Thơ

nguồn : http://vi.wikipedia.org

Phạm Huy Thông (19161988) là nhà thơ, nhà giáo, và nhà khoa học xã hội Việt Nam.

Nguồn gốc

Phạm Huy Thông là hậu duệ thế hệ thứ 24 của Phạm Ngũ Lão, và là thế hệ thứ 48 của thượng thủy tổ Phạm Tu. Quê gốc của Phạm Huy Thông ở làng Đào Xá, xã Bãi Sậy, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên.

Tiểu sử

Phạm Huy Thông sinh ngày 22 tháng 11 năm 1916 tại Hà Nội trong một gia đình làm nghề kinh doanh lớn, có tinh thần dân tộc [1].

Ngay từ nhỏ ông đã tỏ ra là một người có trí thông minh. Mới 16 tuổi ông đã nổi tiếng tiên phong của phong trào Thơ mới, điển hình là bài Tiếng địch sông Ô. Song thơ ca không phải là niềm đam mê duy nhất.

Năm 21 tuổi, ông đỗ cử nhân Luật tại Viện Đại học Đông Dương.

Học tập tại Pháp

Năm 1937, ông sang Pháp tiếp tục theo học chương trình đào tạo trên đại học các ngành Sử, Địa, Luật, Kinh tế, Chính trị.

Năm 26 tuổi, ông lần lượt thi đỗ Tiến sĩ Luật và Thạc sĩ sử địa tại Pháp. Năm 31 tuổi, ông được phong Giáo sư giữ chức Uỷ viên hội đồng giáo dục tối cao của Pháp

Năm 1946 tại Paris, ông được chọn giúp việc Chủ tịch Hồ Chí Minh và phái đoàn chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa ở hội nghị Fontainebleau. Chính những ngày được gần gũi Hồ Chí Minh ông đã chọn cho mình con đường mà Hồ Chí Minh đang đi.[2]

Năm 1949, ông gia nhập Đảng cộng sản Pháp. Năm 1953, ông gia nhập Đảng Lao động Việt Nam.

Năm 1952, ông phụ trách tổ chức Việt kiều hải ngoại. Cũng trong năm đó ông bị trục xuất khỏi Pháp về Sài gòn.

Đầu năm 1955, ông bị chính quyền Pháp đưa về quản thúc tại Hải Phòng.

Hoạt động tại miền Bắc

Sau khi thoát khỏi nhà tù ông đảm nhiệm cương vị hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội (1956-1966), Viện trưởng Viện Khảo cổ học (1967-1988), Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại biểu Quốc hội khóa II, III.

Năm 1987, ông được bầu Viện sĩ nước ngoài Viện hàn lâm Khoa học Cộng hoà Dân chủ Đức.

Ông mất vào ngày 21 tháng 6 năm 1988 tại Hà Nội.[2]

Phạm Huy Thông đã thể hiện là một người đặc biệt có tài về tổ chức và kinh nghiệm lãnh đaọ. Thể hiện khi ông lãnh đạo Viện Nghiên cứu khảo cổ học nghiên cứu thành công đề tài "Thời đại các Vua Hùng dựng nước", "Khảo cổ học 10 thế kỷ sau công nguyên", "Khảo cổ học với văn minh thời Trần"... Góp phần làm cho Việt Nam trở thành một quốc gia có nền khảo cổ học mạnh tại Đông Nam Á. Ngoài ra ông còn là một nhà thơ, được nhắc đến trong cuốn "Thi nhân Việt Nam" của Hoài ThanhHoài Chân.

Năm 2000, ông được nhận giải thưởng Hồ Chí Minh về công trình nghiên cứu khảo cổ (Con Moong, trống đồng Đông Sơn và 4 bài dẫn luận thời đại Hùng Vương). Tên ông được đặt cho một con đường vòng quanh hồ Ngọc Khánh tại Hà Nội[2].

Tác phẩm

Thơ:

  • Tiếng địch sông Ô (1936)
  • Con voi già
  • Anh-Nga (1936)
  • Tiếng sóng (1934)
  • Yêu-đương (1934)

chú thích

Các tác phẩm khác

62. Hương chờ gió Lượt xem: 14770
17/12/2014 16:24
Còn chút nắng thu, chút bụi hồng
Nổi trôi vào tận cõi hư không
Vườn hoa tình ái hương chờ gió
Để gửi cho nhau chút chuyện lòng

60. Giọt buồn Lượt xem: 31471
17/12/2014 16:23
Mưa đã tan rồi gió cũng tan
Em như ngõ trúc lá dạo đàn
Ta như nắng lạnh vườn thu sớm
Lòng vẫn mây đưa bóng lỡ làng!

Con về tìm lại cây hoa sứ Lượt xem: 14171
17/12/2014 16:22
Con muốn về thăm những luống cày
Mồ hôi Ba ướt đẫm những ngày
Theo Ba lội ruộng mò cua ốc
Lúa mới vàng thơm cánh én bay !

Gió thoảng hương đưa Lượt xem: 14594
17/12/2014 16:21
Đi em hồng núi trắng sông
Xanh mây gội tóc nắng bồng gót sen
Mắt xa lạ chân thân quen
Đã bao nhiêu kiếp anh khen chân nầy?

58. Trong giọt sương Lượt xem: 15803
17/12/2014 16:20
Muốn khóc mà sao lệ cạn khô
Hàng cây xa lạ lá ngẩn ngơ
Chim không về nối mùa thương nhớ
Lủi thủi đi tìm lại tuổi thơ

57. Đã rừng đã mây Lượt xem: 18790
17/12/2014 16:19
Gửi người một chút hương xưa
Nắng đi bỏ lại thương trưa nhớ chiều
Cành nghiêng bóng xế quạnh hiu
Tre già măng trẻ ít nhiều ngẩn ngơ

54. Chẳng còn chi Lượt xem: 16882
17/12/2014 16:19
Thân tặng Trần Kiêu Bạc

Mẹ đã đi rồi Ba cũng đi
Trăm năm đất lạ chẳng còn chi
Con đau con khóc không ai biết
Mưa cũng chia buồn ngập lối đi!

52. Không đành Lượt xem: 25047
17/12/2014 16:17
Nhắc nhở làm chi thuở thiên đường
Trọn đời không giữ được mùi hương
Gió đùa áo ngủ... buồn son phấn
Trăng rụng hững hờ vai nhớ thương!

50. Bản nhạc buồn Lượt xem: 18587
17/12/2014 16:16
(hiền thê huyết lệ thư)

Đêm đến em vui hay em buồn?
Mưa rừng gió núi có giữ hương?
Chim nào hờn dỗi không về tổ?
Cành lá mỏi mòn hết ngóng sương?

49. Mộng đầu Lượt xem: 19899
17/12/2014 16:14
Hương đồng cỏ nội thân quen
Tuổi hồng gót đỏ êm đềm chiêm bao
Thềm hoa nắng ấm đón chào
Bướm vàng hoa trắng xôn xao mộng đầu!

Hiển thị 1261 - 1270 tin trong 2136 kết quả