Thơ

Đọc thơ Phạm Ngọc Thái, ta nhận thấy ở anh một tâm hồn tha thiết yêu thương và thường hồi ức về những kỷ niệm đã xa xưa:
                            Hãy níu lại dùm ta! Một thời dĩ vãng…
                            Gió vẫn trôi, lá vẫn bay vèo
                            Nhưng vẫn đó: em, anh - cuộc sống
                            Và một mối tình ta đã tặng cho hết thảy trăng sao.

                                                        (Khoảng trôi trong lá)

     Hay bài Anh Vẫn Ở Bên Hò Tây:
                            Tình để lại vết thương không lành được
                            Soi mặt hồ in mãi bóng thời gian
                            Em hiền dịu trái tim từng tha thiết
                            Người con gái anh yêu

                                                    nay hóa khói sương tan.
     Một số bài thơ ta lại thấy hiện lên một cái bóng bảng lảng cõi thiền, quanh quất chốn phật đài của cái buổi hoàng hôn trong cuộc đời:                            

                              Chiều lễnh loãng bóng đa gù bên phố
                              Mõ chùa buông thay tiếng nói của tình yêu!
                              Trong sân gạch sư già quét lá
                              Bước người đi thầm lặng cõi hư hao...

                                                      (Một góc hồ Tây)

     « Mưa bay trong tiếng chuông »:

                              Chuông chùa thỉnh lên lời cầu nguyện
                              Nam-mô-a-di-đà!
                              Trong khúc mưa bay âm vang trời đất
                              Nửa tỉnh, nửa mê cũng thể như là…
     Thơ Phạm Ngọc Thái giầu triết lý. Đặc điểm của tính triết lý ấy là được vận từ đời sống vào thơ, chắt ra từ tim óc nên cảm xúc mạnh mà không bị gò ép. Thí dụ:
                              Em không biến thành đá để hoá Vọng Phu

                              Anh cũng không làm chàng Trương Chi

                                                                 suốt đời chèo sông vắng
                              Ta không đi theo con-đường-lông-ngỗng-trắng

                              Dẫu hình hài khắc mãi tim nhau!
                                                                (Người đàn bà trắng)

     Cái đời thường được khái quát bằng một sự trải nghiệm sâu sắc: con người với xã hội, cá nhân và thế giới. Nó mang tính đời sống triết học, tính vũ trụ… tồn tại và cát bụi. Tùy  theo cảnh tình nhào luyện thành vóc thơ ca.     

THAI hình ok

                                                                                                        Nhà thơ Phạm Ngọc Thái 

A.  ÍT NÉT VỀ SỰ KHÚC TRIẾT TRONG THƠ ĐỜI CỦA ANH

    Thơ đời Phạm Ngọc Thái đẫm tính hiện thực, xã hội và thời đại. Nó rất cô đúc. Để nói về sự vất vả, lam lũ kiếm miếng cơm manh áo của người lao động, anh ví cuộc đời của họ giống như những chiếc chổi tre kéo lê trên đường, năm tháng bị mòn vẹt dần đi:
                            Em quét lá lẫn đời lẫn kiếp
                            Tiếng chổi mòn kêu xiết vào tim
                                                 (Cô quét lá đêm hồ)
       Tác giả đã gắn nỗi lòng mình trước những sự mất mát của những con người bần hàn ấy, theo nghĩa ẩn dụ sâu sắc:
                               Trăng như đứa không nhà trôi lạc lõng
                               Con nai vàng chết bóng thu xưa...
      Hình ảnh sinh động mà đa nghĩa. Tả về cô quét lá đêm mà thơ như một khúc hát du dương, cứ thánh thót gieo thấm vào lòng ta:
                               Liễu ru nhè nhẹ quanh bờ vắng
                               Em thầm thì quét lá bên tôi!
     Trong bài thơ "Em bán xoài", tại một khung cảnh bên bờ biển thành phố Nha Trang.  Dưới những bóng dừa xứ sở là những thân phận đang sống nổi trôi, vất vưởng chốn nhân quần. Chủ nghĩa nhân đạo của bài thơ chính là lòng thương người và nỗi đau đời:

                             Thế giới em đi "vòng thiên la địa võng"
                             Tóc còn xanh em bán kiếp đời trôi
                             Xoài em thơm hương toả mát thân người
                             Ai mua xoài?

