Thơ

nguồn : Tiểu sử Nguyễn Vũ Tiềm

Tiểu sử:

Tên thật: Nguyễn Vũ Tiềm

Sinh năm: 1940

Nơi sinh: Gia Lâm - Hà Nội

Bút danh: Hướng Thiện

Các tác phẩm:

- Nữ hoàng trái cây (1987)
- Chia tay võ sĩ dế (1988)
- Thức đợi hoa Quỳnh (1991)
- Thương nhớ tài hoa (1992)
- Người thám hiểm thời gian (1993)
- Hương Giao thừa (1994).

Giải thưởng văn chương:

Giới thiệu một tác phẩm:

Bão

Gẫy lái, đứt neo tàu thoát qua rốn bão
Anh nguyên lành về lại căn phòng em
Bỗng gặp cơn bão nhà không triều, không sóng
Chiến hạm đời anh lặng lẽ cất neo. Chìm

Nơi xuất bản: NXB Giáo dục, 2005

xem thêm : Tiểu sử Nguyễn Vũ Tiềm

Nhà thơ Nguyễn Vũ Tiềm sinh năm 1940 tại Hà Nội. Từng dạy học, làm báo.

Hiện ở 49A/22 Phan Đăng Lưu, quận Phú Nhuận, TP Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 0909 450 871. Email: vutiemnguyen@yahoo.com.vn

Hội viên: Hội Nhà văn Việt Nam, Hội Nhà báo Việt Nam, Hội Nhà văn TP Hồ Chí Minh.

Tác phẩm đã xuất bản:

- Nữ hoàng Trái Cây (tập thơ viết cho thiếu nhi, NXB Măng Non 1987).

- Chia tay võ sĩ dế (tập thơ viết cho thiếu nhi, NXB Trẻ 1988).

- Thức đợi hoa quỳnh (thơ, NXB Hội Nhà văn 1991).

- Thương nhớ tài hoa (thơ, NXB Văn Học 1992, tái bản nhiều lần).

- Người thám hiểm thời gian (thơ, NXB Văn hóa 1993)

- May quá, lòng tốt vẫn còn đây (bút ký, NXB Văn hóa 1994, tái bản nhiều lần).

- Nghìn câu thơ tài hoa Việt Nam (sưu tầm biên khảo, NXB Văn Học 2000 tái bản bổ sung nhiều lần).

- Hoài nghi và tin cậy (thơ, NXB Hội Nhà văn 2004).

- Đi tìm mật mã của thơ (tiểu luận, NXB Hội Nhà văn 2006).

- Văn đàn bi tráng (trường ca, NXB Văn Học 2008).

- Sương Hồ Tây - Mây Tháp Bút (thơ, NXB Hội Nhà Văn 2011).

Quan niệm văn học:

TÁC PHẨM TRÊN NVTPHCM:

>> Thơ Việt Thắng tha thiết tình quê

>> Sông Mê Kông và lưu vực tình hữu nghị - thơ

>> Diễn đàn Văn học sông Mê Kông 2014 có gì mới?

>> Mới mẻ và tinh tế trong thơ Xuân Trường - tiểu luận

>> Bình một số bài thơ hay thế kỷ mới

>> Tìm thơ hay thế kỷ mới - tiểu luận

>> Phỏng vấn ở hành lang Đại hội Nhà văn - chùm thơ

>> Phỏng vấn tại Đại hội Nhà văn Việt Nam - chùm thơ

>> Tai nạn thơ nhớ đời - tạp văn

>> Kéo cày cánh đồng số phận - chùm thơ

>> Gặp đường cong ánh sáng - chùm thơ

>> Vụ Tiên Lãng: Giọt nước tràn ly - thơ

>> Bái vọng nụ cười tịnh độ - chùm thơ

>> Trong trăm nỗi mất còn - chùm thơ

>> Nhặt từng dòng sử xanh - chùm thơ

VIẾT VỀ NGUYỄN VŨ TIỀM:

