nguồn : http://vi.wikipedia.org
Nguyễn Vỹ (1912[1]-1971) là nhà báo, nhà thơ Việt Nam thời tiền chiến. Các bút hiệu khác của ông là: Tân Phong, Tân Trí, Lệ Chi, Cô Diệu Huyền.
Ông là tác giả hai bài thơ: "Gởi Trương Tửu" và "Sương rơi", từng gây tiếng vang trong nền thơ ca đương thời.
Nguyễn Vỹ sinh tại làng Tân Hội (sau đổi là Tân Phong, năm 1945 lại đổi là Phổ Phong), huyện Ðức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi. Cha ông tên Nguyễn Thuyên[2] từng làm quan ở huyện Tuy Phước tỉnh Bình Định, nhưng sau từ chức để chống Pháp. Mẹ ông là bà Trần Thị Luyến.
Ngoài ra, ông có người bác là Nguyễn Tuyên từng bị nhà cầm quyền Pháp đày Côn Đảo, anh họ là Nguyễn Nghiêm, thủ lĩnh phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh ở Quảng Ngãi năm 1930, sau bị giết hại tại tỉnh nhà.[2]
Ông từng theo học tại trường Trung học Pháp-Việt ở Quy Nhơn 1924-1927, rồi gián đoạn vì tham gia các cuộc vận động chống thực dân, sau đó ông ra Bắc theo học ban tú tài tại Hà Nội.
Năm 1934, ông xuất bản tập thơ đầu tiên, tên là Tập thơ đầu, gồm hơn 30 bài thơ Việt và thơ Pháp. Thi phẩm này in ra không được nhiều thiện cảm, bị cho là rườm rà, "nhiều chân" và là đối tượng chê bai chính của Lê Ta trên các báo.
Năm 1937, Nguyễn Vỹ sáng lập tờ Việt-Pháp lấy tên là Le Cygne, tức Bạch Nga. Báo này ngoài Nguyễn Vỹ còn có nhà văn nổi tiếng bấy giờ là Trương Tửu cộng tác. Sau do Nguyễn Vỹ có viết nhiều bài viết chỉ trích đường lối cai trị của người Pháp nên tờ báo bị đóng cửa, bị rút giấy phép vĩnh viễn. Còn bản thân ông bị kết tội phá rối trị an và phá hoại nền an ninh quốc gia, bị tòa án thực dân tuyên phạt 6 tháng tù và 3.000 quan tiền.
Năm 1939, Nguyễn Vỹ mãn tù lúc Pháp thất trận, quân Nhật vào chiếm đóng nước Việt. Nguyễn Vỹ lại tranh đấu chống Nhật, bằng cách soạn và cho xuất bản hai quyển sách chống chế độ quân phiệt Nhật là: Kẻ thù là Nhật bản, Cái họa Nhật-Bản.
Lần này, Nguyễn Vỹ lại bị nhà cầm quyền Nhật bắt giam tại ngục Trà Khê (sau này trong tạp chí Phổ thông bộ mới, Nguyễn Vỹ có kể lại những ngày sống trong tù ngục với tựa bài Người tù 69).
Năm 1945, thế chiến thứ hai chấm dứt, Nguyễn Vỹ ra tù, sáng lập tờ báo Tổ quốc tại Sài Gòn, trong ấy có những bài công kích chính quyền đương thời nên chỉ ít lâu sau, báo này bị đóng cửa.
Sau đấy, Nguyễn Vỹ lại cho ra tờ Dân chủ xuất bản ở Ðà Lạt, chống chính sách quân chủ lập hiến của Bảo Ðại. Tồn tại chẳng bao lâu, đến lượt tờ báo trên cũng bị đình bản.
Năm 1952, một nhật báo khác cũng do Nguyễn Vỹ chủ trương là tờ Dân ta, sống được một thời gian, cuối cùng cũng bị đóng cửa như các tờ báo trước.
Mãi đến năm 1958, ông đứng ra chủ trương bán nguyệt san Phổ Thông, chú trọng về nghệ thuật và văn học, tạp chí này được kể là có nhiều uy tín đối với làng báo miền Nam. Ngoài ra, ông còn cho ra tuần báo Bông Lúa, tuần báo thiếu nhi Thằng Bờm.
Năm 1956, Nguyễn Vỹ được mời làm cố vấn cho chính quyền thời bấy giờ, nhưng chỉ ít lâu sau ông rút lui. Trong khoảng thời gian này ông được phép tái bản nhật báo Dân ta (bộ mới) nhưng đến năm 1965 cũng lại bị đóng cửa và từ 1967 Nguyễn Vỹ chỉ còn chủ trương tạp chí Phổ Thông mà thôi.
