Thơ

Ðối diện ngọn đèn trang giấy trắng như xeo bằng ánh sáng đêm bắc bán cầu vần vũ trắng nơm nớp ai rình sau lưng ta nhủ mình bình tâm nhìn về quê nhà xa vắng núi và sông và vết rạn địa tầng nhắm mắt lại mà nhìn thăm thẳm yêu và đau quằn quại bi hùng dù ở đâu vẫn Tổ Quốc trong lòng cột biên giới đóng từ thương đến nhớ ngọn đèn sáng trắng nóng mắt quá ai cứ sau mình lẩn quất như ma

Ai? im lặng! Ai? cái bóng! Ai? xin chào người anh hùng bất lực dài ngoẵng bóng máu bầm đen sóng soải nền nhà thôi thì ta quay lại chuyện trò cùng cái bóng máu mê ta có một thời ta mê hát đồng ca chân thành và say đắm Ta là ta mà ta vẫn là ta

vâng - đã có một thời hùng vĩ lắm hùng vĩ đau thương, hùng vĩ máu xương
mắt người chết trừng trừng không chịu nhắm vâng - một thời không thể nào phủ nhận tất cả trôi xuôi - cấm lội ngược dòng thần tượng giả xèo xèo phi hành mỡ ợ lên nhồn nhột cả tim gan Ta đã xuyên suốt cuộc chiến tranh nỗi day dứt khôn nguôi còn sạn gót chân nhói dài mỗi bước

Ai? không ai! vết bầm đen đấm ngực xứ sở nhân tình sao thật lắm thương binh đi kiếm ăn đủ kiểu nạng gỗ khua rỗ mặt đường làng Mẹ liệt sỹ gọi con đội mồ lên đi kiện ma cụt đầu phục kích nhà quan

Ai? không ai! vết bầm đen quều quào giơ tay xứ sở từ bi sao thật lắm thứ ma ma quái - ma cô - ma tà - ma mãnh. quỷ nhập tràng xiêu vẹo những hình hài đêm huyễn hoặc dựng tóc gáy thấy lòng toang hoác mắt ai xanh lè lạnh toát lửa ma chơi

Ai? không ai! vết bầm đen ngửa mặt lên trời xứ sở linh thiêng sao thật lắm đình chùa làm kho hợp tác đánh quả tù mù trấn lột cả thần linh giấy rách mất lề Tượng Phật khóc, Ðức tin lưu lạc thiện - ác nhập nhằng công lý nổi lênh phênh

Ai? không ai vệt bầm đen tọa thiền xứ sở thông minh sao thật lắm trẻ con thất học lắm ngôi trường xơ xác đến tang thương tuổi thơ oằn vai mồ hôi, nước mắt tuổi thơ oằn lưng xuống chiếc bơm xe đạp tuổi thơ bay như lá ngã tư đường bịt mắt bắt dê đâu cũng đụng thần đồng mở mắt... bóng nhân tài thất thểu

Ai? không ai vết bầm đen cúi đầu lặng thinh xứ sở thật thà sao thật lắm thứ điếm điếm biệt thự - điếm chợ - điếm vườn. điếm cấp thấp bán trôn nuôi miệng điếm cấp cao bán miệng nuôi trôn vật giá tăng vì hạ giá linh hồn

Ai? không ai vết bầm đen vò tai xứ sở cần cù sao thật lắm Lãn Ông lắm mẹo lãn công giả vờ lĩnh lương giả vờ làm việc tội lỗi dửng dưng lạnh lùng gian ác vặt đạo chích thành tôn giáo phổ thông ào ạt xuống đường các tập đoàn quân buôn buôn hàng lậu - buôn quan - buôn thánh thần buôn tuốt quyền lực bày ra đấu giá trước công đường

Ai? không ai vết bầm đen nhún vai xứ sở bao dung sao thật lắm thần dân lìa xứ lắm cuộc chia ly toe toét cười mặc kệ cỏ hoang cánh đồng gái góa chen nhau sang nước người làm thuê biển Thái Bình bồng bềnh thuyền định mệnh nhắm mắt đưa chân không hẹn ngày về

Ai? không ai vết bầm đen rứt tóc xứ sở kỷ cương sao thật lắm vua vua mánh - vua lừa - vua chôm - vua chỉa vua không ngai - vua choai choai - vua nhỏ lãnh chúa xứ quân san sát vùng cát cứ lúc nhúc cường hào đầu trâu mặt ngựa luật pháp như đùa - như có - như không một người đi chật cả con đường

Ai? không ai vết bầm đen gập vuông thước thợ ?.?.?.