                                                     Còn ai có mua em?
      Để phản ảnh thân phận những lớp người xuất khẩu lao động ở nước ngoài, chẳng khác gì là đoàn quân ô hợp, bèo dạt mây trôi. Nhiều nơi nhiều chỗ tranh giành, xô xéo, dối lừa nhau làm ăn không kém gì cảnh chợ giời. Đạo đức bị tha hoá:

                            Kẻ tìm vàng - Người vì cảnh nghèo đi

                            Đạo lý có hoá thừa đành giả dại làm ngơ

                            Đứa mách qué lại vân vi dễ sống...

                            Hạt muối xót tháng năm và lòng ai đắng?

                            Tôi nhận chìm tôi vào những lãng quên.

                                            (Nỗi trăn trở người đi tìm vàng).
      Còn ở bài « Làm ma em vợ », ta lại thấy thi phẩm nhuốm đầm nỗi kiếp đoạn trường ở trong kinh Phật:

                             Em ơi: chữ “kiếp” trước chữ “người”!
                             Sống cần cố gắng, chết rồi thôi.
                             Hãy đi, yên nhé! Coi hết nợ...
                             Anh ở vì chưng trả nợ đời.

     Nhà văn Đào Viết Minh khi bình bài thơ này đã có nhận xét:

     "Làm ma em vợ" là một bài thơ khóc. Đứng trước bao cảnh đời khốn khổ trên bờ bến nhân gian, với tâm khảm xót xa một người em vợ, nhà thơ đã viết ra bài khóc tang này... Bài thơ tuy cũng dựa trên một nỗi đời cụ thể, nhưng nó có cấu trúc của một bài thơ tượng trưng nói về nơi bể khổ dân tình - Câu thứ ba của đoạn thơ này:
                         Hãy đi, yên nhé! Coi hết nợ...
     Cái nạn kiếp người nơi hạ tầng của chúng sinh thời nào mà chẳng khổ? Trải qua những thăng trầm trong nhân tình thế sự, chiêm nghiệm tận thẳm sâu tâm linh cuộc đời mình, thấm đẫm về chữ "kiếp" luân hồi ấy để nỗi xót thương từ trong lòng tác giả trào ra: Em chết, là coi như đã trả hết nợ đời đó em!... /- Mặt sau của bản thơ là tiếng kêu cứu xã hội, tiếng khóc nấc bật ra từ trong khối cộng đồng của thời hiện đại này?... Bài thơ chỉ như một lời khấn cầu từ bi nơi cửa phật để thắp cho đứa em tội nghiệp, cùng những kẻ đáng thương đã sinh ra ở trên cõi trần ai, một nén nhang đời!".

     Vân vân...


                                                                                                           Cô giáo Nguyễn Thị Hoàng

B-  THƠ TÌNH PHẠM NGỌC THÁI GIÀU  SẮC THÁI VÀ HAY

     Hầu hết đều xuất phát từ những mối tình dang dở hoặc tan vỡ. Tuy tình yêu của nhà thơ với người con gái đã qua đi, nhưng trái tim anh vẫn tha thiết, nồng nàn lắm. Có khi còn tạo ra cả những thiên tình diễm lệ, rất đa dạng và phong phú.
      Tôi có thể kể ra đây một số tình thơ, như bài « Khoảng trôi trong lá », được cấu thành dưới gió mưa và trăng sao. Những kỷ niệm tình yêu xưa trở về cồn cào, day dứt trái tim thi sĩ, tạo thành cảm xúc cho thơ trào ra:

                           Bỗng cồn nhớ một thời dĩ vãng

                           Gió cứ trôi không hữu hạn bến bờ

                           Nhưng vẫn đó: Em, anh - cuộc sống

                           Xa nhau rồi! tình cũ đến bơ vơ...

