nguồn : http://vi.wikipedia.org
Quách Tấn (1910-1992), tự là Đăng Đạo, hiệu Trường Xuyên, các tiểu hiệu là Định Phong, Cổ Bàn Nhân, Thi Nại Thị, Lão giữ vườn; là một nhà thơ Việt Nam. Ông cùng với Hàn Mặc Tử, Yến Lan, Chế Lan Viên được người đương thời ở Bình Định gọi là Bàn thành tứ hữu, nghĩa là Bốn người bạn ở thành Đồ Bàn.
Ông sinh ngày 23 tháng 11 năm Kỷ Dậu (tức ngày 4 tháng 1 năm 1910, nhưng giấy khai sinh thì ghi là ngày 1 tháng 1 năm 1910) tại thôn Trường Định, huyện Bình Khê (nay là xã Bình Hòa, huyện Tây Sơn) tỉnh Bình Định.
Tổ tiên ông vốn là người Trung Quốc sang Việt Nam. Cha ông là Quách Phương Xuân, thông chữ Pháp; mẹ là Trần Thị Hào, giỏi chữ Hán. Anh em ông gồm 10 người nhưng chỉ còn lại ba là ông, Quách Tạo và Quách Thị Mộng Lan.
Lúc nhỏ Quách Tấn học chữ Hán. Đến 12 tuổi, ông mới bắt đầu học Quốc ngữ và Pháp ngữ tại trường Pháp Việt Quy Nhơn (nay là Quốc học Quy Nhơn), rồi đậu cao đẳng tiểu học (primaire Supérieur) năm 1929.
Sau đây là quá trình hoạt động của ông:
- 1930, làm phán sự Tòa sứ tại Tòa khâm sứ Huế, rồi đổi lên Tòa sứ Đồng Nai Thượng ở Đà Lạt.
- 1935, về làm việc tại Tòa sứ Nha Trang.
-1939, xuất bản tập thơ đầu tay: Một tấm lòng (Tản Đà đề tựa, Hàn Mặc Tử đề bạt).
- 1945, tản cư về Bình Định tham gia chống Pháp, làm thủ quỹ cho Ủy ban ủng hộ kháng chiến và Mặt trận liên hiệp quốc dân huyện Bình Khê.
- 1949, mở Trường trung học tư thục Mai Xuân Thưởng tại thôn An Chánh huyện Bình Khê.
- 1951, được trưng dụng dạy Trường trung học An Nhơn rồi Trường trung học Bình Khê.
- 1954, hồi cư về Nha Trang được tái bổ vào ngạch thư ký hành chánh.
- 1955, làm tại tòa hành chánh Quy Nhơn cho đến 1957. Tiếp theo, ông giữ chức Phó tỉnh trưởng tỉnh Bình Định. Nhờ cương vị này, Quách Tấn đã can thiệp với chính quyền địa phương, chọn được một vùng đất địa thế đẹp tại Ghềnh Ráng (Quy Nhơn), rồi chuyển hài cốt người bạn tri âm là thi sĩ Hàn Mặc Tử từ nghĩa trang nhà thương phung Quy Hòa về an táng tại đây. Ít lâu sau, Quách Tấn đổi về Sở Du lịch Huế (1957-1958), Ty Kiến thiết Nha Trang (1958-1963), rồi giữ chức Phó tỉnh trưởng tỉnh Khánh Hòa (1963-1965)
- 1965, nghỉ hưu tại nhà số 12 đường Bến Chợ Nha Trang (gần chợ Đầm), tiếp tục viết văn làm thơ.
- 1987, ông lâm cảnh mù lòa rồi mất ngày 21 tháng 12 năm 1992 tại Nha Trang, hưởng thọ 82 tuổi.
Quách Tấn lập gia đình năm 1929. Vợ ông là bà Nguyễn Thị Nhiếp, hiệu Thanh Tâm, sinh trưởng tại Phú Phong, huyện Bình Khê, tỉnh Bình Định.
Quách Tấn Tấn tập làm thơ từ lúc học lớp đệ nhất niên trường Quy Nhơn. Lúc ra trường ông đã thông thạo các thể thơ, nhưng chính thức bước vào làng văn thơ từ năm 1932 [1]. Năm 1933, ông đã có thơ đăng trên An Nam tạp chí, Phụ nữ tân văn, Tiếng dân và Tiểu thuyết thứ bảy… Ông từng được thi sĩ Tản Đà khen khi bình bài Đến thăm vườn cũ cảm tác của ông. Tản Đà viết: Nói về bên tình thì rất lâm ly mà nói về bên tài cũng đến thế là hay[2]. Sau đây là một số tác phẩm chính của ông:
Ngoài ra ông còn 13 tập thơ chưa xuất bản.
