nguồn : http://vi.wikipedia.org
Quang Dũng (tên thật là Bùi Đình Diệm; 1921–1988 (67 tuổi)) là một nhà thơ Việt Nam. Ông là tác giả của một số bài thơ nổi tiếng như Tây Tiến, Đôi mắt người Sơn Tây, Đôi bờ... Ngoài ra ông còn là một họa sĩ, nhạc sĩ.
Quang Dũng tên thật Bùi Đình Diệm, sinh năm 1921 tại làng Phượng Trì, huyện Đan Phượng (nay thuộc Hà Nội).
Trước cách mạng tháng Tám, ông học Ban trung học trường Thăng Long. Sau khi tốt nghiệp, ông đi dạy học tư ở Sơn Tây.
Ông gia nhập Quân đội Nhân dân Việt Nam vào ngày Cách mạng tháng Tám thành công, trở thành phóng viên tiền phương của báo Chiến đấu.[1]
Năm 1947, ông được điều đi học Trường bổ túc trung cấp quân sự Sơn Tây. Sau khoá học, ông làm Đại đội trưởng ở tiểu đoàn 212, Trung đoàn Tây Tiến. Ông tham gia chiến dịch Tây Tiến đợt hai, mở đường qua đất Tây Bắc. Trong thời gian này, ông còn được cử làm Phó đoàn tuyên truyền Lào - Việt[1].
Cuối năm 1948, sau chiến dịch Tây Tiến, ông làm Trưởng tiểu ban tuyên huấn của Trung đoàn 52 Tây Tiến, rồi làm Trưởng đoàn Văn nghệ Liên khu III. Ông đã viết rất nhiều truyện ngắn xuất bản và viết kịch, cũng như đã triển lãm tranh sơn dầu cùng với các hoạ sĩ nổi danh. Ông sáng tác nhạc, bài Ba Vì của ông đã nổi tiếng ở trong khu kháng chiến. Ông làm bài thơ Tây Tiến năm 1948 khi dự Đại hội toàn quân ở Liên khu III tại làng Phù Lưu Chanh (Hà Nam).
Tháng 8 năm 1951, ông xuất ngũ.[1]
Sau 1954, ông làm Biên tập viên tại báo Văn nghệ, rồi chuyển về Nhà xuất bản Văn học.
Ông bị gửi đi chỉnh huấn sau vụ Nhân Văn - Giai Phẩm, và lui về ẩn thân trong nghèo nàn và bệnh tật. Thơ của ông bị phê bình trên báo chí miền Bắc lúc đó là mang hơi hướng "tiểu tư sản", thiếu tính chiến đấu, còn ở miền Nam thì được xuất bản và phổ biến rộng rãi và được nhiều người yêu thích[2].
Về sau này, như những nhà thơ lớn khác, Nguyễn Bính, Hồ Dzếnh,... ông mai một và mất đi trong âm thầm.
Ông mất ngày 13 tháng 10 năm 1988 sau một thời gian dài đau ốm tại bệnh viện Thanh Nhàn, Hà Nội.
Năm 2001, ông được truy tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.
Ông là người tài hoa, vẽ tài, hát giỏi, thơ hay. Bài thơ Tây Tiến của ông mang đậm nét hào hùng, bi tráng pha chất lãng mạn được chọn vào giảng dạy trong giáo trình trung học phổ thông. Một số bài thơ của ông đã được phổ nhạc như Tây Tiến (Phạm Duy phổ nhạc), Đôi mắt người Sơn Tây (Phạm Đình Chương phổ từ hai bài thơ Đôi bờ và Đôi mắt người Sơn Tây), Kẻ ở (Cung Tiến phổ nhạc). Đặc biệt bài thơ Em mãi là 20 tuổi được 3 nhạc sĩ phổ nhạc khác nhau (Việt Dũng, Phạm Trọng Cầu, Khúc Dương).
Tác phẩm tiêu biểu: các tập thơ Bài Thơ Sông Hồng (1956), Rừng Biển Quê Hương (1957), Mây Đầu Ô (1986); truyện ngắn Mùa Hoa Gạo (1950); hồi ký Làng Đồi Đánh Giặc (1976)... Thơ Quang Dũng nằm giữa biên giới của thật và mơ, như khói như mây mờ mờ ảo ảo, như tiếng vọng từ chân trời nào xa vắng...
Hiện nay tại trường PTTH xã Đan Phượng (quê ông) có đặt một bức tượng bán thân Quang Dũng trong trang phục người lính Tây Tiến.
Tiếng Việt
Lượt xem: 15362
22/08/2013 15:05
Tiếng Việt gọi trong hoàng hôn khói sẫm
Cánh đồng xa cò trắng rủ nhau về
Có con nghé trên lưng bùn ướt đẫm
Nghe xạc xào gió thổi giữa cau tre.
Em
Lượt xem: 27597
22/08/2013 15:04
Em làm thay đổi đời anh
Như màu trời đổi thay sắc nước
Như gió bấc, gió nồm đổi mùa nóng lạnh
Như phù sa đằm thắm tạo đồng bằng
Nơi ấy
Lượt xem: 22193
22/08/2013 14:58
Ở nơi ấy có đồi mua tím
Có con đường đất mịn mát chân đi
Ở nơi ấy có một rừng bưởi chín
Có người em bé nhỏ ngóng ta về
Anh đã mất chi, Anh đã được gì
Lượt xem: 24855
22/08/2013 14:57
Phải chăng anh đã mất giấc mơ
Mất tiếng ve và những mùa dưa chín
Anh đã mất cả mây qua lòng giếng
Cả tiếng gà hẻm núi cả cơn mưa
Nếu đó là tội lỗi
Lượt xem: 20239
22/08/2013 14:56
Một con người không phải chỉ là một cái tên trong hộ khẩu
Một con tốt trong bàn cờ
Một viên gạch một cái đinh
Để treo biển hàng và đặt ghế
Viết lại một bài thơ Hà Nội
Lượt xem: 18360
22/08/2013 14:54
Thành phố tiếng cười thành phố nước mắt
Con gió đi về ngõ chợ mùa đông
Những bầy ve suốt mùa hè kêu khát
Những quả bóng màu bay mất
Đất nước đàn bầu (câu 201 - 238)
Lượt xem: 22536
22/08/2013 14:53
Lời em nói có măng rừng muối bể
Hồn dân tộc dậy ta làm thi sĩ
Quá khứ nhiều mà ta chẳng già nua
Mọi tai ương khủng khiếp đã qua
Đất nước đàn bầu (câu 151 - 200)
Lượt xem: 19726
22/08/2013 14:51
Người nô lệ da vàng bất khuất
Vươn giữa trời thơm ngát tấm lòng son
Tóc phơ phơ bạc trắng sợi đau buồn
Sao bà hát những lời da diết
Đất nước đàn bầu (câu 101 - 150)
Lượt xem: 20464
22/08/2013 14:50
Phường chạm bạc, phường đúc đồng
Phố hàng Hài thêu những chiếc hài cong.
Những cô gái dệt the và phất quạt
Những hàng Điếu hàng Buồm hàng Bát
Đất nước đàn bầu (câu 051 - 100)
Lượt xem: 16613
22/08/2013 14:49
Anh con trai phường vải không về
Sông Cầu xa thăm thẳm
Vạt áo tứ thân lau nước mắt
Bà hát tôi nghe những điệu buồn
Hiển thị 1571 - 1580 tin trong 2133 kết quả