nguồn : http://vi.wikipedia.org
Quách Tấn (1910-1992), tự là Đăng Đạo, hiệu Trường Xuyên, các tiểu hiệu là Định Phong, Cổ Bàn Nhân, Thi Nại Thị, Lão giữ vườn; là một nhà thơ Việt Nam. Ông cùng với Hàn Mặc Tử, Yến Lan, Chế Lan Viên được người đương thời ở Bình Định gọi là Bàn thành tứ hữu, nghĩa là Bốn người bạn ở thành Đồ Bàn.
Ông sinh ngày 23 tháng 11 năm Kỷ Dậu (tức ngày 4 tháng 1 năm 1910, nhưng giấy khai sinh thì ghi là ngày 1 tháng 1 năm 1910) tại thôn Trường Định, huyện Bình Khê (nay là xã Bình Hòa, huyện Tây Sơn) tỉnh Bình Định.
Tổ tiên ông vốn là người Trung Quốc sang Việt Nam. Cha ông là Quách Phương Xuân, thông chữ Pháp; mẹ là Trần Thị Hào, giỏi chữ Hán. Anh em ông gồm 10 người nhưng chỉ còn lại ba là ông, Quách Tạo và Quách Thị Mộng Lan.
Lúc nhỏ Quách Tấn học chữ Hán. Đến 12 tuổi, ông mới bắt đầu học Quốc ngữ và Pháp ngữ tại trường Pháp Việt Quy Nhơn (nay là Quốc học Quy Nhơn), rồi đậu cao đẳng tiểu học (primaire Supérieur) năm 1929.
Sau đây là quá trình hoạt động của ông:
- 1930, làm phán sự Tòa sứ tại Tòa khâm sứ Huế, rồi đổi lên Tòa sứ Đồng Nai Thượng ở Đà Lạt.
- 1935, về làm việc tại Tòa sứ Nha Trang.
-1939, xuất bản tập thơ đầu tay: Một tấm lòng (Tản Đà đề tựa, Hàn Mặc Tử đề bạt).
- 1945, tản cư về Bình Định tham gia chống Pháp, làm thủ quỹ cho Ủy ban ủng hộ kháng chiến và Mặt trận liên hiệp quốc dân huyện Bình Khê.
- 1949, mở Trường trung học tư thục Mai Xuân Thưởng tại thôn An Chánh huyện Bình Khê.
- 1951, được trưng dụng dạy Trường trung học An Nhơn rồi Trường trung học Bình Khê.
- 1954, hồi cư về Nha Trang được tái bổ vào ngạch thư ký hành chánh.
- 1955, làm tại tòa hành chánh Quy Nhơn cho đến 1957. Tiếp theo, ông giữ chức Phó tỉnh trưởng tỉnh Bình Định. Nhờ cương vị này, Quách Tấn đã can thiệp với chính quyền địa phương, chọn được một vùng đất địa thế đẹp tại Ghềnh Ráng (Quy Nhơn), rồi chuyển hài cốt người bạn tri âm là thi sĩ Hàn Mặc Tử từ nghĩa trang nhà thương phung Quy Hòa về an táng tại đây. Ít lâu sau, Quách Tấn đổi về Sở Du lịch Huế (1957-1958), Ty Kiến thiết Nha Trang (1958-1963), rồi giữ chức Phó tỉnh trưởng tỉnh Khánh Hòa (1963-1965)
- 1965, nghỉ hưu tại nhà số 12 đường Bến Chợ Nha Trang (gần chợ Đầm), tiếp tục viết văn làm thơ.
- 1987, ông lâm cảnh mù lòa rồi mất ngày 21 tháng 12 năm 1992 tại Nha Trang, hưởng thọ 82 tuổi.
Quách Tấn lập gia đình năm 1929. Vợ ông là bà Nguyễn Thị Nhiếp, hiệu Thanh Tâm, sinh trưởng tại Phú Phong, huyện Bình Khê, tỉnh Bình Định.
Quách Tấn Tấn tập làm thơ từ lúc học lớp đệ nhất niên trường Quy Nhơn. Lúc ra trường ông đã thông thạo các thể thơ, nhưng chính thức bước vào làng văn thơ từ năm 1932 [1]. Năm 1933, ông đã có thơ đăng trên An Nam tạp chí, Phụ nữ tân văn, Tiếng dân và Tiểu thuyết thứ bảy… Ông từng được thi sĩ Tản Đà khen khi bình bài Đến thăm vườn cũ cảm tác của ông. Tản Đà viết: Nói về bên tình thì rất lâm ly mà nói về bên tài cũng đến thế là hay[2]. Sau đây là một số tác phẩm chính của ông:
Ngoài ra ông còn 13 tập thơ chưa xuất bản.
Ngoài ra ông còn 20 tập văn chưa xuất bản.
