nguồn : http://poem.tkaraoke.com
1. phương triều thi ca thi nhân
Phương Triều , nhà thơ , Tên thật là Lê Huỳnh Hoàng , sinh ngày 02 tháng 06 năm 1942 tại Sa Ðéc . Dậy học , Trung học Tư Thục Cộng Hòa , đường Trương Minh Giảng sài gòn] .Gia nhập làng Báo Chí sài gòn năm 1959 , Khóa 23 trường Bộ Binh Thủ Ðức . Sĩ Quan báo chí Bộ Quốc Phòng Việt Nam Cộng Hòa [1967-1975].... Ði tù cải tạo tại Phú yên , Sơn La, Ra trại năm 1981 . Ðịnh cư tại Hoa Kỳ ngày 19 tháng tư năm 1994 , theo diện H.O 23.
Tác phẩm đã xuất bản:
- Còn nhớ còn thương [Tập truyện , Sông Hậu xuất bản , SàiGòn 1966]
- Tiếng hát hoàng hôn [ Tập truyện , Sông hậu xb sài gòn 1969]
- Sầu Hương phấn [Tập truyện Sông hậu xb Sàigòn 1972]
- Thơ Phương Triều [Thơ tinh Thương xb California 1975]
- Trăm bài thơ Xuân [ Thơ lê Huỳnh xb Minnesota 2000]
- Xóm mộ [ Thơ Lê huỳnh xb Minnesota 2001]
- Giọt sữa Ðất [Thơ , Lê Huỳnh xb . Minnesota 2002]
- Xương rồng Ðen [Thơ Lê Huỳng xb Minnesota 2004]
[Trích tác giả Việt Nam của Lê bảo hoàng trang 548]
Thơ anh xuất hiện ở Miền Nam trước năm 1975 cho đến bây giờ. Trong những nhà thơ Miền Nam , anh là người đi tiên phong cố gắng thoát ra những lề luật [ước lệ cũ] của thơ Mới và thơ tàu , và rất mùng là anh đã thành công thoát ra được khỏi cái rọ đó, thơ anh kỹ thuật về Từ về ý rất cao, anh thường dùng đảo ngữ ngoa ngữ và mỹ từ pháp rất nhuần nhuyễn và điêu luyện, còn về Ý thì cũng bìng thuong như cuộc sống đời thường . về cách cấu trúc những từ những chữ trong thơ anh [ cực kỳ mới chả thua gì mấy thầy ảo thuật gia? mấy thầy làm xiệc]. Cái câu nói thường ngày của người dân Nam Kỳ Lục Tỉnh :
-Hôm qua qua nói qua qua mà qua không qua
Hôm nay qua nói qua không qua mà qua qua?
Tôi không sinh ra và lớn lên ở miệt vườn, nhửng bà xã lại ở tuốt dưới Cà Mâu, năm nào tôi cũng theo bà xã về Thanh Minh chạp mả ông già vợ. Lộ trình đi từ xa cảng Miền Tây qua Bến Lức Long An, rồi đến Bắc Mỹ Thuận Tiền Giang Mỹ Tho. Qua Bắc là đến Vĩnh Long, qua Bắc sau là đến Hậu Giang Cần Thơ, đi nũa là Phụng Hiệp Ba Xuyên [ Sóc Trang, Bạc Liêu cũ] rồi đến địa giới Cà Mâu Minh Hải. Qua hai con sông, Tiền và Hậu, cái điều đặc biệt nhất là những dè lục bình, lúc nào cũng trôi xuôi về biển, trên chiếc bắc nghe giọng ca vọng cổ nhìn giòng nước đực ngầu. Thơ của Phương Triều đặc sệt Miền Nam rất dịu dàng về tình người, rất thân thương về tình đất, rất thiết tha với đồng lúa giòng sông .
Ðọc thơ anh mà thương anh, sau năm 1975, anh đi tù cải tạo, bị một chứng bệnh về đường ruột, suýt bỏ mạng, may nhờ anh em chiến hữu cùng tù là y sĩ cứu sống, nhưng phương tiện giải phẫu thô sơ, giữ được mạng sống là may mắn lắm rồi?
