nguồn : http://vi.wikipedia.org
Phùng Khắc Khoan (chữ Hán: 馮克寬;1528-1613), tự: Hoằng Phu, hiệu: Nghị Trai, Mai Nham Tử, tục gọi là Trạng Bùng (mặc dù chỉ đỗ Nhị giáp tiến sĩ, tức Hoàng giáp); là quan nhà Lê trung hưng và là nhà thơ Việt Nam.
Phùng Khắc Khoan sinh năm 1528 tại làng Bùng, xã Phùng Xá, huyện Thạch Thất, tinh Hà Tây (nay thuộc thành phố Hà Nội). Tương truyền, ông là em cùng mẹ khác cha với Trạng nguyên Nguyễn Bỉnh Khiêm [1].
Thuở nhỏ, ông được cha rèn cặp, sau theo học Trạng nguyên Nguyễn Bỉnh Khiêm. Tuy nổi tiếng là người có văn tài, kiêm thông cả thuật số, nhưng ông không đi thi và không chịu ra làm quan với triều Mạc[2].
Đầu đời vua Lê Trung Tông (ở ngôi: 1548-1556), ông theo Lê Bá Lỵ tham gia công cuộc phù Lê diệt Mạc[3].
Năm Đinh Tỵ (1557), Phùng Khắc Khoan đỗ đầu khoa thi Hương ở Yên Định (Thanh Hóa) lúc 29 tuổi. Thái sư Trịnh Kiểm biết ông là người có mưu lược, có học thức uyên bác cho giữ chức Ký lục ở ngự dinh, trông coi quân dân bốn vệ, và cho tham dự việc cơ mật.
Từ năm 1558 đến 1571 đời Lê Trung Tông, ông vâng mệnh đi các huyện chiêu dụ lưu dân về làm ăn như cũ. Khi về được thăng Cấp sự trung Binh khoa, rồi đổi sang Cấp sự trung bộ Lễ. Vì trái ý vua, ông phải giáng chức ra thành Nam thuộc Nghệ An, ít lâu sau lại được triệu về.
Năm Canh Thìn (1580) đời Lê Thế Tông, bắt đầu mở thi Hội ở Vạn Lại (Thanh Hóa)[4], ông xin dự thi và đỗ Hoàng giáp, được thăng làm Đô cấp sự.
Năm 1582, ông xin từ quan về nhà riêng ở Vạn Lại, vua cho. Song đến năm sau (1583), thì vời ông ra làm Hồng lô tự khanh.
Năm 1585, đổi ông sang làm Hữu thị lang bộ Công, rồi cử làm Thừa chính sứ Thanh Hoa (tức Thanh Hóa). Theo bài tựa Ngôn chí thi tập do ông làm năm 1586, thì chức tước của ông lúc bấy giờ là: "Công thần Kiệt tiết Tuyên lực, đặc ân Kim tử vinh lộc đại phu, làm chức Tán trị thừa chánh sứ ty các xứ Thanh Hoa".
Năm 1592, nhà Lê trung hưng đánh đuổi được nhà Mạc, trở về kinh đô Thăng Long.
Năm Đinh Dậu (1597), ông đang làm Tả thị lang bộ Công và đã 69 tuổi, thì được cử làm Chánh sứ sang triều Minh (Trung Quốc). Về nước, ông được thăng làm Tả thị lang bộ Lại, tước Mai Lĩnh hầu [2].
Năm 1599, vua Lê Kính Tông lên nối ngôi, Phùng Khắc Khoan được thăng làm Thượng thư bộ Công. Năm 1602, thăng ông làm Thượng thư bộ Hộ, tước Mai Quận công [5].
Ít lâu sau ông xin về quê trí sĩ, và nhiệt tình tham gia xây dựng làng xã. Đáng kể là việc ông đã tổ chức đào mương dẫn nước vào các cánh đồng quanh núi Thầy, đưa nước về tưới cho các cánh đồng Phùng Xá và Hoàng Xá [6].
Phùng Khắc Khoan mất năm Quý Sửu (1613), thọ 85 tuổi, được truy tặng chức Thái phó.
Ngoài ra, ông còn để lại một vài bài tựa (viết cho một vài tập thơ), và văn bia. Tương truyền, một số tập sách sau đây cũng là của ông: Phùng Thượng thư sấm (Lời sấm của Thượng thư họ Phùng), Binh gia yếu chỉ (Những phương lược trọng yếu của nhà binh), Tư thiên gia truyền chú (Chú giải bộ sách gia truyền về việc xem xét thiên văn),...nhưng không có căn cứ gì xác thực [7].
Tương truyền, ông đã gặp thần nữ là Liễu Hạnh công chúa cả thảy hai lần, và đều có xướng họa thơ: một lần gặp ở chùa Thiên Minh (Lạng Sơn) khi ông đi sứ về, một lần ở Hồ Tây (nay thuộc Hà Nội) khi ông cùng với hai bạn họ Ngô và họ Lý đi chơi thuyền. Lần ở Hồ Tây, người tiên kẻ tục bèn làm thơ xướng họa liên ngâm, sau được nữ sĩ Đoàn Thị Điểm chép trong truyện "Vân Cát thần nữ" ở tập Truyền kỳ tân phả của bà. Theo nhà nghiên cứu Bùi Duy Tân, thì bài thơ ấy được đặt tên là Tây Hồ quan ngư (Xem cá Hồ Tây).[10] Bản tiếng Việt do Phan Kế Bính dịch có tên là Cảnh Hồ Tây.
