Thơ

08/01/2015 20:32
Lượt xem 41043

Em vắt quả cam vàng đầu ngọn sông Thương
Mắt tròn cối xay
Chẳng bao giờ ngủ trước sao mai

Ngày Chị bảo Em quên
Tranh tố nữ long hồ gián nhấm
mất chân đi
má đội tổ tò vò
Cuốn chiếu xa rồi
thơ thẩn vách chiêm bao

Ngày Chị bảo Em quên
Con bạc má lại về cành chanh
thương Em hay giận Em chả biết

Ngày Chị bảo Em quên
Tắm sông Thương không mát
Lên ngọn Kỳ Cùng vục nước rửa chân
không mát

Về đuôi mắt xưa nước suối Cam Lồ
không mát

Ngày Chị bảo Em quên
Em tơ tưởng sao bắt Em đừng nhớ

Tha cho Em
Tha Em
"Sông Thương nước chảy đôi dòng..."

Các tác phẩm khác

Màu tím hoa sim Lượt xem: 28673
07/01/2015 18:52
Nàng có ba người anh
Đi bộ đội
Những em nàng còn chưa biết nói
Khi tóc nàng xanh xanh.

Thánh mẫu hài đồng Lượt xem: 28149
07/01/2015 18:51
Nàng ngả cánh tay
còn rất nhiều ngấn sữa
cho ta gối đầu
ngay đêm đầu tân hôn

Hoa lúa Lượt xem: 40399
07/01/2015 18:49
Em là con gái đồng xanh
Tóc dài vương hoa lúa
Đôi mắt em mang chân trời quê cũ
Giếng ngọt, cây đa

Hoa hải đường Lượt xem: 44082
07/01/2015 18:47
Phe phẩy màu xuân ngọn gió đông
Bên thềm sương ngát, ánh trăng lồng
Canh khuya những sợ rồi hoa ngủ
Khêu ngọn đèn cao ngắm vẻ hồng.

Cái bát xinh xinh Lượt xem: 32687
07/01/2015 18:45
Mẹ cha công tác
Nhà máy Bát Tràng
Mang về cho bé
Cái bát xinh xinh

Quên & Nhớ Lượt xem: 38621
07/01/2015 18:43
Tuyết ở bên trời không có em
Cả chút mưa bay quá yếu mềm
Cả cánh đồng trăng màu lục nhạt
Như chỉ mơ hồ... nhớ để quên.

Không đề Lượt xem: 30971
07/01/2015 18:42
Em cũng giống như cơn mưa, như trận gió lúc sang hè
Làm thức tỉnh hồn tôi nhiều biến động
Tôi im lặng, bàng hoàng khi được sống
Một ngày vui không dễ nói ra lời

Hữu Loan (1916 -2010) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 22825
07/01/2015 17:38
Hữu Loan (2 tháng 4 năm 1916 - 18 tháng 3 năm 2010) là một nhà thơ Việt Nam, đồng niên với nhà thơ Xuân Diệu. Quê ông tại xã Nga Lĩnh, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
Hữu Loan tên thật là Nguyễn Hữu Loan; Bút danh: Hữu Loan [2]; sinh ngày 2 tháng 4 năm 1916 (theo lý lịch, còn có thông tin ông sinh năm 1914)[3] tại quê ở làng Vân Hoàn, xã Nga Lĩnh, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
Ông từ trần vào lúc 19h00 ngày 18 tháng 3 năm 2010 tại quê nhà, hưởng thọ 95 tuổi (tuổi mụ hay còn gọi là tuổi âm).

Trần Tuấn Khải (1895 –1983) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 21895
07/01/2015 17:31
Trần Tuấn Khải (4 tháng 11 năm 1895 – 7 tháng 3 năm 1983) là một nhà thơ Việt Nam, nổi danh từ thời tiền chiến. Các bút danh của ông là: Á Nam (thường dùng), Đông Minh, Đông Á Thị, Tiểu Hoa Nhân, Lâm Tuyền Khách, Giang Hồ Khách, Lôi Hoàng Cư Sĩ.
Trần Tuấn Khải người làng Quan Xán, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định.
Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, ông giữ chức cố vấn Hội Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh từ 1975 cho đến khi mất vì bệnh già tại cư xá Trần Quốc Toản (cư xá Liautey của Pháp), hưởng thọ 88 tuổi (1983).

Tô Thức tên gọi Tô Đông Pha (1037-1101) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 22826
07/01/2015 17:25
Tô Thức (Chữ Hán: 苏轼, 8/1/1037–24/8/1101), tự Tử Chiêm, một tự khác là Hòa Trọng, hiệu Đông Pha cư sĩ nên còn gọi là Tô Đông Pha, là nhà văn, nhà thơ nổi tiếng Trung Quốc thời Tống. Ông được mệnh danh là một trong Bát đại gia Đường Tống.
Ông sinh ra tại Mi Sơn, Mi Châu, nay là địa cấp thị Mi Sơn, tỉnh Tứ Xuyên. Ông nội Đông Pha tên là Tô Tự, cha ông là Tô Tuân (蘇洵, tự là Minh Doãn, 1009-1066), mẹ ông họ Trình (?-1057) và em trai là Tô Triệt (蘇轍, tự là Tử Do, 1039-1112). Ba cha con ông đều là những nhà thơ có tiếng.

Hiển thị 201 - 210 tin trong 2435 kết quả