Ông viết chung với con trai là Quách Giao các tập:
Đối với thơ, tôi (Quách Tấn) không tách biệt "mới" và "cũ". Tôi lựa thể Đường luật vì thấy thích hợp với tâm hồn mình. Vì đã lựa được con đường đi nên từ 1932 đến 1941, mặc dù phong trào Thơ Mới sôi nổi, tôi vẫn giữ thể Đường luật.[4]
Nói về phong cách sống của Quách Tấn, Nguyễn Vỹ viết:
Về sự nghiệp văn chương, tuy Quách Tấn viết nhiều thể loại, nhưng người ta chú ý đến ông là nhờ thơ, nhất là hai tập thơ đầu. Đặng Thị Hảo cho biết:
Đến hai năm sau (1941), khi thi phẩm Mùa cổ điển ra đời, thì giới yêu thơ mới bắt đầu chú ý đến thơ ông nhiều hơn. Tháng 10 năm ấy, Quách Tấn được Hoài Thanh-Hoài Chân giới thiệu trong Thi nhân Việt Nam:
Nhưng Vũ Ngọc Phan lại có ý kiến trái ngược:
Những năm gần đây, tài thơ của ông được đánh giá như sau. Trích trong Từ điển văn học (bộ mới):
Trong Từ điển Tác gia Văn hóa Việt Nam có đoạn:
Truyện Kiều 2551-2600 (tác phẩm có 3254 hàng)
Lượt xem: 17924
21/08/2013 21:03
2551 Tin tôi, nên quá nghe lời,
2552 “Đem thân bách chiến làm tôi triều đình.
2553 “Ngỡ là phu quý, phụ vinh,
2554 “Ai ngờ một phút tan tành thịt xương!
Truyện Kiều 2601-2650 (tác phẩm có 3254 hàng)
Lượt xem: 17199
21/08/2013 21:02
2601 Kiệu hoa áp thẳng xuống thuyền,
2602 Lá màn rủ thấp, ngọn đèn khêu cao.
2603 Nàng càng ủ liễu phai đào,
2604 Trăm phần nào có phần nào phần tươi?
Truyện Kiều 3051-3100 (tác phẩm có 3254 hàng)
Lượt xem: 11951
21/08/2013 20:58
3051 Ông rằng: “Bỉ thử nhất thì,
3052 “Tu hành, thì cũng phải khi tòng quyền.
3053 “Phải điều cầu Phật, cầu Tiên,
3054 “Tình kia, Hiếu nọ, ai đền cho đây?
Truyện Kiều 2651-2700 (tác phẩm có 3254 hàng)
Lượt xem: 17459
21/08/2013 20:57
2651 Gặp bà Tam Hợp đạo cô,
2652 Thong dong hỏi hết nhỏ to sự nàng:
2653 “Người sao hiếu nghĩa đủ đường?
2654 “Kiếp sao rặt những đoạn trường thế thôi?”
Truyện Kiều 3151-3200 (tác phẩm có 3254 hàng)
Lượt xem: 13691
21/08/2013 20:56
3151 “Những như âu yếm vành ngoài,
3152 “Còn toan mở mặt với người cho qua?
3153 “Lại như những thói người ta,
3154 “Vớt hương dưới đất, bẻ hoa cuối mùa.
Truyện Kiều 3201-3254 (tác phẩm có 3254 hàng)
Lượt xem: 12130
21/08/2013 20:53
3201 Khúc đâu êm ái xuân tình,
3202 ấy hồn Thục đế, hay mình đỗ quyên?
3203 Trong sao châu rỏ duềnh quyên!
3204 ấm sao hạt ngọc Lam-điền mới đông!
Chiêu hồn tử sĩ
Lượt xem: 13044
21/08/2013 20:49
Tiết tháng bảy mưa dầm xùi xụt
Lọt hơi sương lạnh buốt xương khô
Não người thay bấy chiều thu
Ngàn lau khảm bạc, giếng ngô rụng vàng
Văn tế thập loại chúng sinh
Lượt xem: 11554
21/08/2013 20:48
Tiết tháng bảy mưa dầm sùi sụt,
Toát hơi may lạnh buốt xương khô
Não ngườI thay buổi chiều thu,
Ngàn lau nhuốm bạc lá ngô rụng vàng...
Ngẫu hứng
Lượt xem: 16836
21/08/2013 20:46
Lau trắng nở phau, cúc chớm vàng
Lòng quê muôn dặm với đêm trường
Đẩy song gượng dậy xem trăng sáng
Bóng rợp che trùm, lấp bóng trăng.
Bướm chết trong sách (Điệp tử thư trung)
Lượt xem: 14394
21/08/2013 20:45
Vân song tằng kỷ nhiễm thư hương
Tạ khước phong lưu vị thị cuồng
Bạc mệnh hữu duyên lưu giản tịch
Tàn hồn vô lệ khốc văn chương
Hiển thị 1761 - 1770 tin trong 2222 kết quả