Thơ

nguồn : http://vi.wikipedia.org

Aleksandr Sergeyevich Pushkin (tiếng Nga: ; 17991837) là một nhà thơ, nhà văn, nhà viết kịch nổi tiếng người Nga. Được tôn vinh là đại thi hào, Mặt trời thi ca Nga, ông đã có những đóng góp to lớn trong việc phát triển ngôn ngữ văn học Nga hiện đại và là biểu tượng của dòng văn học lãng mạn Nga thế kỷ XIX.

Thời thơ ấu

Pushkin sinh ngày 6 tháng 6 năm 1799 (26 tháng 5 theo lịch cũ) tại thành phố Moskva trong một gia đình quý tộc Nga có nguồn gốc từ thế kỷ 12. Mẹ ông thuộc dòng dõi của Abram Petrovich Gannibal, một người nô lệ da đen của vua Pyotr Đại đế[1]. Nhờ thông minh xuất chúng và có những đóng góp lớn về quân sự, hàng hải cho nước Nga, Gannibal đã được Pyotr Đại đế nhận làm con nuôi. Thời thơ ấu, trong những tháng hè, Puskin thường tới sống với bà ngoại tại ngôi làng nhỏ Zakharov, gần thành phố Zvenigorod, ngoại ô Moskva. Những tháng ngày êm đềm ở đây về sau này được phản ảnh trong những bài thơ đầu tiên của Puskin ("Thầy tu", 1813; "Bova", 1814; "Lời nhắn cho Yudin", 1815; "Giấc mơ", 1816).

Thời niên thiếu

Sáu tuổi, Pushkin được tuyển vào trường Lyceum Hoàng gia[2], tại Tsarskoe Selo (Hoàng Thôn, nay là thị trấn Pushkin) gần kinh đô Sankt-Peterburg. Thời gian theo học tại đây ông đã chứng kiến cuộc chiến tranh giữa quân đội Nga hoàng với quân Pháp của Napoléon I (1812). Ông có bài thơ nổi tiếng về chủ đề này - "Hồi ức ở Hoàng Thôn" (Воспоминание о Царском Селе, 1815). Bài thơ này đã được nhà phê bình văn học Nga nổi tiếng thời bấy giờ là Gavrila Romanovich Derzhavin (Гаври́л Рома́нович Держа́вин) coi là một tác phẩm kiệt xuất và đã tôn vinh Pushkin, khi đó mới 16 tuổi, như một nhà thơ lớn của nước Nga.

Sau khi tốt nghiệp Lyceum, Pushkin tích cực tham gia vào các hoạt động văn học nghệ thuật của giới quý tộc trí thức trẻ tại Sankt-Peterburg, lúc bấy giờ đang nỗ lực đấu tranh cho một cuộc cách mạng xoá bỏ chế độ nông nô tại Nga. Thời gian này ông cho ra đời những bài thơ mang tính chính trị như "Gửi Chaadaev" (К Чаадаеву, 1818), "Gửi N. Ya. Plyuskova" (Н. Я. Плюсковой, 1818), "Làng quê" (Деревня, 1819)... Năm 1820 Pushkin cho in bản trường ca đầu tiên của mình - "Ruslan và Lyudmila" (Руслан и Людмила) và ngay lập tức tạo được tiếng vang lớn về phong cách cũng như chủ đề, mặc dù cũng phải chịu sự công kích dữ dội từ phía chính quyền.

Đi đày

Mùa xuân 1820, do những bài thơ cách mạng, thống đốc Sankt-Peterburg, bá tước M. Miloradovich, đã quyết định đày Pushkin tới Sibir. Tuy nhiên nhờ sự giúp đỡ và ảnh hưởng của những người bạn (Nikolai Mikhailovich Karamzin, Pyotr Yakovlevich Chaadayev, Fyodor Nikolayevich Glinka), cuối cùng ông chỉ phải chịu mức án nhẹ hơn là bị trục xuất khỏi thành phố Sankt-Peterburg vô thời hạn. Sau khi rời Sankt-Peterburg, Pushkin đã đi xuống miền nam nước Nga, tới KavkazKrym, Moldova, Kiev. Trong thời gian này ông vẫn tiếp tục cho ra đời những tác phẩm mới có ảnh hưởng rất lớn tới văn học Nga thế kỷ 19, như "Người tù binh Kavkaz" (Кавказский пленник, 1822), "Gavriiliada" (Гавриилиада, 1821), "Anh em lũ cướp" (Братья разбойники, 1822), "Đài phun nước Bakhchisaraysky" (Бахчисарайский фонтан, 1824). Năm 1823, ở Kishinov, Pushkin bắt tay vào viết tiểu thuyết bằng thơ, kiệt tác "Yevgeny Onegin"[3] (Евгений Онегин).