>> Sương hồ Tây mây Tháp Bút & tri âm

Các tác phẩm khác

Nguyễn Công Hoan (1903-1977) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 22491
22/12/2014 10:43
Nguyễn Công Hoan (6 tháng 3 năm 1903 tại Hưng Yên - 6 tháng 6 năm 1977 tại Hà Nội) là một nhà văn nổi tiếng của Việt Nam.
Nguyễn Công Hoan quê ở làng Xuân Cầu, tổng Xuân Cầu, huyện Văn Giang, phủ Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh (nay thuộc xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên). Ông sinh trong một gia đình quan lại xuất thân Nho học thất thế. Trong gia đình, từ nhỏ Nguyễn Công Hoan đã được nghe và thuộc rất nhiều câu thơ, câu đối và những giai thoại có tính chất trào lộng, châm biếm, đả kích tầng lớp quan lại. Điều đó ảnh hưởng mạnh mẽ đến phong cách văn chương của ông sau này.

Thế Lữ (1907-1989) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 21701
22/12/2014 10:43
Thế Lữ (6 tháng 10 năm 1907 – 3 tháng 6 năm 1989) là nhà thơ, nhà văn, nhà hoạt động sân khấu Việt Nam. Thế Lữ nổi danh trên văn đàn vào những năm 1930, với những tác phẩm Thơ mới, đặc biệt là bài Nhớ rừng, cùng những tác phẩm văn xuôi, tiêu biểu là tập truyện Vàng và máu (1934). Trở thành thành viên của nhóm Tự Lực văn đoàn kể từ khi mới thành lập (1934), ông hầu hết hoạt động sáng tác văn chương trong thời gian là thành viên của nhóm, đồng thời cũng đảm nhận vai trò một nhà báo, nhà phê bình, biên tập viên mẫn cán của các tờ báo Phong hóa và Ngày nay.

Hoài Thanh (1909-1982) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 18922
22/12/2014 10:43
Hoài Thanh (1909 - 1982) có tên khai sinh là Nguyễn Đức Nguyên (ngoài ra ông còn sử dụng các bút danh khác như Văn Thiên, Le Nhà Quê), là một nhà phê bình văn học uyên bác và tinh tế, đã đóng góp công lớn về mặt phê bình, lý luận để khẳng định Thơ mới trong văn học Việt Nam thế kỉ 20. Tác phẩm bất hủ Thi nhân Việt Nam do ông và em trai (Nguyễn Đức Phiên - bút danh Hoài Chân) viết đã đưa tác giả lên vị trí cao, xứng tầm một nhà phê bình lớn của nền văn học Việt Nam đầu thế kỷ 20.

Nguyễn Tuân (1910-1987) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 29582
22/12/2014 10:42
Nguyễn Tuân (10 tháng 7 năm 1910 – 28 tháng 7 năm 1987) là một nhà văn nổi tiếng của Việt Nam. Sách giáo khoa hiện hành xếp ông vào một trong 9 tác gia tiêu biểu của văn học Việt Nam hiện đại. Ông viết văn với một phong cách tài hoa uyên bác và được xem là bậc thầy trong việc sáng tạo và sử dụng tiếng Việt. Hà Nội có một con đường mang tên ông.
Nguyễn Tuân sinh ngày 10 tháng 7 năm 1910 ở phố Hàng Bạc, Hà Nội, quê ở thôn Thượng Đình, xã Nhân Mục (tên nôm là làng Mọc), nay thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội.[1][2] Ông trưởng thành trong một gia đình nhà Nho khi Hán học đã tàn.
Nguyễn Tuân mất tại Hà Nội vào năm 1987, để lại một sự nghiệp văn học phong phú với những trang viết độc đáo và tài hoa

Tú Mỡ (1900-1976) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 23135
22/12/2014 10:42
Tú Mỡ[1], tên thật: Hồ Trọng Hiếu (1900-1976), là một nhà thơ trào phúng Việt Nam. Theo các nhà nghiên cứu văn học, thì với gần nửa thế kỷ cầm bút bền bỉ, ông đã có những đóng góp đáng kể đối với sự phát triển của thơ ca[2], đặc biệt về mặt thơ trào phúng, thời nào ông cũng là bậc thầy.[3]

