Ông làm bài thơ Tây Tiến năm 1948 khi dự Đại hội toàn quân ở Liên khu III tại làng Phù Lưu Chanh (Hà Nam).

Tháng 8 năm 1951, ông xuất ngũ.[1]

Sau 1954, ông làm Biên tập viên tại báo Văn nghệ, rồi chuyển về Nhà xuất bản Văn học.

Ông bị gửi đi chỉnh huấn sau vụ Nhân Văn - Giai Phẩm, và lui về ẩn thân trong nghèo nàn và bệnh tật. Thơ của ông bị phê bình trên báo chí miền Bắc lúc đó là mang hơi hướng "tiểu tư sản", thiếu tính chiến đấu, còn ở miền Nam thì được xuất bản và phổ biến rộng rãi và được nhiều người yêu thích[2].

Về sau này, như những nhà thơ lớn khác, Nguyễn Bính, Hồ Dzếnh,... ông mai một và mất đi trong âm thầm.

Ông mất ngày 13 tháng 10 năm 1988 sau một thời gian dài đau ốm tại bệnh viện Thanh Nhàn, Hà Nội.

Năm 2001, ông được truy tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.

Đánh giá

Ông là người tài hoa, vẽ tài, hát giỏi, thơ hay. Bài thơ Tây Tiến của ông mang đậm nét hào hùng, bi tráng pha chất lãng mạn được chọn vào giảng dạy trong giáo trình trung học phổ thông. Một số bài thơ của ông đã được phổ nhạc như Tây Tiến (Phạm Duy phổ nhạc), Đôi mắt người Sơn Tây (Phạm Đình Chương phổ từ hai bài thơ Đôi bờĐôi mắt người Sơn Tây), Kẻ ở (Cung Tiến phổ nhạc). Đặc biệt bài thơ Em mãi là 20 tuổi được 3 nhạc sĩ phổ nhạc khác nhau (Việt Dũng, Phạm Trọng Cầu, Khúc Dương).

Tác phẩm tiêu biểu: các tập thơ Bài Thơ Sông Hồng (1956), Rừng Biển Quê Hương (1957), Mây Đầu Ô (1986); truyện ngắn Mùa Hoa Gạo (1950); hồi ký Làng Đồi Đánh Giặc (1976)... Thơ Quang Dũng nằm giữa biên giới của thật và mơ, như khói như mây mờ mờ ảo ảo, như tiếng vọng từ chân trời nào xa vắng...

Hiện nay tại trường PTTH xã Đan Phượng (quê ông) có đặt một bức tượng bán thân Quang Dũng trong trang phục người lính Tây Tiến.

Các bài thơ nổi tiếng

  • Tây Tiến
  • Đôi mắt người Sơn Tây
  • Đôi bờ
  • Quán bên đường
  • Lính râu ria

Tác phẩm đã xuất bản

  • Mùa hoa gạo (1950)
  • Bài thơ sông Hồng (1956)
  • Đường lên châu Thuận (1964)
  • Làng Đồi đánh giặc (1976)
  • Mây đầu ô (1986)
  • Quang Dũng - Tác phẩm chọn lọc (1988)

chú thích

Các tác phẩm khác

Một phút thoáng qua. Lượt xem: 29000
20/12/2014 18:44
Chưa gặp sao đành thương nhớ nhau ?
Đôi phen số mệnh cũng cơ cầu
Người đi mang nửa hồn đơn lẻ
Tôi về hoài vọng một đôi câu

Mưa Lượt xem: 24492
20/12/2014 18:43
Chợt mưa phùn gió lạnh
Càng lạnh cành hoa mơ
Ðất trắng ngàn cánh rụng
Tiếng quân hò thôn xa

Ngôi nhà Quang Dũng ở Sơn Tây Lượt xem: 14475
20/12/2014 18:42
Phan Lạc Tiếpbr>
Quang Dũng, từ trước tới nay vẫn được biết đến là một nhà thơ Sơn Tây. Anh đã mang hình ảnh của Sơn Tây vào đầy ắp những thi phẩm của mình. “Em từ thành Sơn chạy giặc về - Tôi thấy xứ Đoài mây trắng lắm - Cách biệt bao lần quê Bất Bạt, Chiều xanh không thấy bóng Ba Vì - Bao giờ trở lại đồng Bương Cấn. Về núi Sài Sơn ngắm lúa vàng ...” Nhưng thực ra quê hương Quang Dũng không phải là Sơn Tây, mà là Hà Đông. Quang Dũng đã lớn lên trong căn nhà nằm ở ven con đê Hiệp, thuộc huyện Đan Phượng, tỉnh Hà Đông. Đúng như thế. Nhưng tại sao trong thơ của Quang Dũng lại chỉ nói đến Sơn Tây mà ngược lại không tìm thấy hình ảnh nào của Hà Đông cả. Để hiểu nguyên nhân trên, có lẽ phải lấy Hà Nội làm khởi điểm.

Những cô hàng xén Lượt xem: 23120
20/12/2014 18:38
Rặng vải ven sông Đáy
Um tùm bóng cuối xuân
Sông cạn phơi lòng cát trắng
Người qua nâng váy ôm quần

Quán bên đường Lượt xem: 27448
20/12/2014 18:36
Tôi khách qua đường, trưa nắng gắt.
Nghỉ nhờ đây quán lệch tường xiêu
Giàn mướp nghèo không hứa hẹn bao nhiêu.
Mùa gạo đắt, đường xa, trưa vắng khách

Suối tóc Lượt xem: 31504
20/12/2014 18:36
Thuở ấy em ngồi trên cửa gác,
Tóc buông hong với gió đầu thu
Nhẹ nhàng anh đến hồn chan chứa
Ghi vội vàng em mấy nét thơ...

Tây tiến Lượt xem: 33013
20/12/2014 18:35
Sông Mã xa rồi Tây tiến ơi !
Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi

Thơ tặng ông lang Lượt xem: 22847
20/12/2014 18:34
Gian khổ đường ta ta cứ đi
Vững tâm theo kháng chiến trường kỳ
Trắng trong nguyền giữ lòng cam thảo
Son sắt càng thơm dạ quế chi

Thu quê ai Lượt xem: 26700
20/12/2014 18:33
Như cảnh đã vào thu sớm
Da rợn từng cơn, núi đổ chiều
Lá mía, tàu cau rũ héo
Vàng, ôi vàng hắt hiu !

Tiễn bạn Lượt xem: 23698
20/12/2014 18:32
Tặng anh vài giòng chữ
Hẹn sau này gặp nhau
Mùa thu miền kháng chiến
Vẫn giống thu năm nào

Hiển thị 291 - 300 tin trong 2133 kết quả