nguồn : http://vi.wikipedia.org
xem thêm : tác phẩm
Phan Khôi (潘魁, 1887-1959) là một học giả tên tuổi, một nhà thơ, nhà văn, về sau đứng trong trong nhóm Nhân Văn - Giai Phẩm, cháu ngoại của Tổng đốc Hà Nội Hoàng Diệu, đỗ Tú tài chữ Hán năm 19 tuổi nhưng lại mở đầu và cổ vũ cho phong trào Thơ mới.
Ông còn là một nhà báo tài năng, một người tích cực áp dụng tư tưởng duy lý phương Tây, phê phán một cách hài hước thói hư tật xấu của quan lại phong kiến và thực dân Pháp. Ông cũng là một trong số ít nhà báo tiếp thu nhiều tư tưởng mới, đa văn hóa từ Hồng Kông, Trung Quốc, Nhật Bản, Pháp... Ông còn nổi tiếng vì sự trực ngôn, trước 1945 được mang danh là Ngự sử văn đàn. Ông phê phán chính sách cai trị của người Pháp một cách sát sườn, đối thoại với học giới từ Bắc đến Nam không e dè kiêng nể. Những năm 1956 - 1958 cũng vì cung cách nói thẳng ấy ông đã chịu tai họa và chết trong lặng lẽ vào năm 1959.
Phan Khôi sinh ngày 6 tháng 10 năm 1887 tại làng Bảo An, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, là con của Phó bảng Phan Trân (tri phủ Điện Khánh) và bà Hoàng Thị Lệ (con gái Tổng đốc Hà Nội Hoàng Diệu). Ông có quan hệ họ hàng với nhà cách mạng Phan Thanh và Phan Bôi tức Huỳnh Hữu Nam. Ông học giỏi Nho văn và đỗ tú tài năm 19 tuổi. Sau đó ông gặp cụ Phan Bội Châu, cụ Phan Châu Trinh và bị ảnh hưởng bởi tư tưởng của hai cụ.
Năm 1907, ông ra Hà Nội, tham gia phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục và làm việc cho tạp chí Đăng Cổ Tùng Báo. Khi tờ tạp chí bị cấm ông về Nam Định rồi về Hải Phòng ẩn náu. Ít lâu sau ông lén về Quảng Nam hoạt động trong phong trào Văn Thân cùng với cụ Huỳnh Thúc Kháng. Trong một cuộc biểu tình đòi giảm thuế, tức vụ Trung Kỳ dân biến, ông bị bắt và giam tại nhà tù Quảng Nam đến năm 1914 thì được ân xá.
Ra khỏi tù, ông lại về Hà Nội viết cho báo Nam Phong. Vì bất bình với Phạm Quỳnh, ông bỏ Hà Nội vào Sài Gòn viết cho báo Lục Tỉnh Tân Văn. Năm 1920, ông lại trở ra Hà Nội viết cho báo Thực Nghiệp Dân Báo và báo Hữu Thanh. Năm 1928, Thực Nghiệp Dân Báo và Hữu Thanh bị đóng cửa, ông lại trở vào nam viết cho báo Thần Chung và Phụ nữ tân văn. Năm 1931, Phan Khôi trở ra Hà Nội viết cho tờ Phụ nữ thời đàm.
Năm 1936, ông vào Huế viết cho tờ Tràng An và xin được phép xuất bản báo Sông Hương. Năm 1939, Sông Hương đóng cửa, Phan Khôi lại trở vào Sài Gòn dạy học chữ Nho và viết tiểu thuyết.
Sau năm 1945, tức sau Cách mạng tháng Tám, ông được Chủ tịch Hồ Chí Minh mời từ Quảng Nam ra Hà Nội tham gia kháng chiến với cương vị một nhà văn hóa, sau lại lãnh chức vụ chủ nhiệm Chi bộ Quảng Ngãi của Việt Nam Quốc dân đảng.[1]
Ông ở Việt Bắc suốt 9 năm nhưng vì bị bệnh nên phải vào bệnh viện một thời gian.
Cuối năm 1954 hòa bình lập lại, Phan Khôi về Hà Nội cùng với các văn nghệ sĩ khác. Trong thời gian 1956-1957, là một trong những người thành lập tờ Nhân Văn và có các bài phê phán giới lãnh đạo văn nghệ lúc bấy giờ, ông bị cấm sáng tác cho đến khi qua đời năm 1959 tại Hà Nội.