Thanh Tịnh (1911-1988) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 37086
22/12/2014 10:42
Thanh Tịnh (1911-1988), tên thật là Trần Văn Ninh (6 tuổi được đổi là Trần Thanh Tịnh), là một nhà thơ Việt Nam thời tiền chiến. Các bút danh khác của ông là: Thinh Không, Pathé (trước 1945), Thanh Thanh, Trinh Thuần (sau 1945).
Ông sinh ngày 12 tháng 12 năm 1911[1] tại xóm Gia Lạc,ven sông Hương, ngoại ô Huế.
Thanh Tịnh mất ngày 17 tháng 7 năm 1988 tại Hà Nội. Hiện phần mộ ông đặt tại núi Thiên Thai phía Tây thành phố Huế.

Vũ Trọng Phụng (1912-1939) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 18941
22/12/2014 10:42
Vũ Trọng Phụng (1912-1939) là một nhà văn, nhà báo nổi tiếng của Việt Nam vào đầu thế kỷ 20.
Vũ Trọng Phụng sinh ngày 20 tháng 10 năm 1912, quê ở làng Hảo (nay là thị trấn Bần Yên Nhân), huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên nhưng ông lớn lên và mất tại Hà Nội.
Ông mất ngày 13 tháng 10 năm 1939, khi mới 27 tuổi, để lại gia đình còn bà nội, mẹ đẻ, vợ và người con gái chưa đầy 1 tuổi tên là Vũ Mỹ Hằng[13].

Nguyễn Huy Tưởng (1912-1960) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 21369
22/12/2014 10:41
Nguyễn Huy Tưởng (1912 - 1960) là một nhà văn, nhà viết kịch Việt Nam nổi tiếng. Ông là tác giả của những tiểu thuyết lịch sử, vở kịch lớn như: Vũ Như Tô, Đêm hội Long Trì, Bắc Sơn, Sống mãi với thủ đô.
Nguyễn Huy Tưởng sinh ngày 6 tháng 5 năm 1912 trong một gia đình nho giáo ở làng Dục Tú, Từ Sơn, Bắc Ninh, nay thuộc huyện Đông Anh, Hà Nội.
Nguyễn Huy Tưởng mất ngày 25 tháng 7 năm 1960 tại Hà Nội.

Hàn Mạc Tử (1912-1940) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 26169
22/12/2014 10:41
Hàn Mặc Tử hay Hàn Mạc Tử (tên thật là Nguyễn Trọng Trí, sinh 22 tháng 9, 1912 – mất 11 tháng 11, 1940) là một nhà thơ nổi tiếng, khởi đầu cho dòng thơ lãng mạn hiện đại Việt Nam, là người khởi xướng ra Trường thơ Loạn.[1]
Hàn Mặc Tử tên thật là Nguyễn Trọng Trí, sinh ở làng Lệ Mỹ, Đồng Hới, Quảng Bình; lớn lên ở Quy Nhơn, tỉnh Bình Định trong một gia đình theo đạo Công giáo, ông được rửa tội tại Nhà thờ Tam Tòa với tên thánh là Phanxicô.
Ông bỏ tất cả quay về Quy Nhơn vào nhà thương Quy Hòa (20 tháng 9 năm 1940) mang số bệnh nhân 1.134 và từ trần vào lúc 5 giờ 45 phút rạng sáng 11 tháng 11 năm 1940 tại nhà thương này vì chứng bệnh kiết lỵ,[4] khi mới bước sang tuổi 28.[5].

Nguyễn Nhược Pháp (1914-1938) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 19395
22/12/2014 10:41
Nguyễn Nhược Pháp, (sinh ngày 12 tháng 12 năm 1914, mất ngày 19 tháng 11 năm 1938), là một nhà thơ Việt Nam.
Nguyễn Nhược Pháp sinh tại Hà Nội[1}. Ông mất năm 24 tuổi tại Hà nội do bệnh thương hàn.

Hiển thị 31 - 40 tin trong 2184 kết quả