Tôi không kể những chuyện tình đổ vỡ
Tình đầu đời khi gãy rất đau thương.
Trên cành gai tiếng chim ca thảnh thót,
Khúc hót đầu tiên đoạn cuối cuộc đời (1).
Tôi không kể "Những mảnh đời tỵ nạn" (2)
Kiếp nổi trôi dâu bể khắp phương trời
Đất Thái, Anh-đô, Mã-lai, Hương cảng...
Hàng rào kẽm gai xâu xé cuộc đời !
Tôi không kể những tâm tình chán ngán,
Đời sống tha hương cô độc kiếp người
Quần quật đua chen ngày đêm vội vã,
Một đôi khi còn quên cả tiếng cười !
Tôi xin kể với tấm lòng thành kính
Những chuyến đi về miền đất thân yêu
Như người ngoan đạo hành hương đất thánh
Biết nói làm sao, lòng chứa vạn điều !
Mắt rơm rớm khi chợt nghe thông báo
Chuyến bay đang đi sắp đến phi trường
Kỷ niệm kéo về cho lòng thổn thức
Mừng rỡ & Quặn lòng mỗi chuyến hồi hương!
Những nơi tôi đi: Sài-gòn, Hà-Nội,
Rạch-giá, Biên-Hòa, Đà-Nẵng, Nha-Trang,
Kontum, Pleiku, Huế, Ban-Mê-Thuột...
Một chút thân quen, ngàn nỗi ngỡ ngàng !
Những cô gái cười tươi chào đón khách,
Chưa biết yêu mà đã đục một đời !
Đêm từng đêm em gượng cười chua chát,
Xác thân em nuôi sống được một thời !
Những cây lúa thiếu phân màu vàng vọt
Như tương tư thương nhớ mất màu da
Tháng Hai hoa gạo đỏ tươi màu máu,
Đau lòng vì đâu, vì nước, vì nhà ?
Dọc ven đường nhà lại nhà san sát,
Thiếu mất màu xanh của lá của cây
Đau lòng khách hồn vẫn còn thương nước,
Đất Mẹ ngày Xuân sao bị cưỡng dầy
Có đất nước nào như nước Việt Nam ?
Già trẻ xanh xao quần quật đi làm,
Tiền bạc đưa về cũng không đủ sống,
Cộng sản đem về đời sống lũ lam!
Thật ở quê mình quá nhiều chênh lệch,
Mảnh đất nào buồn như đất Việt-Nam ?
Kẻ sống dư thừa, trẻ thơ khóc đói,
Kẻ lắm bạc tiền, người sống khổ kham !
Có kẻ xin ăn, có người ăn cướp,
Giải phóng từ lâu nước chỉ thêm nghèọ
"Độc lập Tự do", lại còn "Đổi Mới",
Bán đất ngoại bang, mèo lại hoàn mèo !
Anh-Đô, Mã-Lai , Đài-Loan, Hương Cảng,
Từ các nơi ngoại quốc cứ tung tiền,
Đất bán đi, tiền này ai bỏ túi ?
Người dân nghèo nay thêm khổ triền miên!
Tiếc thay nước năm ngàn năm văn hiến
Gian khổ đấu tranh giành giữ chủ quyền
Lý Thường Kiệt, Hưng Đạo Vương, Lê Lợi..
Đau xót buồn thương ở dưới cửu tuyền !
Thà xưa kia chẳng hô hào đuổi Mỹ,
Chẳng chửi miền Nam bám gót ngoại bang,
Thì hôm nay cũng chút gì thông cảm.
Việt-Nam ơi, sao thân phận bẻ bàng ?
Bao nhiêu năm chưa một lần trở lại,
Quê cũ ngày xưa giờ đã sao rồi ?
Tin lượm lặt sao bằng nhìn tận mắt,
Mộng hồi hương đâu phải một mình tôi !
Thèm được ngắm những nữ sinh Đồng Khánh
Áo trắng dài xinh ngả nón Trường Tiền.
Thèm được bước đi những đường nho nhỏ
Nắng tỏa lối về trên điện Khâm Thiên.
Hàng me bên đường như thầm trò chuyện
Như lâu đài che chở những tình nhân.
Em gái Gia Long xưa còn đâu nữa,
Chỉ mong sao được thấy lại một lần !
Đọc những tin quê hương trên báo chí,
Nghe lời tường thuật của những người về
Lòng xót xa đau, đêm nằm mộng mị,
Tỉnh giấc giữa đêm, lòng thấy não nề !
Em ở nơi nào, Hồng Liên, Bạch Huệ ?
Đất Pleiku còn gọi mãi Kiều Oanh...
Chuyện tình buồn thông bên hồ Than Thở...
Những chuyến đi buồn như Tống Biệt Hành...
Xót hay thương những chuyến về tâm tưởng ?
Thực hay mơ, vi vút gió thùy dương ?
Mỗi đêm về là mỗi lần nhung nhớ,
Như ngày xưa hoa phượng đỏ sân trường.