Trong Lịch triều hiến chương loại chí, phần "Nhân vật chí", Phan Huy Chú đã viết về Phùng Khắc Khoan như sau:
Việc đáng kể nữa, đó là trong thời gian ở Trung Quốc, Phùng Khắc Khoan đã học bằng cách nhập tâm cách dệt the lượt mỏng [13], cách trồng ngô (bắp), vừng (mè). Về nước, ông truyền dạy lại cho dân, vì vậy mà được tôn làm ông tổ các nghề ấy. Ngoài ra, ông còn đem về được một số giống lúa tốt, mang lại lợi ích cho dân...[14].
Về phương diện văn học, nhìn chung thơ văn Phùng Khắc Khoan là tiếng nói chân thành của một trí thức dân tộc có tâm huyết, có tấm lòng yêu nước thương đời. Tuy sống trong thời buổi suy vi, nhưng vẫn tin tưởng ở tương lai xán lạn của đất nước, vẫn tin tưởng sức người có thể đổi loạn thành trị, cứu nguy thành an...Thơ chữ Nôm của ông giản dị, giàu phong vị, có tác dụng đẩy mạnh sự phát triển của thơ Nôm Việt Nam. Thơ chữ Hán của ông cũng có phong thái hồn hậu, mực thước, được Phan Huy Chú khen ngợi (như trên)...[9]
Ghi nhận công đức của Phùng Khắc Khoan, người dân Phùng Xá đã lập đền thờ ông làm Thành hoàng[15]; ở thành phố Hà Nội có phố Phùng Khắc Khoan, và ở quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh có đường Phùng Khắc Khoan.
Những chiếc lá rơi
Lượt xem: 24415
22/08/2013 14:41
Con người bé nhỏ
trong thành phố không màu
trước một chiếc cầu
không thể đi qua
Bài hát ấy vẫn còn dang dở
Lượt xem: 21981
22/08/2013 14:40
Nắng đã tắt dần trên lá im
Chiều đã xẫm màu xanh trong mắt tối
Đường đã hết trước biển cao vời vợi
Tay đã buông khi vừa dứt cung đàn
Bầy ong trong đêm sâu
Lượt xem: 20178
22/08/2013 14:39
Tâm hồn anh dằn vặt cuộc đời anh
Thắp một ngọn đèn hồng như ánh lửa
Ðêm sâu quá đêm nào biết ngủ
Chỉ con người đến ngủ giữa đêm thôi
Chiều chuyển gió
Lượt xem: 18024
22/08/2013 14:36
Chân bước vội em về từ phố rộng
Mang mùa hè xanh biếc trên vai
Chiều mênh mông gió lớn thổi từ trời
Em bỏ nón, tóc lòa xòa trên má.
Bắc hành tạp lục
Lượt xem: 17984
22/08/2013 14:25
Tập thơ này của Nguyễn Du sáng tác trong vòng 1 năm, từ tháng hai đến tháng chạp năm Quý Dậu (1813) khi ông cầm đầu một phái đoàn sang sứ Trung Quốc. Mở đầu quyển là bài cảm tác khi trở ra Thăng Long để lên đường sang Trung Quốc. Bài cuối làm khi trở về đến Võ Xương (Hồ Bắc), từ đó lên thuyền trở về, nên không có đề tài ngâm vịnh nữa. Thơ ghi chép những điều trông thấy, những cảm nghĩ dọc đường.
Bắc hành tạp lục - Bài 1
Lượt xem: 19655
22/08/2013 14:23
Tản Lĩnh Lô Giang tuế tuế đồng
Bạch đầu do đắc kiến Thăng Long
Thiên niên cự thất thành quan đạo
Nhất phiến tân thành một cố cung
Bắc hành tạp lục - Bài 2
Lượt xem: 16719
22/08/2013 14:22
Cổ thời minh nguyệt chiếu tân thành
Do thị Thăng Long cựu đế kinh
Cù hạng tứ khai mê cựu tích
Quản huyền nhất biến tạp tân thanh
Bắc hành tạp lục - Bài 3
Lượt xem: 15713
22/08/2013 14:20
Phồn hoa nhân vật loạn lai phi
Huyền hạc qui lai kỷ cá tri
Hồng tụ tằng văn ca uyển chuyển
Bạch đầu tương kiến khốc lưu ly
Bắc hành tạp lục - Bài 4
Lượt xem: 15991
22/08/2013 14:19
Thành Thăng Long nhớ từ thửa nọ
Bậc giai nhân tên họ ai hay
Ðàn cầm thánh thoát mấy dây
Khắp thành quen miệng gọi ngay Nàng Cầm
Bắc hành tạp lục - Bài 5
Lượt xem: 14945
22/08/2013 14:17
Liên phong cao sáp nhập thanh vân
Nam bắc quan đầu tựu thử phân
Như thử hữu danh sinh tử địa
Khả liên vô số khứ lai nhân
Hiển thị 1671 - 1680 tin trong 2221 kết quả