Thơ

nguồn : http://vi.wikipedia.org

Phạm Huy Thông (19161988) là nhà thơ, nhà giáo, và nhà khoa học xã hội Việt Nam.

Nguồn gốc

Phạm Huy Thông là hậu duệ thế hệ thứ 24 của Phạm Ngũ Lão, và là thế hệ thứ 48 của thượng thủy tổ Phạm Tu. Quê gốc của Phạm Huy Thông ở làng Đào Xá, xã Bãi Sậy, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên.

Tiểu sử

Phạm Huy Thông sinh ngày 22 tháng 11 năm 1916 tại Hà Nội trong một gia đình làm nghề kinh doanh lớn, có tinh thần dân tộc [1].

Ngay từ nhỏ ông đã tỏ ra là một người có trí thông minh. Mới 16 tuổi ông đã nổi tiếng tiên phong của phong trào Thơ mới, điển hình là bài Tiếng địch sông Ô. Song thơ ca không phải là niềm đam mê duy nhất.

Năm 21 tuổi, ông đỗ cử nhân Luật tại Viện Đại học Đông Dương.

Học tập tại Pháp

Năm 1937, ông sang Pháp tiếp tục theo học chương trình đào tạo trên đại học các ngành Sử, Địa, Luật, Kinh tế, Chính trị.

Năm 26 tuổi, ông lần lượt thi đỗ Tiến sĩ Luật và Thạc sĩ sử địa tại Pháp. Năm 31 tuổi, ông được phong Giáo sư giữ chức Uỷ viên hội đồng giáo dục tối cao của Pháp

Năm 1946 tại Paris, ông được chọn giúp việc Chủ tịch Hồ Chí Minh và phái đoàn chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa ở hội nghị Fontainebleau. Chính những ngày được gần gũi Hồ Chí Minh ông đã chọn cho mình con đường mà Hồ Chí Minh đang đi.[2]

Năm 1949, ông gia nhập Đảng cộng sản Pháp. Năm 1953, ông gia nhập Đảng Lao động Việt Nam.

Năm 1952, ông phụ trách tổ chức Việt kiều hải ngoại. Cũng trong năm đó ông bị trục xuất khỏi Pháp về Sài gòn.

Đầu năm 1955, ông bị chính quyền Pháp đưa về quản thúc tại Hải Phòng.

Hoạt động tại miền Bắc

Sau khi thoát khỏi nhà tù ông đảm nhiệm cương vị hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội (1956-1966), Viện trưởng Viện Khảo cổ học (1967-1988), Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại biểu Quốc hội khóa II, III.

Năm 1987, ông được bầu Viện sĩ nước ngoài Viện hàn lâm Khoa học Cộng hoà Dân chủ Đức.

Ông mất vào ngày 21 tháng 6 năm 1988 tại Hà Nội.[2]

Phạm Huy Thông đã thể hiện là một người đặc biệt có tài về tổ chức và kinh nghiệm lãnh đaọ. Thể hiện khi ông lãnh đạo Viện Nghiên cứu khảo cổ học nghiên cứu thành công đề tài "Thời đại các Vua Hùng dựng nước", "Khảo cổ học 10 thế kỷ sau công nguyên", "Khảo cổ học với văn minh thời Trần"... Góp phần làm cho Việt Nam trở thành một quốc gia có nền khảo cổ học mạnh tại Đông Nam Á. Ngoài ra ông còn là một nhà thơ, được nhắc đến trong cuốn "Thi nhân Việt Nam" của Hoài ThanhHoài Chân.

Năm 2000, ông được nhận giải thưởng Hồ Chí Minh về công trình nghiên cứu khảo cổ (Con Moong, trống đồng Đông Sơn và 4 bài dẫn luận thời đại Hùng Vương). Tên ông được đặt cho một con đường vòng quanh hồ Ngọc Khánh tại Hà Nội[2].

Tác phẩm

Thơ:

  • Tiếng địch sông Ô (1936)
  • Con voi già
  • Anh-Nga (1936)
  • Tiếng sóng (1934)
  • Yêu-đương (1934)

chú thích

Các tác phẩm khác

Hôn Lượt xem: 29433
17/12/2014 10:01
Trời ơi, ôm lấy say sưa
Mặt khao khát mặt, lòng mơ ước lòng
Hôn em nước mắt chảy ròng
Em ơi như ngọn đèn chong vẫn chờ.

Hẹn hò Lượt xem: 24970
17/12/2014 10:00
Anh đã nói, từ khi vừa gặp gỡ:
"Anh rất ngoan, anh không dám mong nhiềụ
"Em bằng lòng cho anh được phép yêu;
"Anh sung sướng với chút tình vụn ấy"

Dối trá Lượt xem: 17225
17/12/2014 09:59
Nói chi nữa tiếng buồn ghê gớm ấy
Để lòng tôi sung sướng muốn tiêu tan ?
Tất cả tôi rung rẩy tựa dây đàn
Nghe thỏ thẻ chính điều tôi giấu kỹ,

Ca tụng Lượt xem: 25065
17/12/2014 09:55
Trăng, vú mộng đã muôn đời thi sĩ
Giơ hai tay mơn trớn vẻ tròn đầy;
Trăng, hoa vàng lay lắt cạnh bờ mây;
Trăng, đĩa ngọc giữa mâm trời huyền bí;

Buồn trăng Lượt xem: 19064
17/12/2014 09:54
Gió sáng bay về, thi sĩ nhớ;
Thương ai không biết, đứng buồn trăng.
Huy hoàng trăng rộng, nguy nga gió,
Xanh biếc trời cao, bạc đất bằng.

Biệt ly êm ái Lượt xem: 17412
17/12/2014 09:50
Tặng Nguyễn Xuân Khoát

Chúng tôi ngồi, vây phủ bởi trăng thâu,
Sương bám hồn, gió cắn mặt buồn rầụ
Giờ biệt ly cứ đến gần từng phút,
Chúng tôi thấy đã xa nhau một chút...

Anh thương em khi ngủ Lượt xem: 16323
17/12/2014 09:48
Anh thương em khi ngủ
Phong thái rất hồn nhiên.
Em ngủ như trẻ nhỏ
Ngon say một giấc liền.

Anh là người bạc bẽo Lượt xem: 13859
17/12/2014 09:47
Ngẫm cho kỹ anh là người bạc bẽo,
em yêu rồi, anh đã vội quên ngay.
Mới hôm kia tình tự đến mê say.
Sang bữa nay anh làm như mất hết.

Tác phẩm sưu tầm Lượt xem: 28478
26/11/2014 10:34
Thanh Trà- Hồ Chí Minh 24/11/2014 18:22
Chòng chành...
Hai nỗi nhớ_quên
Chưa đủ để nhớ, mà quên - không đành !

Yêu con Lượt xem: 27726
08/10/2013 08:24
Mong con khôn lớn từng ngày
Mẹ yêu mẹ ngắm nét nhìn ngây thơ
Nụ cười tươi thắm mộng mơ
Trang thơ mẹ viết để dành cho con

Hiển thị 1481 - 1490 tin trong 2136 kết quả