Ai? Ai? Ai? không ai vết bầm đen còng còng dấu hỏi thôi thì ta trở về còn trang giấy trắng tinh chưa băng hoại còn chút gì le lói ở trong lòng đôi khi nổi máu lên đồng hồn thoát xác rũ ruột gan ra đếm chích một giọt máu đem xét nghiệm tý trí thức - tý thợ cầy - tý điếm tý con buôn - tý cán bộ - tý thằng hề Phật và Ma mỗi thứ tý ty khốn nạn thân nhau nặng kiếp phân thân mặt nạ thì lột mặt nạ đi - lần lữa mãi mà chi dù dối nữa cũng không lừa được nữa khôn và ngu cũng có tính mức độ bụng dạ cồn cào bất ổn làm sao miếng quá độ nuốt vội vàng sống sít mất vệ sinh bội thực tự hào sự thật hôn mê - ngộ độc tự hào bệnh và tật bao nhiêu năm ủ lại biết thế nhưng mà biết làm thế nào chả lẽ bây giờ bắc thang chửi bới thấy chửi bới nhẹ gian nanh cơ hội chả lẽ bốc thang cỏ khô nhai lại lạy ông cơ chế, lạy bà tư duy xin đừng hót những điều chim chóc mãi đừng lớn lời khi dân lành ốm đói vẫn còng làm cho thẳng lưng ăn đổi mới thật hay giả vờ đổi mới? máu nhiễm trùng ta có thể thay chăng? thật đáng sợ ai không có ai thương càng đáng sợ không còn ai ghét ngày càng hiếm hoi câu thơ tuẫn tiết

Ta là gì? ta cần thiết cho ai? có thể ta không tin ai đó dù có sao vẫn tin ở con người
dù có sao đừng khoanh tay khủng khiếp thay ngoảnh mặt bó gối cái tốt nhiều hơn sao cái xấu mạnh hơn? những người tốt đang cần liên hiệp lại dù có sao vẫn Tổ Quốc trong lòng mạch tâm linh trong sạch vô ngần còn thơ còn dân

Ta là dân : vậy thì ta tồn tại giọt từng giọt nặng nhọc nặng nhọc thay dù có sao đừng thở dài còn da lông mọc còn chồi nảy cây

Moscow 5.1988

Các tác phẩm khác

Nguyễn Trãi (1380 - 1442) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 31693
22/12/2014 10:49
Nguyễn Trãi (阮廌), hiệu là Ức Trai (抑齋) sinh năm 1380 mất năm 1442, tại làng Chi Ngại, huyện Chí Linh (nay là thị xã, Chí Linh, tỉnh Hải Dương). Cha Nguyễn Trãi là Nguyễn Ứng Long, tức Nguyễn Phi Khanh, người làng Chi Ngại, một nho sĩ hay chữ nhưng nghèo và mẹ là Trần Thị Thái, con gái thứ ba[2] của quan Tư đồ Trần Nguyên Đán[3]. Ngày 19 tháng 9 năm 1442 (tức ngày 16 tháng 8 năm Nhâm Tuất), Nguyễn Trãi cùng Nguyễn Thị Lộ và gia quyến đều bị tru di tam tộc. Vị khai quốc công thần đã kết thúc cuộc đời ở tuổi 63 trong một hoàn cảnh bi phẫn và oan khuất.

Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 46648
22/12/2014 10:48
Nguyễn Bỉnh Khiêm (chữ Hán: 阮秉謙; 1491–1585), tên huý là Nguyễn Văn Đạt[1], tên tự là Hanh Phủ (亨甫), hiệu là Bạch Vân cư sĩ[2], được các môn sinh tôn là Tuyết Giang phu tử, là một trong những nhân vật có ảnh hưởng nhất của lịch sử cũng như văn hóa Việt Nam trong thế kỷ 16. Ông được biết đến nhiều vì tư cách đạo đức, tài thơ văn của một nhà giáo có tiếng thời kỳ Nam-Bắc triều (Lê-Mạc phân tranh) cũng như tài tiên tri các tiến triển của lịch sử Việt Nam.

Đoàn Thị Điểm (1705 - 1748) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 24280
22/12/2014 10:47
Đoàn Thị Điểm[1] (段氏點, 1705-1748), hiệu: Hồng Hà Nữ Sĩ(紅霞女士), là nữ sĩ Việt Nam thời Lê trung hưng. Bà là tác giả tập truyện Truyền kỳ tân phả, và là dịch giả bản Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn.
Bà là người được đánh giá là bậc nhất về sắc đẹp lẫn tài văn trong những nữ sĩ danh tiếng nhất, bên cạnh là Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan và Sương Nguyệt Anh.

Bà Huyện Thanh Quan (1805-1848) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 26893
22/12/2014 10:47
Bà Huyện Thanh Quan (chữ Hán: 婆縣清觀, 1805-1848), tên thật là Nguyễn Thị Hinh; là một nhà thơ nữ nổi tiếng trong thời cận đại của lịch sử văn học Việt Nam[1].
Nguyễn Thị Hinh người phường Nghi Tàm, huyện Vĩnh Thuận, gần Hồ Tây, Hà Nội[2]. Thân phụ là Nguyễn Lý (1755-1837), đỗ thủ khoa năm 1783, đời vua Lê Hiển Tông.