     Tình yêu thì đã vào bụi cát, nhưng cuộc sống của anh và em thì vẫn phải tồn tại... dù trong lòng bao nỗi nhớ thương:

                          Có bao lá cây rơi, em đã vào xa vắng

                          Lá nuốt em. Giờ sống thế nào rồi?

                          Em sung sướng? Ưu phiền? Lãng quên hay bụi cát?

                          Mặt trăng trên trời. Tim anh rất mồ côi !

    Chỉ có tiếng lá và tiếng gió vu vi kia đáp lại lời tâm tình đó của anh.
    Về thơ tình mùa thu thì sâu lắng và súc tích. Cái cách tả người yêu của anh thành biểu tượng:

                         Đôi mắt em bóng trúc bay xoà...

                         Đường phúc hậu vầng trăng đầy nở...

                         ... Môi em cười hoa lá nát đau thêm.

                                                (Sáng thu vàng)

    Để rồi anh hạ một câu thơ thật đắt:

                         Người đàn bà, em nuốt mùa thu tan!  

    Chữ «nuốt mùa thu» còn mang theo cả ý nghĩa thơ siêu thực. Hay ở bài « Đêm thu phố vắng »:

                        Ta sẽ viết cho ai bài thơ đêm thu vắng?
                        Tiếng trong khuya em gọi vọng rất xa
                        Trên thảm lá lòng ta say đắm
                        Tha thiết bên em vì không muốn đêm qua...

    Anh đã đem đến cho thi đàn mấy bài thơ mùa thu đặc sắc.
   « Thông và biển » là một tình thơ mà đôi trai gái đã được hoá thân vào đất trời, để ca vọng mãi tình yêu tuổi trẻ:

                       Anh đứng làm cây thông trên đá, sỏi
                       Vi vu kêu... tình thiếu nữ qua rồi!

     Trong cuộc sống đầy đá, sỏi... Tháng năm thì như một đoàn tàu nghiền đời ta thành tan nát, nhưng "thông và biển" vẫn cứ quấn quít mà hát mãi bên nhau. Chúng hát rằng: Trong sự tồn tại của đất trời chỉ có tình yêu là vĩnh cửu!
      Nếu ở bài Người Đàn Bà Trắng, ta bắt gặp một Phạm Ngọc Thái với cách triết lý về tình yêu - cuộc sống rất thực tiễn như đã nói ở trên - thì trong « Em về biển », tình yêu ấy lại được nhà thơ đẩy cao lên thành một thần tượng thiêng liêng:
                        Bờ bãi đời người - Cuộc sống tình yêu
                        Trái tim nhỏ em dựng cả toà sen chân Phật Tổ!
      Như nhà thơ Nga M.Lermôntốp đã thần tượng tình yêu đối với người đàn bà:

                        Tượng thờ dù đổ vẫn thiêng

                        Miếu thờ bỏ vắng vẫn nguyên miếu thờ.
      Ở bài Một Góc Hồ Tây tôi thích cái câu thơ:

                       Thiếu vắng em nên anh lẻ bóng

                       Lá vàng rơi thay vào chỗ em ngồi...

      Bài thơ vẽ lên một bức hoạ mà mỗi cảnh vật đều thấm đẫm tâm linh của một con người đã bước vào tuổi hoa niên. Tâm hồn nhà thơ vẫn yêu da diết nhưng lại chơi vơi nửa vời bởi sự cô liêu, đầy sắc hư hao:
                      Trong tiếng lá bay... chầm chậm bóng ta theo...
     Về « chùm thơ áo trắng », nuối cảm những tình yêu chớm nở thưở ban mai. Có những câu thơ hình tượng gợi vào trái tim làm ta bàng hoàng, da diết:

                     Tà áo trắng động vào... khe khẽ nát tim anh!