Tháng 7 năm 1824, với đơn xin ân xá, Pushkin được chính quyền cho phép về ở khu trang trại Pskov tại vùng Mikhailovskoe dưới sự kiểm soát của gia đình. Tại Mikhailovskoe ông đã sang tác những tác phẩm lịch sử như vở kịch "Boris Godunov" (Борис Годунов, 1825), "Với biển cả" (К морю, 1826), trường ca "Những người Digan" (Цыганы, 1827).

Năm 1825, trong lần sang thăm trang trại láng giềng, Pushkin đã gặp nàng Anna Kern, người tạo cho ông cảm hứng để sáng tác bài thơ nổi tiếng "Gửi K". Cuối năm 1825 đầu năm 1826 kết thúc chương năm và sáu của "Evgeny Onegin", mà lúc đó Puskin coi là đoạn kết cho phần một của tác phẩm.

Cuối năm 1825, thông qua một số viên chức có thiện chí, Pushkin đã được tiếp cận Nga hoàng Nikolai I để đệ đơn xin ân xá và được Nga hoàng chấp thuận. Tuy nhiên sau thất bại của cuộc khởi nghĩa Tháng Chạp năm 1825 tại Sankt-Peterburg, chính quyền đã xem xét lại tất cả các ấn phẩm chống đối chính quyền của Pushkin trước đó và quyết định buộc ông bị quản thúc tại gia và có chính sách kiểm duyệt nghiêm khắc các tác phẩm của nhà thơ. Pushkin đã chuyển về Moskva sống trong thời gian này.

Năm 1831 được đánh dấu bởi một sự kiện rất quan trọng trong sự nghiệp của Pushkin, ông đã có buổi gặp gỡ với Nikolai Vasilyevich Gogol, một nhà văn Nga nổi tiếng khác. Cả hai nhanh chóng trở thành bạn thân và luôn hỗ trợ nhau trong hoạt động nghệ thuật. Puskin đã có ảnh hưởng lớn tới những nhân vật trong các tác phẩm châm biếm phê phán hiện thực của Gogol.

Cùng năm 1831, Pushkin kết hôn với người đẹp Natalia Goncharova, người đã đem lại cho ông cảm hứng sáng tác lớn lao. Ông hoàn tất chương "Bức thư của Onegin" trong tác phẩm "Evegeny Onegin" và cũng là chương kết của công trình vĩ đại mà nhà thơ đã mất 8 năm để thực hiện.

Trở lại Sankt-Peterburg

Tháng 11 năm 1833, Puskin trở lại Sankt-Peterburg, và cảm thấy cần phải có những thay đổi lớn trong cuộc sống, ông không muốn bị kìm kẹp trong bốn bức tường do chế độ quản thúc.

Nhờ sự sủng ái của Sa hoàng Nikolai I, đầu năm 1834 chế độ quản thúc đối với Pushkin được nới lỏng, tuy nhiên các tác phẩm thơ ca của ông vẫn phải có sự đồng ý của Sa hoàng mới được phát hành. Do vậy hoàn cảnh kinh tế của nhà thơ không được thuận lợi, Pushkin phải đăng ký vào một chức vụ thư lại trong viện biên sử của Sa hoàng. Thời kỳ này, Puskin chuyển hướng sang viết văn xuôi. Ông sáng tác truyện vừa như "Con đầm bích" (Пиковая дама), tiểu thuyết như "Dubrovski" (Дубровский, 1832-33), "Con gà trống vàng", "Người da đen của Pyotr Đại đế" (không hoàn thành)...

