Thơ

nguồn : http://vi.wikipedia.org

Quang Dũng (tên thật là Bùi Đình Diệm; 19211988 (67 tuổi)) là một nhà thơ Việt Nam. Ông là tác giả của một số bài thơ nổi tiếng như Tây Tiến, Đôi mắt người Sơn Tây, Đôi bờ... Ngoài ra ông còn là một họa sĩ, nhạc sĩ.

Tiểu sử

Quang Dũng tên thật Bùi Đình Diệm, sinh năm 1921 tại làng Phượng Trì, huyện Đan Phượng (nay thuộc Hà Nội).

Trước cách mạng tháng Tám, ông học Ban trung học trường Thăng Long. Sau khi tốt nghiệp, ông đi dạy học tư ở Sơn Tây.

Ông gia nhập Quân đội Nhân dân Việt Nam vào ngày Cách mạng tháng Tám thành công, trở thành phóng viên tiền phương của báo Chiến đấu.[1]

Năm 1947, ông được điều đi học Trường bổ túc trung cấp quân sự Sơn Tây. Sau khoá học, ông làm Đại đội trưởng ở tiểu đoàn 212, Trung đoàn Tây Tiến. Ông tham gia chiến dịch Tây Tiến đợt hai, mở đường qua đất Tây Bắc. Trong thời gian này, ông còn được cử làm Phó đoàn tuyên truyền Lào - Việt[1].

Cuối năm 1948, sau chiến dịch Tây Tiến, ông làm Trưởng tiểu ban tuyên huấn của Trung đoàn 52 Tây Tiến, rồi làm Trưởng đoàn Văn nghệ Liên khu III. Ông đã viết rất nhiều truyện ngắn xuất bản và viết kịch, cũng như đã triển lãm tranh sơn dầu cùng với các hoạ sĩ nổi danh. Ông sáng tác nhạc, bài Ba Vì của ông đã nổi tiếng ở trong khu kháng chiến. Ông làm bài thơ Tây Tiến năm 1948 khi dự Đại hội toàn quân ở Liên khu III tại làng Phù Lưu Chanh (Hà Nam).

Tháng 8 năm 1951, ông xuất ngũ.[1]

Sau 1954, ông làm Biên tập viên tại báo Văn nghệ, rồi chuyển về Nhà xuất bản Văn học.

Ông bị gửi đi chỉnh huấn sau vụ Nhân Văn - Giai Phẩm, và lui về ẩn thân trong nghèo nàn và bệnh tật. Thơ của ông bị phê bình trên báo chí miền Bắc lúc đó là mang hơi hướng "tiểu tư sản", thiếu tính chiến đấu, còn ở miền Nam thì được xuất bản và phổ biến rộng rãi và được nhiều người yêu thích[2].

Về sau này, như những nhà thơ lớn khác, Nguyễn Bính, Hồ Dzếnh,... ông mai một và mất đi trong âm thầm.

Ông mất ngày 13 tháng 10 năm 1988 sau một thời gian dài đau ốm tại bệnh viện Thanh Nhàn, Hà Nội.

Năm 2001, ông được truy tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.

Đánh giá

Ông là người tài hoa, vẽ tài, hát giỏi, thơ hay. Bài thơ Tây Tiến của ông mang đậm nét hào hùng, bi tráng pha chất lãng mạn được chọn vào giảng dạy trong giáo trình trung học phổ thông. Một số bài thơ của ông đã được phổ nhạc như Tây Tiến (Phạm Duy phổ nhạc), Đôi mắt người Sơn Tây (Phạm Đình Chương phổ từ hai bài thơ Đôi bờĐôi mắt người Sơn Tây), Kẻ ở (Cung Tiến phổ nhạc). Đặc biệt bài thơ Em mãi là 20 tuổi được 3 nhạc sĩ phổ nhạc khác nhau (Việt Dũng, Phạm Trọng Cầu, Khúc Dương).