Ngoài ra ông còn 20 tập văn chưa xuất bản.
Ông viết chung với con trai là Quách Giao các tập:
Đối với thơ, tôi (Quách Tấn) không tách biệt "mới" và "cũ". Tôi lựa thể Đường luật vì thấy thích hợp với tâm hồn mình. Vì đã lựa được con đường đi nên từ 1932 đến 1941, mặc dù phong trào Thơ Mới sôi nổi, tôi vẫn giữ thể Đường luật.[4]
Nói về phong cách sống của Quách Tấn, Nguyễn Vỹ viết:
Về sự nghiệp văn chương, tuy Quách Tấn viết nhiều thể loại, nhưng người ta chú ý đến ông là nhờ thơ, nhất là hai tập thơ đầu. Đặng Thị Hảo cho biết:
Đến hai năm sau (1941), khi thi phẩm Mùa cổ điển ra đời, thì giới yêu thơ mới bắt đầu chú ý đến thơ ông nhiều hơn. Tháng 10 năm ấy, Quách Tấn được Hoài Thanh-Hoài Chân giới thiệu trong Thi nhân Việt Nam:
Nhưng Vũ Ngọc Phan lại có ý kiến trái ngược:
Những năm gần đây, tài thơ của ông được đánh giá như sau. Trích trong Từ điển văn học (bộ mới):
Trong Từ điển Tác gia Văn hóa Việt Nam có đoạn:
Trắc ẩn
Lượt xem: 30061
20/12/2014 18:30
Chưa gặp sao đành thương nhớ nhau ?
Đòi phen số mệnh cũng cơ cầu
Người đi mang nửa hồn đơn lẻ
Tôi về hoài vọng một đôi câu
Trông bạn
Lượt xem: 26538
20/12/2014 18:30
Nhà anh chân núi đá
Tre xanh ven lối vườn
Mẹ già đọc sách cổ
Quí người mấy ai hơn
Ánh sao khuê
Lượt xem: 35340
20/12/2014 16:40
Nguyễn Trãi (1380 - 1442)
ức Trai tâm thượng quang khuê tảo
Lê Thánh Tôn
Ba họ - bao nhiêu người?
Bao đầu rụng tru di buổi ấy?
Dòng thơ - dòng máu chảy
Sáu thế kỷ rồi đâu dễ vơi.
Lời thơ - lời sấm
Lượt xem: 22933
20/12/2014 16:38
Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585)
Biển xanh thành nương dâu
thơ báo trước việc đời năm thế kỷ
thiên chức nhà thơ với cõi trần đến thế
hành tinh này còn có ở nơi đâu?
Đá vọng phu
Lượt xem: 32079
20/12/2014 16:37
Đoàn Thị Điểm (1705 - 1748)
Mỗi chinh phụ, một câu thơ hóa đá
hồn vọng phu còn tỏa khói sương
trăm năm hào kiệt phi xương
lệ rơi thấm giấy dễ thường chưa khô!
Mảnh tình riêng ấy
Lượt xem: 26367
20/12/2014 16:37
Bà Huyện Thanh Quan (1755-...)
Đi giữa nước nhà còn nhớ nước
phải đâu khắc khoải cuốc kêu trăng!
Thì ra chả cứ là xa khuất
khi mình lại nhớ chính mình chăng?
Mượn sóng Tiền Đường
Lượt xem: 24041
20/12/2014 16:36
Nguyễn Du (1765 - 1810)
Quê nhà nào thiếu gì sông nước
chẳng thiếu dòng sâu máu cuộn ngầu
sao không là sông Lam, sông Hương
sông nước mắt
phải mượn Tiền Đường gửi nỗi đau!
Tuần rằm
Lượt xem: 20439
20/12/2014 16:35
xin nhớ kiêng thơ chị...
Hồ Xuân Hương (1768- ...?)
Thiếu nữ ngủ ngày quên chốt cửa
bao nhiêu quân tử bước dùng dằng
hữu hình ba góc, vô hình gió
mát mặt anh hùng đến thế chăng ?
Công chúa Ai Tư
Lượt xem: 27820
20/12/2014 16:33
Lê Ngọc Hân (1770-1799)
Tài hoa cung cấm gập ghềnh
long đong gấm lụa, lênh đênh kiệu vàng
trông vời một chiếc thuyền nan
cảm thương quê mẹ chưa lần về thăm.
Chín tầng mây còn thấp
Lượt xem: 25380
20/12/2014 16:26
Cao Bá Quát (1809 - 1855)
Chấm muội đèn chữa câu phạm húy
Cái roi song xóa mộng công danh
văn chưng một thuở "vô Tiền Hán"
cùm khóa chân, nghiên bút tan tành.
Hiển thị 391 - 400 tin trong 2222 kết quả