Qua bến bờ tự do, anh thường xuyên bệnh, cuộc sống hết sức ngặt nghèo giữa sống và chết cận kề bên anh, thơ Trần vấn Lệ bay bổng thì thơ Phương Triều êm đềm lắng sâu. Thơ anh tuy cấu trúc tân kỳ nhưng đọc kỹ vẫn còn mang âm hưởng của ca dao [ôi tuyệt vời biết bao].
chuvươngmiện
2008-07-21 15:03:20
Hồ Xuân Hương (1772 - 1822) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 31517
22/12/2014 10:46
Hồ Xuân Hương (chữ Hán: 胡春香) là nhà thơ Nôm nổi tiếng cuối thế kỷ 18, đầu thể kỷ 19 (1772-1822). Bà đã để lại nhiều bài thơ độc đáo với phong cách thơ vừa thanh vừa tục và được mệnh danh là Bà chúa thơ Nôm. Hồ Xuân Hương được coi là một trong những nhà thơ tiêu biểu của văn học Việt Nam.
Lê Ngọc Hân (1770-1799) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 22483
22/12/2014 10:46
Lê Ngọc Hân (chữ Hán: 黎玉忻, 1770-1799) còn gọi Ngọc Hân công chúa hay Bắc Cung Hoàng hậu (北宮皇后) là công chúa nhà Hậu Lê và hoàng hậu nhà Tây Sơn trong lịch sử Việt Nam, vợ của vua Quang Trung (Nguyễn Huệ). Dân gian còn lưu truyền tên gọi bà là Bà Chúa Tiên khi bà ở Phú Xuân vì dinh phủ lập ở chùa Kim Tiên.[1]
Lê Ngọc Hân sinh ngày 27 tháng 4 năm Canh Dần (1770) tại kinh thành Thăng Long [2]. Bà là con gái thứ 9 [3] của vua Lê Hiển Tông. Mẹ bà là Chiêu nghi Nguyễn Thị Huyền, là người xã Phù Ninh, tổng Hạ Dương, phủ Từ Sơn - Bắc Ninh (nay là xã Ninh Hiệp, Gia Lâm, Hà Nội), và là con gái trưởng của ông Nguyễn Đình Giai.
Bà gượng sống đến ngày mồng 8 tháng 11 năm Kỷ Mùi (4 tháng 12 năm 1799) thì mất, lúc đó mới 29 tuổi.
Cao Bá Quát (1809 - 1855) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 27486
22/12/2014 10:46
Cao Bá Quát (chữ Hán: 高伯适; 1809 – 1855) là quốc sư của cuộc nổi dậy Mỹ Lương[1], và là một nhà thơ nổi danh ở giữa thế kỷ 19 trong lịch sử văn học Việt Nam.
Ông là người làng Phú Thị, huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh; nay thuộc quận Long Biên Hà Nội.
Nguyễn Đình Chiểu (1822 - 1888) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 19757
22/12/2014 10:46
Nguyễn Đình Chiểu (chữ Hán: 阮廷沼; 1822-1888), tục gọi là Đồ Chiểu (khi dạy học), tự Mạnh Trạch, hiệu Trọng Phủ, Hối Trai (sau khi bị mù); là nhà thơ lớn nhất của miền Nam Việt Nam trong nửa cuối thế kỷ 19 [1].
Nguyễn Đình Chiểu sinh ngày 13 tháng 5 năm Nhâm Ngọ (1 tháng 7 năm 1822), tại quê mẹ là làng Tân Thới [2], phủ Tân Bình, huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định (thuộc phường Cầu Kho, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay).
Năm 1886, vợ ông là bà Lê Thị Điền mất lúc 51 tuổi. Buồn rầu vì vợ mất, vì cảnh nước mất nhà tan đã bấy lâu, vì bệnh tật ngày càng trầm trọng [14], hai năm sau, ngày 24 tháng 5 năm Mậu Tý (3 tháng 7 năm 1888), Nguyễn Đình Chiểu cũng qua đời tại Ba Tri, thọ 66 tuổi. Ngày đưa tiễn nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu về cõi vĩnh hằng, cánh đồng An Đức rợp trắng khăn tang của những người mến mộ ông [15].