Nguyễn Du (1765 - 1820) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 23614
22/12/2014 10:47
Nguyễn Du (chữ Hán: 阮攸; Sinh năm Ất Dậu 1765– mất năm Canh Thìn 1820) tên chữ Tố Như (素如), hiệu Thanh Hiên (清軒), biệt hiệu Hồng Sơn lạp hộ (鴻山獵戶), là một nhà thơ nổi tiếng thời Lê mạt, Nguyễn sơ ở Việt Nam. Ông là một nhà thơ lớn của Việt Nam, được người Việt kính trọng gọi ông là "Đại thi hào dân tộc". Năm 1965, Nguyễn Du được Hội đồng hòa bình thế giới công nhận là danh nhân văn hóa thế giới và ra quyết định kỷ niệm trọng thể nhân dịp 200 năm ngày sinh của ông [1][2].

Hồ Xuân Hương (1772 - 1822) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 32366
22/12/2014 10:46
Hồ Xuân Hương (chữ Hán: 胡春香) là nhà thơ Nôm nổi tiếng cuối thế kỷ 18, đầu thể kỷ 19 (1772-1822). Bà đã để lại nhiều bài thơ độc đáo với phong cách thơ vừa thanh vừa tục và được mệnh danh là Bà chúa thơ Nôm. Hồ Xuân Hương được coi là một trong những nhà thơ tiêu biểu của văn học Việt Nam.

Lê Ngọc Hân (1770-1799) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 22990
22/12/2014 10:46
Lê Ngọc Hân (chữ Hán: 黎玉忻, 1770-1799) còn gọi Ngọc Hân công chúa hay Bắc Cung Hoàng hậu (北宮皇后) là công chúa nhà Hậu Lê và hoàng hậu nhà Tây Sơn trong lịch sử Việt Nam, vợ của vua Quang Trung (Nguyễn Huệ). Dân gian còn lưu truyền tên gọi bà là Bà Chúa Tiên khi bà ở Phú Xuân vì dinh phủ lập ở chùa Kim Tiên.[1]
Lê Ngọc Hân sinh ngày 27 tháng 4 năm Canh Dần (1770) tại kinh thành Thăng Long [2]. Bà là con gái thứ 9 [3] của vua Lê Hiển Tông. Mẹ bà là Chiêu nghi Nguyễn Thị Huyền, là người xã Phù Ninh, tổng Hạ Dương, phủ Từ Sơn - Bắc Ninh (nay là xã Ninh Hiệp, Gia Lâm, Hà Nội), và là con gái trưởng của ông Nguyễn Đình Giai.
Bà gượng sống đến ngày mồng 8 tháng 11 năm Kỷ Mùi (4 tháng 12 năm 1799) thì mất, lúc đó mới 29 tuổi.

Cao Bá Quát (1809 - 1855) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 27982
22/12/2014 10:46
Cao Bá Quát (chữ Hán: 高伯适; 1809 – 1855) là quốc sư của cuộc nổi dậy Mỹ Lương[1], và là một nhà thơ nổi danh ở giữa thế kỷ 19 trong lịch sử văn học Việt Nam.
Ông là người làng Phú Thị, huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh; nay thuộc quận Long Biên Hà Nội.

Nguyễn Đình Chiểu (1822 - 1888) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 20238
22/12/2014 10:46
Nguyễn Đình Chiểu (chữ Hán: 阮廷沼; 1822-1888), tục gọi là Đồ Chiểu (khi dạy học), tự Mạnh Trạch, hiệu Trọng Phủ, Hối Trai (sau khi bị mù); là nhà thơ lớn nhất của miền Nam Việt Nam trong nửa cuối thế kỷ 19 [1].
Nguyễn Đình Chiểu sinh ngày 13 tháng 5 năm Nhâm Ngọ (1 tháng 7 năm 1822), tại quê mẹ là làng Tân Thới [2], phủ Tân Bình, huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định (thuộc phường Cầu Kho, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay).
Năm 1886, vợ ông là bà Lê Thị Điền mất lúc 51 tuổi. Buồn rầu vì vợ mất, vì cảnh nước mất nhà tan đã bấy lâu, vì bệnh tật ngày càng trầm trọng [14], hai năm sau, ngày 24 tháng 5 năm Mậu Tý (3 tháng 7 năm 1888), Nguyễn Đình Chiểu cũng qua đời tại Ba Tri, thọ 66 tuổi. Ngày đưa tiễn nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu về cõi vĩnh hằng, cánh đồng An Đức rợp trắng khăn tang của những người mến mộ ông [15].

Nguyễn Khuyến (1835 - 1909) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 23192
22/12/2014 10:46
Nguyễn Khuyến (chữ Hán: 阮勸), tên thật là Nguyễn Thắng (阮勝) [1], hiệu Quế Sơn, tự Miễu Chi, sinh ngày 15 tháng 2 năm 1835, tại quê ngoại làng Văn Khế, xã Hoàng Xá, huyện Ý Yên, tỉnh Hà Nam Ninh nay là huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Quê nội của ông ở làng Vị Hạ (Và), xã Yên Đổ nay là xã Trung Lương, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam[1].
Nguyễn Khuyến cáo quan về Yên Đổ vào mùa thu năm 1884 và qua đời tại đây. Mất ngày 5 tháng 2 năm 1909 tại Yên Đổ.

Hiển thị 211 - 220 tin trong 2380 kết quả