Tác phẩm tiêu biểu: các tập thơ Bài Thơ Sông Hồng (1956), Rừng Biển Quê Hương (1957), Mây Đầu Ô (1986); truyện ngắn Mùa Hoa Gạo (1950); hồi ký Làng Đồi Đánh Giặc (1976)... Thơ Quang Dũng nằm giữa biên giới của thật và mơ, như khói như mây mờ mờ ảo ảo, như tiếng vọng từ chân trời nào xa vắng...

Hiện nay tại trường PTTH xã Đan Phượng (quê ông) có đặt một bức tượng bán thân Quang Dũng trong trang phục người lính Tây Tiến.

Các bài thơ nổi tiếng

  • Tây Tiến
  • Đôi mắt người Sơn Tây
  • Đôi bờ
  • Quán bên đường
  • Lính râu ria

Tác phẩm đã xuất bản

  • Mùa hoa gạo (1950)
  • Bài thơ sông Hồng (1956)
  • Đường lên châu Thuận (1964)
  • Làng Đồi đánh giặc (1976)
  • Mây đầu ô (1986)
  • Quang Dũng - Tác phẩm chọn lọc (1988)

chú thích

Các tác phẩm khác

Bồ tiên thi (1) Lượt xem: 27891
18/12/2014 20:27
Chú huyện Thanh Liêm khéo giở trò,
"Bồ tiên thi" lại lấy vần bồ.
Nghênh ngang võng lọng nhờ ông sứ,
Ngọng nghẹo văn chương giở giọng ngô.

Vịnh núi An Lão Lượt xem: 23666
18/12/2014 20:26
Mặt nước mênh mông nổi một hòn,
Núi già nhưng tiếng vẫn còn non, (1)
Mảnh cây thưa thớt đầu như trọc,
Ghềnh đá long lanh ngấn chửa mòn.

Chơi núi non nước (1) Lượt xem: 26154
18/12/2014 20:25
Chom chỏm trên sông đá một hòn,
Nước trôi sóng vỗ biết bao mòn?
Phơ đầu đã tự đời Bàn Cổ, (2)
Bia miệng còn đeo tiếng trẻ con.

Tặng Đốc Hà Nam Lượt xem: 23919
18/12/2014 20:24
Ai rằng ông dại với ông điên,
Ông dại sao ông biết lấy tiền?
Cậy cái bảng vàng treo nhị giáp,
Khoét thằng mặt trắng (1) lấy tam nguyên (2)

Đĩ cầu nôm (1) Lượt xem: 22999
18/12/2014 20:23
Thiên hạ bao giờ cho hết đĩ?
Trời sinh ra cũng để mà chơi!
Dễ mấy khi làm đĩ gặp thời,
Chơi thủng trống long dùi âu mới thích

Di chúc (1) Lượt xem: 21457
18/12/2014 20:21
Kém hai tuổi xuân đầy chín chục.
Số thầy sinh phải lúc dương cùng. (2)
Đức thầy đã mỏng mòng mong,
Tuổi thầy lại sống hơn ông cụ thầy.

Chờ nhau Lượt xem: 28994
18/12/2014 16:00
Láng giềng đã đỏ đèn đâu
Chờ em ăn dập miếng giầu em sang
Đôi ta cùng ở một làng
Cùng chung một ngõ vội vàng chi anh

Qua nhà Lượt xem: 20912
18/12/2014 16:00
Cái ngày cô chưa có chồng
Đường gần tôi cứ đi vòng cho xa
Lối này lắm bưởi nhiều hoa ...
(Đi vòng để được qua nhà đấy thôi)

Hái mồng tơi Lượt xem: 29781
18/12/2014 15:59
Hoa lá quanh người lác đác rơi
Cuối vườn đeo giỏ hái mồng tơi
Mồng tơi ứa đỏ đôi tay nõn
Cô bé nhìn tay nhí nhảnh cười

Lòng yêu đương Lượt xem: 27758
18/12/2014 15:59
Yêu yêu yêu mãi thế này!
Tôi như một kẻ sa lầy trong yêu
Cao bao nhiêu thấp bấy nhiêu
Một hai ba bốn năm chiều rồi... thôi

Hiển thị 871 - 880 tin trong 2133 kết quả