Mẹ Việt-Nam mấy mươi năm chờ đợi
Những người con lưu lạc đất quê người
Những người con khổ đau trên quê Mẹ
Quyết một lòng đòi được trả quyền Người.
Này bạn hỡi, hãy vùng lên cách mạng
Kêu gọi nhân dân giành lấy chủ quyền.
Dẹp bỏ nhà tù cải thành trường học...
Lúa mọc đồng bằng, bắp mọc cao nguyên...
Hãy biến giấc mơ xanh thành hiện thực
Chuyến đi về của ngàn triệu Việt kiều
Và muôn nơi triệu cánh tay chào đón
Chuyến đi về của những đứa con yêu !
Bà mẹ quê rưng rưng tay mở rộng
Đón bầy con lưu lạc các nơi về.
Đầy dẫy cả những bẹ dừa, buồng chuối
Mở tiệc vui cho quên hết tái tê.
Hãy tin chắc ngày hội vui sẽ đến !
Những Vinh, Thành, Chi, Huệ sẽ đi về.
Đó đây sẽ dặt dìu xanh, hồng, trắng,
Tiếng cười vui chôn lấp hết não nề.
Từ Cà-Mau nối liền ra Móng Cái,
Từ cao nguyên về tận đến đồng bằng,
Người Thượng, người Kinh, vạn ngàn sắc tộc
Vui cùng nhau ngày hội của sao trăng !
Rồi đây đó anh em từ muôn nước,
Người góp công, người góp của dựng xây
Việt-Nam ta sẽ một ngày rạng rỡ,
Hòa bình ca vang vọng lúc trăng đầy!
Nguyên Đỗ
(1) Ý từ truyện The Thorn Birds của Colleen McCullough
(2) Hình như tựa đề một tác phẩm nào đó
Quên & Nhớ
Lượt xem: 38606
07/01/2015 18:43
Tuyết ở bên trời không có em
Cả chút mưa bay quá yếu mềm
Cả cánh đồng trăng màu lục nhạt
Như chỉ mơ hồ... nhớ để quên.
Không đề
Lượt xem: 30966
07/01/2015 18:42
Em cũng giống như cơn mưa, như trận gió lúc sang hè
Làm thức tỉnh hồn tôi nhiều biến động
Tôi im lặng, bàng hoàng khi được sống
Một ngày vui không dễ nói ra lời
Hữu Loan (1916 -2010) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 22808
07/01/2015 17:38
Hữu Loan (2 tháng 4 năm 1916 - 18 tháng 3 năm 2010) là một nhà thơ Việt Nam, đồng niên với nhà thơ Xuân Diệu. Quê ông tại xã Nga Lĩnh, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
Hữu Loan tên thật là Nguyễn Hữu Loan; Bút danh: Hữu Loan [2]; sinh ngày 2 tháng 4 năm 1916 (theo lý lịch, còn có thông tin ông sinh năm 1914)[3] tại quê ở làng Vân Hoàn, xã Nga Lĩnh, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
Ông từ trần vào lúc 19h00 ngày 18 tháng 3 năm 2010 tại quê nhà, hưởng thọ 95 tuổi (tuổi mụ hay còn gọi là tuổi âm).
Trần Tuấn Khải (1895 –1983) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 21873
07/01/2015 17:31
Trần Tuấn Khải (4 tháng 11 năm 1895 – 7 tháng 3 năm 1983) là một nhà thơ Việt Nam, nổi danh từ thời tiền chiến. Các bút danh của ông là: Á Nam (thường dùng), Đông Minh, Đông Á Thị, Tiểu Hoa Nhân, Lâm Tuyền Khách, Giang Hồ Khách, Lôi Hoàng Cư Sĩ.
Trần Tuấn Khải người làng Quan Xán, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định.
Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, ông giữ chức cố vấn Hội Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh từ 1975 cho đến khi mất vì bệnh già tại cư xá Trần Quốc Toản (cư xá Liautey của Pháp), hưởng thọ 88 tuổi (1983).
Tô Thức tên gọi Tô Đông Pha (1037-1101) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 22799
07/01/2015 17:25
Tô Thức (Chữ Hán: 苏轼, 8/1/1037–24/8/1101), tự Tử Chiêm, một tự khác là Hòa Trọng, hiệu Đông Pha cư sĩ nên còn gọi là Tô Đông Pha, là nhà văn, nhà thơ nổi tiếng Trung Quốc thời Tống. Ông được mệnh danh là một trong Bát đại gia Đường Tống.
Ông sinh ra tại Mi Sơn, Mi Châu, nay là địa cấp thị Mi Sơn, tỉnh Tứ Xuyên. Ông nội Đông Pha tên là Tô Tự, cha ông là Tô Tuân (蘇洵, tự là Minh Doãn, 1009-1066), mẹ ông họ Trình (?-1057) và em trai là Tô Triệt (蘇轍, tự là Tử Do, 1039-1112). Ba cha con ông đều là những nhà thơ có tiếng.
