nguồn : http://vi.wikipedia.org
Quách Tấn (1910-1992), tự là Đăng Đạo, hiệu Trường Xuyên, các tiểu hiệu là Định Phong, Cổ Bàn Nhân, Thi Nại Thị, Lão giữ vườn; là một nhà thơ Việt Nam. Ông cùng với Hàn Mặc Tử, Yến Lan, Chế Lan Viên được người đương thời ở Bình Định gọi là Bàn thành tứ hữu, nghĩa là Bốn người bạn ở thành Đồ Bàn.
Ông sinh ngày 23 tháng 11 năm Kỷ Dậu (tức ngày 4 tháng 1 năm 1910, nhưng giấy khai sinh thì ghi là ngày 1 tháng 1 năm 1910) tại thôn Trường Định, huyện Bình Khê (nay là xã Bình Hòa, huyện Tây Sơn) tỉnh Bình Định.
Tổ tiên ông vốn là người Trung Quốc sang Việt Nam. Cha ông là Quách Phương Xuân, thông chữ Pháp; mẹ là Trần Thị Hào, giỏi chữ Hán. Anh em ông gồm 10 người nhưng chỉ còn lại ba là ông, Quách Tạo và Quách Thị Mộng Lan.
Lúc nhỏ Quách Tấn học chữ Hán. Đến 12 tuổi, ông mới bắt đầu học Quốc ngữ và Pháp ngữ tại trường Pháp Việt Quy Nhơn (nay là Quốc học Quy Nhơn), rồi đậu cao đẳng tiểu học (primaire Supérieur) năm 1929.
Sau đây là quá trình hoạt động của ông:
- 1930, làm phán sự Tòa sứ tại Tòa khâm sứ Huế, rồi đổi lên Tòa sứ Đồng Nai Thượng ở Đà Lạt.
- 1935, về làm việc tại Tòa sứ Nha Trang.
-1939, xuất bản tập thơ đầu tay: Một tấm lòng (Tản Đà đề tựa, Hàn Mặc Tử đề bạt).
- 1945, tản cư về Bình Định tham gia chống Pháp, làm thủ quỹ cho Ủy ban ủng hộ kháng chiến và Mặt trận liên hiệp quốc dân huyện Bình Khê.
- 1949, mở Trường trung học tư thục Mai Xuân Thưởng tại thôn An Chánh huyện Bình Khê.
- 1951, được trưng dụng dạy Trường trung học An Nhơn rồi Trường trung học Bình Khê.
- 1954, hồi cư về Nha Trang được tái bổ vào ngạch thư ký hành chánh.
- 1955, làm tại tòa hành chánh Quy Nhơn cho đến 1957. Tiếp theo, ông giữ chức Phó tỉnh trưởng tỉnh Bình Định. Nhờ cương vị này, Quách Tấn đã can thiệp với chính quyền địa phương, chọn được một vùng đất địa thế đẹp tại Ghềnh Ráng (Quy Nhơn), rồi chuyển hài cốt người bạn tri âm là thi sĩ Hàn Mặc Tử từ nghĩa trang nhà thương phung Quy Hòa về an táng tại đây. Ít lâu sau, Quách Tấn đổi về Sở Du lịch Huế (1957-1958), Ty Kiến thiết Nha Trang (1958-1963), rồi giữ chức Phó tỉnh trưởng tỉnh Khánh Hòa (1963-1965)
- 1965, nghỉ hưu tại nhà số 12 đường Bến Chợ Nha Trang (gần chợ Đầm), tiếp tục viết văn làm thơ.
- 1987, ông lâm cảnh mù lòa rồi mất ngày 21 tháng 12 năm 1992 tại Nha Trang, hưởng thọ 82 tuổi.
Quách Tấn lập gia đình năm 1929. Vợ ông là bà Nguyễn Thị Nhiếp, hiệu Thanh Tâm, sinh trưởng tại Phú Phong, huyện Bình Khê, tỉnh Bình Định.
Quách Tấn Tấn tập làm thơ từ lúc học lớp đệ nhất niên trường Quy Nhơn. Lúc ra trường ông đã thông thạo các thể thơ, nhưng chính thức bước vào làng văn thơ từ năm 1932 [1]. Năm 1933, ông đã có thơ đăng trên An Nam tạp chí, Phụ nữ tân văn, Tiếng dân và Tiểu thuyết thứ bảy… Ông từng được thi sĩ Tản Đà khen khi bình bài Đến thăm vườn cũ cảm tác của ông. Tản Đà viết: Nói về bên tình thì rất lâm ly mà nói về bên tài cũng đến thế là hay[2]. Sau đây là một số tác phẩm chính của ông:
Ngoài ra ông còn 13 tập thơ chưa xuất bản.