Cùng với những người bạn, Pushkin đã thành lập tờ tạp chí Người đương thời (Современник). Nhiều tác giả nổi tiếng của Nga thời bấy giờ như Aleksandr Ivanovich Turgenev, N.V. Gogol, V.A. Zhukovski, P.A. Vyazemski đã ủng hộ bằng cách gửi những tác phẩm mới nhất của mình tới cho tạp chí này. Tuy nhiên, độc giả Nga khi đó chưa quen với những bài viết mang tính phê phán hiện thực sâu sắc đã không hưởng ứng tạp chí Người đương thời. Số lượng độc giả quá ít khiến ban biên tập lâm vào tình thế rất khó khăn, họ không có đủ tiền để trang trải cho việc in ấn và thù lao cho cộng tác viên. Hai số cuối của tạp chí có đến quá nửa là sáng tác của Pushkin, phần lớn là để vô danh. Tiểu thuyết "Người con gái viên đại úy" (Капитанская дочка) chính là được in trên tạp chí này.

Đấu súng

Vợ của Pushkin - Natalia Goncharova là một phụ nữ đẹp và quý phái vì vậy luôn có rất nhiều người ái mộ, trong số đó có cả Sa hoàng Nikolai I. Trong khi đó Puskin, do nguồn gốc châu Phi của mình, lại có một bề ngoài không mấy bắt mắt. Điều này làm cho Puskin rất khó chịu và không ít lần cảm thấy bực bội.

Năm 1837, do những tin đồn thất thiệt về quan hệ ngoại tình của vợ mình với Georges d'Anthès, một sỹ quan kỵ binh trong quân đội Sa hoàng, Puskin đã thách đấu súng với viên sĩ quan trẻ tuổi này. Cuộc đọ súng đã kết thúc hết sức bi kịch khi cả hai đối thủ đều bị thương, nhưng Puskin đã bị trọng thương và qua đời hai ngày sau đó – ngày 10 tháng 2 năm 1837 (29 tháng 1 trong lịch Julian).

Ghi chú

  1. ^ Sau này vào những năm 1830, Puskin đã viết cuốn tiểu thuyết về Abram Petrovich Gannibal, có tựa đề là "Người nô lệ da đen của Pyotr Đại đế". Tuy nhiên cuốn tiểu thuyết này đã không được hoàn thành vì ông bất ngờ qua đời sau vụ đọ súng với Georges d'Anthes.
  2. ^ Lyceum Hoàng gia là trường dành cho các học sinh quý tộc Nga từ cấp tiểu học cho tới trung học; học sinh theo học Lyceum thường có độ tuổi từ 8 tới 17.
  3. ^ "Evegeny Onegin" là tác phẩm dài nhất và nổi tiếng nhất của Puskin. Ông đã dày công thực hiện nó trong gần tám năm trời (1823-1830). Sau này nhà soạn nhạc người Nga nổi tiếng Tschaikovski đã dựa vào bản trường thi này để viết vở opera "Evgeny Onegin".

Tác phẩm

Что в имени тебе моем?
 
Что в имени тебе моем?
Оно умрет, как шум печальный
Волны, плеснувшей в берег дальний,
Как звук ночной в лесу глухом.
 
Оно на памятном листке
Оставит мертвый след, подобный
Узору надписи надгробной
На непонятном языке.
 
Что в нем? Забытое давно
В волненьях новых и мятежных,
Твоей душе не даст оно
Воспоминаний чистых, нежных.
 
Но в день печали, в тишине,
Произнеси его тоскуя;
Скажи: есть память обо мне,
Есть в мире сердце, где живу я...

Còn lại gì cho em
 
Còn lại gì cho em trong tên gọi
Sẽ chết đi như tiếng dội buồn thương
Của ngọn sóng vỗ bờ xa mòn mỏi
Như rừng sâu tiếng vọng giữa đêm trường.
 
Cái tên gọi trong những dòng lưu bút
Để lại cho em dấu chết, tựa như
Lời ai điếu giữa những viền hoạ tiết
Mà lời văn nghe u ẩn, mịt mù.
 
Cái tên gọi đã từ lâu quên lãng
Trong những cơn xúc động mới cuồng điên
Chẳng hề gợi trong hồn em một thoáng
Hoài niệm xưa bao tha thiết êm đềm.
 