Vào ngày 4 tháng 2 năm 1971, ông qua đời do tại nạn xe hơi trên đoạn đường Tân An (thuộc tỉnh Long An)-Sài Gòn, hưởng dương 59 tuổi.
Bên cạnh những tập sách biên khảo có giá trị như Văn thi sĩ tiền chiến, Tuấn-chàng trai nước Việt… Nguyễn Vỹ còn viết nhiều bộ tiểu thuyết, nhưng được đánh giá là không thành công[3].
Riêng về thơ, ông nhận được nhiều lời khen chê. Trong Tập thơ đầu (1934), Nguyễn Vỹ có đăng vài bài theo lối 12 chân (alexandrins), một lối thơ mới trên thi đàn Việt Nam, nhưng không lạ gì đối với thi đàn phương Tây:
Vì lẽ đó, Thế Lữ cho rằng ông có ý định toan lòe và bịp mọi người[4], còn Vũ Ngọc Phan thì viết: Với thời gian, không một ai có thể bị cám dỗ mãi về những cái tầm thường, chỉ cầu kỳ có bề mặt[5].
Giới thiệu Nguyễn Vỹ, Hoài Thanh và Hoài Chân cũng đã viết như sau:
Chê bai, nhưng ngay sau đó hai ông cũng phải nhìn nhận:
Khác với các ý trên, Lan Khai trong báo Đông Phương, Phạm Huy Thông trong báo L’Annam nouveau (báo của Nguyễn Văn Vĩnh), Lê Tràng Kiều) trong Hà Nội báo (số 23, ngày 10 tháng 6 năm 1936) đều hết sức khen ngợi thơ Nguyễn Vỹ.
Ở Sài Gòn, trong quyển Hồn Thơ nước Việt thế kỷ XX[7] tác giả Lam Giang đã nhận định như sau:
Năm 1962, tập thơ thứ nhì mang tên Hoang vu ra đời. Bình luận về tập thơ này, nhà văn Thiết Mai trong tờ Sáng dội miền Nam viết:
Đề cập đến Nguyễn Vỹ, trong Việt Nam thi nhân tiền chiến (Quyển Thượng) có đoạn:
Tình gần yêu xa
Lượt xem: 21928
17/12/2014 23:35
Em cho anh một lời chào
Nghe bâng khuâng quá làm sao thế này
Con đường lắm lá me bay
Gió hôn từng sợi tóc dài trên vai
Tím trang thư
Lượt xem: 23399
17/12/2014 23:35
Ngày xưa mực tím thư tình
Trăm thư anh viết chỉ mình em thôi
Vần yêu chưa kịp ghép lời
Sao em nỡ vội xa rời mãi tôi
Bóng trăng in
Lượt xem: 26504
17/12/2014 23:34
Bức tranh em vẽ cho tôi
Cớ sao lại để gió lơi lả tình
Áo em nhuộm bóng trăng in
Tôi về trói lại trái tim của mình
Đời sẽ về đâu
Lượt xem: 30069
17/12/2014 23:33
Dưới cơn mưa tầm tả
Thương những mảnh đời không có ngày mai
Một em bé quỳ gối chắp hai tay
Lạy ông đi qua lạy bà đi lại rộng long bố thí
Tím cỏ may
Lượt xem: 22497
17/12/2014 23:32
Nhớ người áo tím cỏ may
Cùng tôi đi học những ngày xa xưa
Trời nắng chợt đổ cơn mưa
Hai tàu lá chuối che chưa ướt đầu
Bài thơ nhặt lá
Lượt xem: 24688
17/12/2014 23:31
Anh về nhặt lá làm thơ
Đêm khuya thao thức làm thơ tặng người
Những vần lục bát đơn sơ
Trên trang dĩ vãng xa vời vợi em
Hoa trăng
Lượt xem: 13217
17/12/2014 23:30
Một buổi chiều
Hai đứa mới quen nhau
Anh hỏi …em vụng về trả lời từng câu
Mình đã bắt đầu từ đấy
Mộng xâm lăng
Lượt xem: 30868
17/12/2014 23:29
Chẳng còn nước mắt nữa đâu
Chỉ còn căm phẩn bọn Tàu Cộng quân
Bao nhiêu hải đảo mất dần
Lưỡi bò toan chiếm cả Hoàng_Trường sa
Áo nợ tình nhau
Lượt xem: 22704
17/12/2014 23:28
Vô tình gió thổi áo bay
Cho anh nhặt được áo ai qua cầu
Tại em lỡ mối chỉ khâu
Hay tại cái nút mắc vào thân tre
Đêm Noel
Lượt xem: 21405
17/12/2014 23:27
Con đường những lá vàng rơi
Chiều mưa sũng ướt mấy lời thánh ca
Hồi chuông xa đổ ngân nga
Em chợt tiên nữ trong tà áo bay
Hiển thị 1131 - 1140 tin trong 2217 kết quả