Ngoài ra ông còn 20 tập văn chưa xuất bản.
Ông viết chung với con trai là Quách Giao các tập:
Đối với thơ, tôi (Quách Tấn) không tách biệt "mới" và "cũ". Tôi lựa thể Đường luật vì thấy thích hợp với tâm hồn mình. Vì đã lựa được con đường đi nên từ 1932 đến 1941, mặc dù phong trào Thơ Mới sôi nổi, tôi vẫn giữ thể Đường luật.[4]
Nói về phong cách sống của Quách Tấn, Nguyễn Vỹ viết:
Về sự nghiệp văn chương, tuy Quách Tấn viết nhiều thể loại, nhưng người ta chú ý đến ông là nhờ thơ, nhất là hai tập thơ đầu. Đặng Thị Hảo cho biết:
Đến hai năm sau (1941), khi thi phẩm Mùa cổ điển ra đời, thì giới yêu thơ mới bắt đầu chú ý đến thơ ông nhiều hơn. Tháng 10 năm ấy, Quách Tấn được Hoài Thanh-Hoài Chân giới thiệu trong Thi nhân Việt Nam:
Nhưng Vũ Ngọc Phan lại có ý kiến trái ngược:
Những năm gần đây, tài thơ của ông được đánh giá như sau. Trích trong Từ điển văn học (bộ mới):
Trong Từ điển Tác gia Văn hóa Việt Nam có đoạn:
Bóng đêm buồn hóa thạch
Lượt xem: 18520
17/12/2014 21:44
Ngọn đuốc nào còn soi sáng lương tâm
Sự đấu tranh cho tiếng lòng nhân bản
Nói đi anh để cơn mưa vào hạn
Mảnh đất còi còn đó chút tâm tư
Ngọn đuốc Mẹ Việt Nam
Lượt xem: 26274
17/12/2014 21:42
Ngọn đuốc ấy thấp lên từ tâm khảm
Đốt bạo tàn cho tiếng nói tự do
Mẹ Việt Nam ấp ủ những cánh cò
Thương đàn con đang tìm đường công lý
Khi nỗi nhớ đi hoang
Lượt xem: 14753
17/12/2014 21:41
Đây vần thơ viết cho em
Ngoài kia lá đổ bên thềm sương giăng
Vào lòng một nửa vầng trăng
Để nghe thao thức những lần xa nhau
Đằng sau ly cà phê đắng
Lượt xem: 12648
17/12/2014 21:41
Trời vào thu lá vàng bay xuống phố
Quán bên đường giọt đắng tách cà phê
Có một người ngồi đó lạnh lòng se
Từng giọt sương trên vai buồn viễn xứ
Ông lão bán chuối
Lượt xem: 18222
17/12/2014 21:40
Dắt xe trên phố đông người
Một ông lão với nụ cười xa xăm
Tuổi đời cũng sắp tám lăm
Chiếc xe đạp cũ bàn chân có mòn
Thương ca hồn Việt
Lượt xem: 28091
17/12/2014 21:39
Xin đừng quên mình da vàng máu đỏ
Giống Lạc Hồng con cháu mẹ Âu Cơ
Xin đừng quên để làm kẻ hững hờ
Mà quê hương đang thiếu người trở lại
Mùa đông kỷ niệm
Lượt xem: 14413
17/12/2014 21:38
Chừng như lạnh giá hồn tôi
Tiếng chuông còn đó trong lời thánh ca
Đêm huyền thoại của ngày xa
Nghe thời gian có nhớ qua cõi lòng
Cơm hến buồn của Huế
Lượt xem: 20247
17/12/2014 21:37
Em trở lại với tay bồng tay dắt
Ngang qua vườn ngày tháng của tuổi thơ
Hàng me xưa đã nhạt lối mong chờ
Con chuồn chuồn nghiêng mình chao đôi cánh
Nhạt nhoà mưa kỷ niệm
Lượt xem: 16828
17/12/2014 21:36
Thương mái tóc còn thơm mùi giấc ngủ
Chưa một lần ai vuốt qua bàn tay
Em để dài hờ hững qua bờ vai
Cơn gió hôn để lòng anh thầm ước
Còn nỗi nhớ nào quên
Lượt xem: 12973
17/12/2014 21:35
Thương áo tím không còn bên hàng cúc
Em lấy chồng Mạ bắt đó anh ơi
Cơm hến buồn con ruốc nuốt không trôi
Em nhớ anh răng chi mà nhớ rứa
Hiển thị 1241 - 1250 tin trong 2222 kết quả