                                                           (Thời áo trắng)

   Hay là:

                     Tà áo trắng trôi dưới dòng mây bạc

                     Lang thang vài cánh bướm bơ vơ

                     Áo trắng in ngang trời - sét đánh!

                     Lưỡi dao nào cào nát tim thu?

                                              (Phố thu và áo trắng)
     Nhà thơ không khỏi bỡ ngỡ, thảng thốt như một giấc chiêm bao. Vừa mới thoáng đây thôi mà mình đã già rồi? Vì thế nên cả thành phố cũng hiu hắt, cô đơn cùng nỗi lòng anh, muốn níu kéo lại một thuở nào:
                      Trả lại cho anh một thời áo trắng
                      Em đi rồi, mai thành phố cô đơn!
     Trái tim của nhà thơ nhiều khi giống như một con tầu chở đầy ắp tình yêu chuyển bánh. Con tầu ấy chạy qua những cái quán cô quạnh trong tiếng gió hú, những vầng trăng chết đuối đang trôi, những làn mây lang thang ở chân trời và cả thành phố đang chìm đắm trong đêm. Tình yêu người thiếu nữ như hồi chuông nơi thánh đường trắng trinh,  vuốt ve trái tim đau nhói của nhà thơ. Trái tim ấy như một loài hoa không ngủ, nó bay theo con tầu chuyển bánh đi mãi, đi mãi tới vô cùng:
                  Quán cô quạnh suốt đời nghe gió hú

                  Trăng chết đuối rồi… trắng dại… đang trôi…
                  Mây lang thang dưới chân trời bão tố

                  Thành phố chìm trong đêm xa xôi.

     Và:

                   Hương đã theo anh và con tầu chuyển bánh

                   Đến vô cùng mà chẳng biết đi đâu?

                                    (Trong bóng cây ngủ đêm)
     Tình yêu trong hoài vọng, trong kí ức là vô vi… nhưng nó vẫn như cánh chim bay xa, mang đến cho anh cả đau khổ cùng hạnh phúc, khát vọng và tan vỡ! Những hình tượng thi ca chứa đầy ắp trong tâm hồn của nhà thơ, theo cảm xúc dào dạt bay ra mà tạo thành hàng trăm áng thi ca ngập tràn hương sắc.

    Có khi chỉ nằm trong nhà nghe thấy tiếng rúc của một con chim đêm trong bụi cây, với nỗi trống trải cô dơn của lòng mình - Thế là tác giả liên tưởng tới câu chuyện tình của đôi chim:
                   Chim gọi đàn - Anh gọi tên em

                    Năm tháng, nắng mưa, non ngàn, bão tố
                   Có lẽ nào em không về nữa?

                   Để hồn anh hoang mạc bơ vơ...
     Và chuyện "tình chim" trở thành chuyện "tình người". Mối tình cũ lại gợi về:

                   Đã xa rồi! Mùa dĩ vãng trăng mơ

                   Đời vui vẻ cuốn theo dòng gió bụi…

    Để rồi:

                   Con chim đêm run rẩy bóng xanh già

                   Anh bổi hổi một thời qua vọng lại...

                                        (Tiếng rúc chim đêm)
     Đó là tiếng run rẩy của con chim? Không! Đó là tiếng run rẩy của trái tim thi sĩ còn vọng mãi vào năm tháng xa xôi, vô cùng, vô tận kia. Tiếng lòng của anh vọng gọi người yêu!? Thơ đã mang ý nghĩa nhân bản sâu sắc trong tình yêu và sự sống con người.      

     Thơ tình của Phạm Ngọc Thái nhiều vô kể, sâu sắc và không ít thi phẩm đã đạt được tầm vóc là những bài thơ tình hay! Hầu hết đều  là thơ tự do hiện đại. Tác giả rất coi trọng tính nhạc và giọng điệu nên thơ đọc cuốn hút, truyền cảm được trái tim đời. Có thể nói, thơ Phạm Ngọc Thái như một bầu trời mênh mông sâu thẳm... được chẩy ra từ trong máu tim và cuộc đời. Càng đọc sâu càng thấm thía.