Nguyễn Khuyến (1835 - 1909) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 22517
22/12/2014 10:46
Nguyễn Khuyến (chữ Hán: 阮勸), tên thật là Nguyễn Thắng (阮勝) [1], hiệu Quế Sơn, tự Miễu Chi, sinh ngày 15 tháng 2 năm 1835, tại quê ngoại làng Văn Khế, xã Hoàng Xá, huyện Ý Yên, tỉnh Hà Nam Ninh nay là huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Quê nội của ông ở làng Vị Hạ (Và), xã Yên Đổ nay là xã Trung Lương, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam[1].
Nguyễn Khuyến cáo quan về Yên Đổ vào mùa thu năm 1884 và qua đời tại đây. Mất ngày 5 tháng 2 năm 1909 tại Yên Đổ.
Tú Xương (1870 - 1907) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 27689
22/12/2014 10:45
Nhà thơ Tú Xương tên thật là Trần Tế Xương(陳濟昌), tự Mặc Trai, hiệu Mộng Tích, Tử Thịnh. Tên bố mẹ đặt cho lúc đầu là Trần Duy Uyên. Ông sinh ngày 5 tháng 9 năm 1870 (tức ngày 10 tháng 8 năm Canh Ngọ), ở làng Vị Xuyên, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định (sau đổi thành phố Hàng Nâu, hiện nay là phố Minh Khai, phường Vị Xuyên, thành phố Nam Định). Ông mất ngày 29 tháng 1 năm 1907.[1]
Tản Đà (1889-1939) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 28238
22/12/2014 10:45
Tản Đà (chữ Hán: 傘沱, sinh ngày 19 tháng 5 năm 1889 - mất ngày 7 tháng 6 năm 1939[1]) tên thật Nguyễn Khắc Hiếu (阮克孝), là một nhà thơ, nhà văn và nhà viết kịch nổi tiếng của Việt Nam. Bút danh Tản Đà của ông là tên ghép giữa núi Tản Viên và sông Đà, quê hương ông.
Ngô Tất Tố (1894-1954) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 30110
22/12/2014 10:44
Ngô Tất Tố (1894 – 20 tháng 4 năm 1954) là một nhà văn, nhà báo, nhà Nho học và nhà nghiên cứu có ảnh hưởng ở Việt Nam giai đoạn trước 1954.
Ngô Tất Tố sinh năm 1893 mất năm 1954 ở làng Lộc Hà, tổng Hội Phụ, phủ Từ Sơn, Bắc Ninh (nay là thôn Lộc Hà, xã Mai Lâm, huyện Đông Anh, Hà Nội).
Khái Hưng (1896-1947) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 22750
22/12/2014 10:44
Khái Hưng (1896 - 1947) là một nhà văn Việt Nam nổi tiếng. Cùng với Nhất Linh, ông là cây bút chính của Tự Lực Văn Đoàn.
Khái Hưng tên thật là Trần Khánh Giư. Bút danh Khái Hưng của ông được ghép từ các chữ cái của tên Khánh Giư.
Ông sinh năm 1896, xuất thân trong một gia đình quan lại ở xã Cổ Am, huyện Vĩnh Bảo, Hải Dương, nay thuộc Hải Phòng. Một số tài liệu ghi ông sinh năm 1897.[1]. Thân phụ ông giữ chức Tuần phủ. Cha vợ ông là Lê Văn Đinh cũng giữ chức Tổng đốc Bắc Ninh. Em ruột ông là nhà văn Trần Tiêu.
Khái Hưng mất năm 1947.
Hoàng Ngọc Phách (1896-1973) - Tiểu sử và sự nghiệp
Lượt xem: 20671
22/12/2014 10:44
Nhà văn Hoàng Ngọc Phách, (1896 - 1973) là tác giả tiểu thuyết Tố tâm, được đánh giá là một trong những tiểu thuyết hiện đại đầu tiên của Việt Nam, tác phẩm đã được giáo sư Michele Sullivan và Emmanuel Lê Ốc Mạch dịch sang tiếng Pháp.
Hiển thị 21 - 30 tin trong 2185 kết quả