Khi mất, ông được chôn cất tại nghĩa trang Mai Động, sau đó, theo cơn biến động, các ngôi mộ buộc phải thuyên chuyển, bị san phẳng đi. Mộ ông Phan Khôi đã nằm trong những ngôi mộ vô thừa nhận không ai biết, đến nay ngay cả con cháu ông cũng không biết mộ ông nằm ở đâu[1]
Năm 2007, kỷ niệm 120 năm ngày sinh của ông, Một tọa đàm về ông đã được Tạp chí Xưa và Nay, Hội khoa học lịch sử Việt Nam tổ chức. Loạt sách Phan Khôi - Tác phẩm đăng báo, do nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân sưu tầm, cũng được xuất bản những tập đầu.
Năm 2013, cuốn sách "Nắng được thì cứ nắng - Phan Khôi từ Sông Hương đến Nhân Văn" đoạt giải thưởng ở hạng mục Phê bình Lý luận văn học của Hội Nhà văn Hà Nội. Tác giả của cuốn sách là Phan An Sa, con út nhà văn Phan Khôi.Đây được xem là tác phẩm mô tả chi tiết và chân thực nhất về sự nghiệp làm báo cũng như cuộc đời Phan Khôi.[2]
Năm 2013, thành phố Đà Nẵng đặt tên phố Phan Khôi cho một con phố dài 615 mét thuộc quận Cẩm Lệ.[3]
Ông là hội viên Hội nhà văn Việt Nam, từng làm giám khảo trong các giải văn học của hội nhà văn Việt Nam.
Các tác phẩm chính của ông:
Ông cũng là một trong những người dịch Kinh Thánh sang tiếng Việt.
Nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân nói về ông như sau:
Mùa thi
Lượt xem: 26704
17/12/2014 13:46
Thơ ta hơ hớ chưa chồng
Ta yêu, muốn cưới, mà không thì giờ
Mùa thi sắp tới! Em Thơ
Cái hôn âu yếm xin chờ năm sau!
Mời yêu
Lượt xem: 17090
17/12/2014 13:45
Ngày trong lắm, lá êm, hoa đẹp quá,
Nhan sắc ơi, cây cỏ chói đầy sao;
Tháng giêng cười, không e lệ chút nào,
Bằng trăm cánh của bướm chim rối rắm.
Lạc quan
Lượt xem: 24540
17/12/2014 13:45
Vườn cười bằng bướm, hót bằng chim;
Dưới nhánh, không còn một chút đêm:
Những tiếng tung hô bằng ánh sáng
Ca đời hưng phục trẻ trung thêm.
Lạ
Lượt xem: 39664
17/12/2014 13:43
Người nào xa lạ đâu đây,
Người mi thanh sáng, người tay dịu hiền
Tôi nhìn quên đẹp, quên duyên,
Quên câu ăn nói, tôi nhìn người thôi
Huyền diệu
Lượt xem: 17154
17/12/2014 13:42
Này lắng nghe em khúc nhạc thơm
Say người như rượu tối tân hôn;
Như hương thấm tận qua xương tuỷ,
Âm điệu, thần tiên, thấm tận hồn.
Hoa ngọc trâm
Lượt xem: 14110
17/12/2014 13:41
Anh tặng cho em hoa ngọc trâm
Hoa như ánh sáng, ngọc như mầm
Như cài trên tóc hoa trâm ngọc,
Anh tặng cho em hoa ngọc trâm.
Hỏi
Lượt xem: 33084
17/12/2014 13:40
Một năm, thêm mấy tháng rồi
Thu đi, đông lại, bồi hồi sắp xuân
Gặp em, em gặp mấy lần
Tưởng quen mà lạ, tưởng gần mà xa
Hết ngày hết tháng
Lượt xem: 20928
17/12/2014 13:39
Hết ngày, hết tháng, hết! em ôi!
Kinh hãi không gian quặn tiếng còi
Anh ngóng tìm em, tuy thấy đó,
Sắp xa thôi cũng tựa xa rồi!
Gửi hương cho gió
Lượt xem: 13954
17/12/2014 13:39
Biết bao hoa đẹp trong rừng thẳm
Đem gởi hương cho gió phụ phàng!
Mất một đời thơm trong kẽ núi,
Không người du tử đến nhằm hang.
Giục giã
Lượt xem: 17943
17/12/2014 13:38
Mau với chứ, vội vàng lên với chứ,
Em, em ơi, tình non đã già rồi;
Con chim hồng, trái tim nhỏ của tôi,
Mau với chứ ! Thời gian không đứng đợi
Hiển thị 1441 - 1450 tin trong 2220 kết quả