NGUYỄN THỊ HOÀNG

Giảng viên Trường ĐH Sư phạm

Các tác phẩm khác

Nguyễn Đình Chiểu (1822 - 1888) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 19769
22/12/2014 10:46
Nguyễn Đình Chiểu (chữ Hán: 阮廷沼; 1822-1888), tục gọi là Đồ Chiểu (khi dạy học), tự Mạnh Trạch, hiệu Trọng Phủ, Hối Trai (sau khi bị mù); là nhà thơ lớn nhất của miền Nam Việt Nam trong nửa cuối thế kỷ 19 [1].
Nguyễn Đình Chiểu sinh ngày 13 tháng 5 năm Nhâm Ngọ (1 tháng 7 năm 1822), tại quê mẹ là làng Tân Thới [2], phủ Tân Bình, huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định (thuộc phường Cầu Kho, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay).
Năm 1886, vợ ông là bà Lê Thị Điền mất lúc 51 tuổi. Buồn rầu vì vợ mất, vì cảnh nước mất nhà tan đã bấy lâu, vì bệnh tật ngày càng trầm trọng [14], hai năm sau, ngày 24 tháng 5 năm Mậu Tý (3 tháng 7 năm 1888), Nguyễn Đình Chiểu cũng qua đời tại Ba Tri, thọ 66 tuổi. Ngày đưa tiễn nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu về cõi vĩnh hằng, cánh đồng An Đức rợp trắng khăn tang của những người mến mộ ông [15].

Nguyễn Khuyến (1835 - 1909) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 22533
22/12/2014 10:46
Nguyễn Khuyến (chữ Hán: 阮勸), tên thật là Nguyễn Thắng (阮勝) [1], hiệu Quế Sơn, tự Miễu Chi, sinh ngày 15 tháng 2 năm 1835, tại quê ngoại làng Văn Khế, xã Hoàng Xá, huyện Ý Yên, tỉnh Hà Nam Ninh nay là huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Quê nội của ông ở làng Vị Hạ (Và), xã Yên Đổ nay là xã Trung Lương, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam[1].
Nguyễn Khuyến cáo quan về Yên Đổ vào mùa thu năm 1884 và qua đời tại đây. Mất ngày 5 tháng 2 năm 1909 tại Yên Đổ.

Tú Xương (1870 - 1907) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 27701
22/12/2014 10:45
Nhà thơ Tú Xương tên thật là Trần Tế Xương(陳濟昌), tự Mặc Trai, hiệu Mộng Tích, Tử Thịnh. Tên bố mẹ đặt cho lúc đầu là Trần Duy Uyên. Ông sinh ngày 5 tháng 9 năm 1870 (tức ngày 10 tháng 8 năm Canh Ngọ), ở làng Vị Xuyên, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định (sau đổi thành phố Hàng Nâu, hiện nay là phố Minh Khai, phường Vị Xuyên, thành phố Nam Định). Ông mất ngày 29 tháng 1 năm 1907.[1]

Tản Đà (1889-1939) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 28251
22/12/2014 10:45
Tản Đà (chữ Hán: 傘沱, sinh ngày 19 tháng 5 năm 1889 - mất ngày 7 tháng 6 năm 1939[1]) tên thật Nguyễn Khắc Hiếu (阮克孝), là một nhà thơ, nhà văn và nhà viết kịch nổi tiếng của Việt Nam. Bút danh Tản Đà của ông là tên ghép giữa núi Tản Viên và sông Đà, quê hương ông.

Ngô Tất Tố (1894-1954) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 30123
22/12/2014 10:44
Ngô Tất Tố (1894 – 20 tháng 4 năm 1954) là một nhà văn, nhà báo, nhà Nho học và nhà nghiên cứu có ảnh hưởng ở Việt Nam giai đoạn trước 1954.
Ngô Tất Tố sinh năm 1893 mất năm 1954 ở làng Lộc Hà, tổng Hội Phụ, phủ Từ Sơn, Bắc Ninh (nay là thôn Lộc Hà, xã Mai Lâm, huyện Đông Anh, Hà Nội).

