nguồn : http://vi.wikipedia.org
Phạm Huy Thông (1916–1988) là nhà thơ, nhà giáo, và nhà khoa học xã hội Việt Nam.
Phạm Huy Thông là hậu duệ thế hệ thứ 24 của Phạm Ngũ Lão, và là thế hệ thứ 48 của thượng thủy tổ Phạm Tu. Quê gốc của Phạm Huy Thông ở làng Đào Xá, xã Bãi Sậy, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên.
Phạm Huy Thông sinh ngày 22 tháng 11 năm 1916 tại Hà Nội trong một gia đình làm nghề kinh doanh lớn, có tinh thần dân tộc [1].
Ngay từ nhỏ ông đã tỏ ra là một người có trí thông minh. Mới 16 tuổi ông đã nổi tiếng tiên phong của phong trào Thơ mới, điển hình là bài Tiếng địch sông Ô. Song thơ ca không phải là niềm đam mê duy nhất.
Năm 21 tuổi, ông đỗ cử nhân Luật tại Viện Đại học Đông Dương.
Năm 1937, ông sang Pháp tiếp tục theo học chương trình đào tạo trên đại học các ngành Sử, Địa, Luật, Kinh tế, Chính trị.
Năm 26 tuổi, ông lần lượt thi đỗ Tiến sĩ Luật và Thạc sĩ sử địa tại Pháp. Năm 31 tuổi, ông được phong Giáo sư giữ chức Uỷ viên hội đồng giáo dục tối cao của Pháp
Năm 1946 tại Paris, ông được chọn giúp việc Chủ tịch Hồ Chí Minh và phái đoàn chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa ở hội nghị Fontainebleau. Chính những ngày được gần gũi Hồ Chí Minh ông đã chọn cho mình con đường mà Hồ Chí Minh đang đi.[2]
Năm 1949, ông gia nhập Đảng cộng sản Pháp. Năm 1953, ông gia nhập Đảng Lao động Việt Nam.
Năm 1952, ông phụ trách tổ chức Việt kiều hải ngoại. Cũng trong năm đó ông bị trục xuất khỏi Pháp về Sài gòn.
Đầu năm 1955, ông bị chính quyền Pháp đưa về quản thúc tại Hải Phòng.
Sau khi thoát khỏi nhà tù ông đảm nhiệm cương vị hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội (1956-1966), Viện trưởng Viện Khảo cổ học (1967-1988), Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại biểu Quốc hội khóa II, III.
Năm 1987, ông được bầu Viện sĩ nước ngoài Viện hàn lâm Khoa học Cộng hoà Dân chủ Đức.
Ông mất vào ngày 21 tháng 6 năm 1988 tại Hà Nội.[2]
Phạm Huy Thông đã thể hiện là một người đặc biệt có tài về tổ chức và kinh nghiệm lãnh đaọ. Thể hiện khi ông lãnh đạo Viện Nghiên cứu khảo cổ học nghiên cứu thành công đề tài "Thời đại các Vua Hùng dựng nước", "Khảo cổ học 10 thế kỷ sau công nguyên", "Khảo cổ học với văn minh thời Trần"... Góp phần làm cho Việt Nam trở thành một quốc gia có nền khảo cổ học mạnh tại Đông Nam Á. Ngoài ra ông còn là một nhà thơ, được nhắc đến trong cuốn "Thi nhân Việt Nam" của Hoài Thanh và Hoài Chân.
Năm 2000, ông được nhận giải thưởng Hồ Chí Minh về công trình nghiên cứu khảo cổ (Con Moong, trống đồng Đông Sơn và 4 bài dẫn luận thời đại Hùng Vương). Tên ông được đặt cho một con đường vòng quanh hồ Ngọc Khánh tại Hà Nội[2].
Thơ:
Thơ chưa đề tựa số 1
Lượt xem: 19971
20/12/2014 09:34
Đã mưa rồi đó
những chiều mưa rửa sạch mái ngói
dù muộn - cũng đã trở về
dù tầm tã - cũng đã trở về
Thơ chưa đề tựa số 2
Lượt xem: 22392
20/12/2014 09:34
Thỉnh thoảng cuộc đời không đáng yêu
tôi ném thơ tôi vào lửa
vo viên dưới chân bàn
ấy là khi một người đi lấy chồng
Thơ chưa đề tựa số 3
Lượt xem: 20186
20/12/2014 08:28
ta về chơi với trẻ con thôi
ta cầm tay bé như cầm cỏ
tiếng cười mang nắng lụa ra phơi
phờ phạc ta một ngày hôm qua
Thơ chưa đề tựa số 4
Lượt xem: 16222
20/12/2014 08:28
nơi ấy
trên triền dốc cao
nhìn xuống hổ, đổi và thung lũng
chị tôi
Thơ trong công viên
Lượt xem: 15473
20/12/2014 08:26
vốn tình hay quên và thường đến muộn
chỗ đã có người ngồi
chẳng sao
thì ta ngổi xuống cỏ
Trắng
Lượt xem: 18011
20/12/2014 08:25
mẹ ta tro bụi trên sông
xuôi bèo hoa nẻo hư không mẹ về
hiều hoa trắng rợn bốn bề
trần gian thêm một kẻ về mổ côi
Tưởng tượng
Lượt xem: 32404
20/12/2014 08:25
hãy tưởng tượng...
sớm mai thức dậy chỉ còn lại một mình
những thân quen chẳng còn ai cả
chùm hoa mua về không cho ai
Vọng âm
Lượt xem: 22348
20/12/2014 08:24
Gã bạn thân đi xa
Người bạn gái ở nhà đau ốm
Lũ bạn quen ồn ào như quạ
Vắng bặt áo cơm
Vọng các
Lượt xem: 20303
20/12/2014 08:23
hũ mắm theo ta xuất ngoại
vượt đường cao tốc trao đúng người
cơm chiều gạo trắng con tép đỏ
khi không mà Vọng Các mưa rơi
Tiểu sử
Lượt xem: 12924
20/12/2014 08:18
Trịnh Công Sơn (28 tháng 2 năm 1939 – 1 tháng 4 năm 2001) là một trong những nhạc sĩ lớn nhất của Tân nhạc Việt Nam. Trong sự nghiệp âm nhạc, ông đã sáng tác trên 600 tác phẩm, phần lớn là tình ca. Nhiều ca khúc của ông có thông điệp phản chiến trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam và do đó đã chịu sự cấm đoán, hạn chế của chính quyền Việt Nam Cộng hòa, và ngay cả của chính quyền Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam sau này. Nhạc của Trịnh Công Sơn được rất nhiều ca sĩ thể hiện, nhưng thành công hơn cả là Khánh Ly. Ngoài ra, ông còn được xem là một nhà thơ, một họa sĩ dù không chuyên.
Hiển thị 511 - 520 tin trong 2136 kết quả