nguồn : http://vi.wikipedia.org
Phạm Huy Thông (1916–1988) là nhà thơ, nhà giáo, và nhà khoa học xã hội Việt Nam.
Phạm Huy Thông là hậu duệ thế hệ thứ 24 của Phạm Ngũ Lão, và là thế hệ thứ 48 của thượng thủy tổ Phạm Tu. Quê gốc của Phạm Huy Thông ở làng Đào Xá, xã Bãi Sậy, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên.
Phạm Huy Thông sinh ngày 22 tháng 11 năm 1916 tại Hà Nội trong một gia đình làm nghề kinh doanh lớn, có tinh thần dân tộc [1].
Ngay từ nhỏ ông đã tỏ ra là một người có trí thông minh. Mới 16 tuổi ông đã nổi tiếng tiên phong của phong trào Thơ mới, điển hình là bài Tiếng địch sông Ô. Song thơ ca không phải là niềm đam mê duy nhất.
Năm 21 tuổi, ông đỗ cử nhân Luật tại Viện Đại học Đông Dương.
Năm 1937, ông sang Pháp tiếp tục theo học chương trình đào tạo trên đại học các ngành Sử, Địa, Luật, Kinh tế, Chính trị.
Năm 26 tuổi, ông lần lượt thi đỗ Tiến sĩ Luật và Thạc sĩ sử địa tại Pháp. Năm 31 tuổi, ông được phong Giáo sư giữ chức Uỷ viên hội đồng giáo dục tối cao của Pháp
Năm 1946 tại Paris, ông được chọn giúp việc Chủ tịch Hồ Chí Minh và phái đoàn chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa ở hội nghị Fontainebleau. Chính những ngày được gần gũi Hồ Chí Minh ông đã chọn cho mình con đường mà Hồ Chí Minh đang đi.[2]
Năm 1949, ông gia nhập Đảng cộng sản Pháp. Năm 1953, ông gia nhập Đảng Lao động Việt Nam.
Năm 1952, ông phụ trách tổ chức Việt kiều hải ngoại. Cũng trong năm đó ông bị trục xuất khỏi Pháp về Sài gòn.
Đầu năm 1955, ông bị chính quyền Pháp đưa về quản thúc tại Hải Phòng.
Sau khi thoát khỏi nhà tù ông đảm nhiệm cương vị hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội (1956-1966), Viện trưởng Viện Khảo cổ học (1967-1988), Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại biểu Quốc hội khóa II, III.
Năm 1987, ông được bầu Viện sĩ nước ngoài Viện hàn lâm Khoa học Cộng hoà Dân chủ Đức.
Ông mất vào ngày 21 tháng 6 năm 1988 tại Hà Nội.[2]
Phạm Huy Thông đã thể hiện là một người đặc biệt có tài về tổ chức và kinh nghiệm lãnh đaọ. Thể hiện khi ông lãnh đạo Viện Nghiên cứu khảo cổ học nghiên cứu thành công đề tài "Thời đại các Vua Hùng dựng nước", "Khảo cổ học 10 thế kỷ sau công nguyên", "Khảo cổ học với văn minh thời Trần"... Góp phần làm cho Việt Nam trở thành một quốc gia có nền khảo cổ học mạnh tại Đông Nam Á. Ngoài ra ông còn là một nhà thơ, được nhắc đến trong cuốn "Thi nhân Việt Nam" của Hoài Thanh và Hoài Chân.
Năm 2000, ông được nhận giải thưởng Hồ Chí Minh về công trình nghiên cứu khảo cổ (Con Moong, trống đồng Đông Sơn và 4 bài dẫn luận thời đại Hùng Vương). Tên ông được đặt cho một con đường vòng quanh hồ Ngọc Khánh tại Hà Nội[2].
Thơ:
Già kén kẹn hom
Lượt xem: 17626
19/08/2013 07:28
Bụng làm dạ chịu trách chi ai,
Già kén kẹn hom ví chẳng sai.
Tiếc đĩa hồng ngâm cho chuột vọc,
Thừa mâm bánh ngọt để ngâu vầy.
Vịnh cái quạt Ii (Cái quạt giấy - bài 2)
Lượt xem: 19011
19/08/2013 07:28
Mười bảy hay là mười tám đây (1)
Cho ta yêu dấu chẳng dời tay.
Mỏng dày từng ấy, chành ba góc
Rộng hẹp dường nào, cẵm một cay. (2)
Vịnh cái quạt I (Cái quạt giấy - bài 1)
Lượt xem: 12676
19/08/2013 07:26
Một lỗ xâu xâu mấy cũng vừa,(1)
Duyên em dính dán tự bao giờ,(2)
Chành ra ba góc da còn thiếu,
Khép lại đôi bên thịt vẫn thừa.
Tự tình Iii
Lượt xem: 16395
19/08/2013 07:25
Chiếc bách (1) buồn vì phận nổi nênh,
Giữa giòng ngao ngán nỗi lênh đênh.
Lưng khoang tình nghĩa dường lai láng,
Nửa mạn phong ba luống bập bềnh.
Duyên kỳ ngộ
Lượt xem: 6270
19/08/2013 07:22
Nghìn dặm có duyên sự cũng thành, (1)
Xin đừng lo lắng hết xuân xanh.
Tấc gang tay họa thơ không dứt,
Gần gụi cung dương lá vẫn lành.
Tự tình Ii
Lượt xem: 15177
19/08/2013 07:21
Tiếng gà văng vẳng gáy trên bom (1)
Oán hận trông ra khắp mọi chòm.
Mõ thảm không khua mà cũng cốc. (2)
Chuông sầu chẳng đánh cớ sao om (3)?
Mầu thu năm ngoái
Lượt xem: 17633
18/08/2013 20:40
Trời không nắng cũng không mưa,
chỉ hiu hiu rét cho vừa nhớ nhung.
Chiều buồn như mối sầu chung,
lòng êm nghe thoảng tơ chùng chốn xa.
Lũy tre xanh
Lượt xem: 10168
18/08/2013 20:28
Làng tôi thắt đáy lưng... tre
Sông dài, cỏ mượt đường đê tư mùa. (1)
Nhịp đời định sẵn từ xưa:
Ươm tơ tháng sáu, lên chùa tháng giêng.
Rằm tháng giêng
Lượt xem: 15336
18/08/2013 20:27
Ngày xưa còn nhỏ, ngày xưa
Tôi đeo khánh bạc ,lên chùa dâng nhang.
Lòng vui quần áo xênh xang,
Tay cầm hương, nến, đinh vàng mới mua.
Muôn trùng
Lượt xem: 15136
18/08/2013 20:26
Tình vạn dặm, tên người yêu chắc đẹp,
Người và tôi xa quá đỗi -- muôn trùng;
Tôi với người chưa một giấc mơ chung,
Đời viễn xứ nên tình không thấu hết.
Hiển thị 1871 - 1880 tin trong 2136 kết quả