Thanh Tùng (1935 - ...) - Tiểu sử và sự nghiệp
Lượt xem: 23554
07/01/2015 17:14
Thanh Tùng (sinh ngày 7 tháng 11 năm 1935-), tên thật là Doãn Tùng (con cụ Doãn An), sinh tại Mỹ Lộc, Nam Định, nhưng trưởng thành tại thành phố Hải Phòng. Các bài thơ nổi tiếng của ông đều viết về thành phố Hoa phượng đỏ.
Là nhà thơ Việt Nam, tác giả của bài thơ Thời hoa đỏ đã được nhạc sĩ Nguyễn Đình Bảng phổ nhạc thành bài hát nổi tiếng cùng tên.
Tạ Tỵ (1921-2004) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 23429
07/01/2015 17:08
Tạ Tỵ (1921 - 2004), tên thật là Tạ Văn Tỵ; là một họa sĩ và còn là một nhà thơ, nhà văn Việt Nam.
Ông sinh ngày 3 tháng 5 năm 1921 (tức ngày 26 tháng 3 năm Tân Dậu) tại Hà Nội. Nhưng trong giấy khai sinh của ông lại ghi là ngày 24 tháng 9 năm 1922, vì khai muộn mất một năm.
Vào 10 giờ sáng 24 tháng 8 năm 2004 (mùng 9 tháng 7 năm Giáp Thân), Tạ Tỵ đã từ trần tại nhà riêng số 18/8 đường Phan Văn Trị, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh, sau một cơn bệnh kéo dài do tuổi già, hưởng thọ 83 tuổi.
Quách Tấn (1910-1992) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 23880
07/01/2015 17:00
Quách Tấn (1910-1992), tự là Đăng Đạo, hiệu Trường Xuyên, các tiểu hiệu là Định Phong, Cổ Bàn Nhân, Thi Nại Thị, Lão giữ vườn; là một nhà thơ Việt Nam. Ông cùng với Hàn Mặc Tử, Yến Lan, Chế Lan Viên được người đương thời ở Bình Định gọi là Bàn thành tứ hữu, nghĩa là Bốn người bạn ở thành Đồ Bàn.
Ông sinh ngày 23 tháng 11 năm Kỷ Dậu (tức ngày 4 tháng 1 năm 1910, nhưng giấy khai sinh thì ghi là ngày 1 tháng 1 năm 1910) tại thôn Trường Định, huyện Bình Khê (nay là xã Bình Hòa, huyện Tây Sơn) tỉnh Bình Định.
1987, ông lâm cảnh mù lòa rồi mất ngày 21 tháng 12 năm 1992 tại Nha Trang, hưởng thọ 82 tuổi.
Phùng Khắc Khoan (1528-1613) - Tiểu sử và sự nghiệp
Lượt xem: 28416
07/01/2015 16:54
Phùng Khắc Khoan (chữ Hán: 馮克寬;1528-1613), tự: Hoằng Phu, hiệu: Nghị Trai, Mai Nham Tử, tục gọi là Trạng Bùng (mặc dù chỉ đỗ Nhị giáp tiến sĩ, tức Hoàng giáp); là quan nhà Lê trung hưng và là nhà thơ Việt Nam.
Phùng Khắc Khoan sinh năm 1528 tại làng Bùng, xã Phùng Xá, huyện Thạch Thất, tinh Hà Tây (nay thuộc thành phố Hà Nội). Tương truyền, ông là em cùng mẹ khác cha với Trạng nguyên Nguyễn Bỉnh Khiêm [1].
Phùng Khắc Khoan mất năm Quý Sửu (1613), thọ 85 tuổi, được truy tặng chức Thái phó.
Phan Khôi (1887-1959) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 19474
07/01/2015 16:47
Phan Khôi (潘魁, 1887-1959) là một học giả tên tuổi, một nhà thơ, nhà văn, về sau đứng trong trong nhóm Nhân Văn - Giai Phẩm, cháu ngoại của Tổng đốc Hà Nội Hoàng Diệu, đỗ Tú tài chữ Hán năm 19 tuổi nhưng lại mở đầu và cổ vũ cho phong trào Thơ mới.
Phan Khôi sinh ngày 6 tháng 10 năm 1887 tại làng Bảo An, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, là con của Phó bảng Phan Trân (tri phủ Điện Khánh) và bà Hoàng Thị Lệ (con gái Tổng đốc Hà Nội Hoàng Diệu).
Cuối năm 1954 hòa bình lập lại, Phan Khôi về Hà Nội cùng với các văn nghệ sĩ khác. Trong thời gian 1956-1957, là một trong những người thành lập tờ Nhân Văn và có các bài phê phán giới lãnh đạo văn nghệ lúc bấy giờ, ông bị cấm sáng tác cho đến khi qua đời năm 1959 tại Hà Nội.
Hiển thị 71 - 80 tin trong 2300 kết quả