Khái Hưng (1896-1947) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 22777
22/12/2014 10:44
Khái Hưng (1896 - 1947) là một nhà văn Việt Nam nổi tiếng. Cùng với Nhất Linh, ông là cây bút chính của Tự Lực Văn Đoàn.
Khái Hưng tên thật là Trần Khánh Giư. Bút danh Khái Hưng của ông được ghép từ các chữ cái của tên Khánh Giư.
Ông sinh năm 1896, xuất thân trong một gia đình quan lại ở xã Cổ Am, huyện Vĩnh Bảo, Hải Dương, nay thuộc Hải Phòng. Một số tài liệu ghi ông sinh năm 1897.[1]. Thân phụ ông giữ chức Tuần phủ. Cha vợ ông là Lê Văn Đinh cũng giữ chức Tổng đốc Bắc Ninh. Em ruột ông là nhà văn Trần Tiêu.
Khái Hưng mất năm 1947.

Hoàng Ngọc Phách (1896-1973) - Tiểu sử và sự nghiệp Lượt xem: 20680
22/12/2014 10:44
Nhà văn Hoàng Ngọc Phách, (1896 - 1973) là tác giả tiểu thuyết Tố tâm, được đánh giá là một trong những tiểu thuyết hiện đại đầu tiên của Việt Nam, tác phẩm đã được giáo sư Michele Sullivan và Emmanuel Lê Ốc Mạch dịch sang tiếng Pháp.

Đặng Thai Mai (1902-1984) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 23442
22/12/2014 10:44
Đặng Thai Mai (1902-1984), còn được biết đến dưới tên gọi Đặng Thái Mai và những bút danh Thanh Tuyền, Thanh Bình. Ông là giáo sư, nhà giáo, nhà văn, nhà phê bình văn học Việt Nam; và nguyên là Bộ trưởng Bộ Giáo dục, Viện trưởng đầu tiên của Viện Văn học Việt Nam.

Nguyễn Công Hoan (1903-1977) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 22466
22/12/2014 10:43
Nguyễn Công Hoan (6 tháng 3 năm 1903 tại Hưng Yên - 6 tháng 6 năm 1977 tại Hà Nội) là một nhà văn nổi tiếng của Việt Nam.
Nguyễn Công Hoan quê ở làng Xuân Cầu, tổng Xuân Cầu, huyện Văn Giang, phủ Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh (nay thuộc xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên). Ông sinh trong một gia đình quan lại xuất thân Nho học thất thế. Trong gia đình, từ nhỏ Nguyễn Công Hoan đã được nghe và thuộc rất nhiều câu thơ, câu đối và những giai thoại có tính chất trào lộng, châm biếm, đả kích tầng lớp quan lại. Điều đó ảnh hưởng mạnh mẽ đến phong cách văn chương của ông sau này.

Thế Lữ (1907-1989) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 21667
22/12/2014 10:43
Thế Lữ (6 tháng 10 năm 1907 – 3 tháng 6 năm 1989) là nhà thơ, nhà văn, nhà hoạt động sân khấu Việt Nam. Thế Lữ nổi danh trên văn đàn vào những năm 1930, với những tác phẩm Thơ mới, đặc biệt là bài Nhớ rừng, cùng những tác phẩm văn xuôi, tiêu biểu là tập truyện Vàng và máu (1934). Trở thành thành viên của nhóm Tự Lực văn đoàn kể từ khi mới thành lập (1934), ông hầu hết hoạt động sáng tác văn chương trong thời gian là thành viên của nhóm, đồng thời cũng đảm nhận vai trò một nhà báo, nhà phê bình, biên tập viên mẫn cán của các tờ báo Phong hóa và Ngày nay.

Hiển thị 521 - 530 tin trong 2682 kết quả