Nhưng nếu gặp ngày âm thầm đau đớn
Phút u buồn xin em hãy gọi tên
Và hãy nói: vẫn còn đây kỷ niệm
Em vẫn còn sống giữa một trái tim.
 
Bản dịch của Nguyễn Viết Thắng
Я вас любил
 
Я вас любил: любовь еще, быть может,
В душе моей угасла не совсем;
Но пусть она вас больше не тревожит;
Я не хочу печалить вас ничем.
 
Я вас любил безмолвно, безнадежно,
То робостью, то ревностью томим;
Я вас любил так искренно, так нежно,
Как дай вам бог любимой быть другим.

 

Tôi yêu em
 
Tôi yêu em đến nay chừng có thể
Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai;
Nhưng không để em bận lòng thêm nữa,
Hay hồn em phải gợn bóng u hoài.
 
Tôi yêu em âm thầm, không hi vọng,
Lúc rụt rè, khi hậm hực lòng ghen,
Tôi yêu em, yêu chân thành, đằm thắm,
Cầu cho em được người tình như tôi đã yêu em.
 
Bản dịch của Thúy Toàn

chú thích

Các tác phẩm khác

Mặt trời trong mưa đổ vọng tiếng quê hương Lượt xem: 14841
17/12/2014 20:11
Nói đi anh còn gì im tiếng mãi
Nước Việt Nam đâu phải của riêng ai
Trống Mê Linh còn in dáng trang đài
Hồn Trưng Vương hào hùng theo trang sử

Quê hương trong từng giọt đắng Lượt xem: 18337
17/12/2014 20:10
Tôi tặng anh một bài thơ mộc mạc
Những nghĩa từ thao thức đêm trắng đêm
Lá vàng rơi hiu hắt bên cạnh thềm
Và bỗng chợt ru hồn mình thi sĩ

Những bàn chân trái_phải Lượt xem: 28392
17/12/2014 20:09
Anh từ chối chủ nghĩa của cộng sản
Anh bảo rằng yêu tổ quốc_quê hương
Anh đấu tranh hô khẩu hiệu xuống đường
Cũng chính anh giúp đảng thêm ngoại tệ

Nhỏ vẫn còn... nhỏ Lượt xem: 26960
17/12/2014 20:08
Xe nước mía bên cổng trường còn đó
Áo trắng nào nhớ quá dáng thân quen
Nhỏ thẹn thùng Nhỏ nói ....Nhỏ không tên
Nhỏ không tên thôi đừng theo hỏi nữa

Nước mắt người tình Lượt xem: 21172
17/12/2014 19:56
Hồng hồng mấy giọt mưa hoa
Xanh xanh mấy giọt sương sa mắt huyền

91. Nắng phai Lượt xem: 12323
17/12/2014 19:41
Tác giả: Luân Tâm

Biết có còn chăng chút nắng phai
Gió mưa xóa hết nợ lưu đày
Ngày đêm mong ngủ ôm gối mẹ
Chẳng nợ ai cũng chẳng phiền ai!

Chúc người chúc tết Lượt xem: 25052
17/12/2014 19:40
Tác giả: Nguyễn Vũ Tiềm
Tú Xương (1870 - 1907)

Lẳng lặng mà nghe tôi chúc ông
từ ngày ông chán cảnh người đông
ung dung thượng giới trời mây dạo
lều chõng long đong hết bận lòng.

Cụ tú Lượt xem: 33723
17/12/2014 19:33
tác giả : Nam Sơn

Đồng hương với Tú Xương
Đồng tính với Cao Xương
Thịt xương hay thịnh vượng
Thôi thì thôi cứ vậy.

Đỉnh hồng hôn bóng thiên thu Lượt xem: 14898
17/12/2014 17:23
Vui về hôn bóng thiên thu
Buồn đi hôn bóng sương mù áo bay
Xanh trời xanh bể xanh mây
Núi non khát sữa bú tay rừng già

Hương quê hương chữ hương tình Lượt xem: 16992
17/12/2014 17:22
Xin cho biển lặng trời yên
Thuyền yêu cập bến dịu hiền ướt mơ
Bướm ăn mật hoa ăn thơ
Nhổ neo dâu bể cuốn cờ giả nhơn

Hiển thị 1261 - 1270 tin trong 2186 kết quả