nguồn : http://vi.wikipedia.org
Nguyễn Tuân (10 tháng 7 năm 1910 – 28 tháng 7 năm 1987) là một nhà văn nổi tiếng của Việt Nam. Sách giáo khoa hiện hành xếp ông vào một trong 9 tác gia tiêu biểu của văn học Việt Nam hiện đại. Ông viết văn với một phong cách tài hoa uyên bác và được xem là bậc thầy trong việc sáng tạo và sử dụng tiếng Việt. Hà Nội có một con đường mang tên ông.
Nguyễn Tuân sinh ngày 10 tháng 7 năm 1910 ở phố Hàng Bạc, Hà Nội, quê ở thôn Thượng Đình, xã Nhân Mục (tên nôm là làng Mọc), nay thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội.[1][2] Ông trưởng thành trong một gia đình nhà Nho khi Hán học đã tàn.
Nguyễn Tuân học đến cuối bậc Thành chung (tương đương với cấp Trung học cơ sở hiện nay) thì bị đuổi vì tham gia một cuộc bãi khóa phản đối mấy giáo viên Pháp nói xấu người Việt (1929). Sau đó ít lâu ông lại bị tù vì "xê dịch" qua biên giới không có giấy phép[3]. Ở tù ra, ông bắt đầu viết báo, viết văn.
Nguyễn Tuân cầm bút từ khoảng đầu những năm 1935, nhưng nổi tiếng từ năm 1938 với các tác phẩm tùy bút, bút ký có phong cách độc đáo như Vang bóng một thời, Một chuyến đi... Năm 1941, Nguyễn Tuân lại bị bắt giam một lần nữa vì gặp gỡ, tiếp xúc với những người hoạt động chính trị.
Năm 1945, Cách mạng tháng Tám thành công, Nguyễn Tuân nhiệt tình tham gia cách mạng và kháng chiến, trở thành một cây bút tiêu biểu của nền văn học mới. Từ 1948 đến 1957, ông giữ chức Tổng thư kí Hội Văn nghệ Việt Nam. Nguyễn tuân có phong cách tự do, ngông, phóng túng,ý thức sâu sắc về cái tôi cá nhân
Các tác phẩm chính sau cách mạng của Nguyễn Tuân là tập tùy bút Sông Đà (1960)là kết quẢ chuyến đi thực tế vùng tây bắc, một số tập ký chống Mỹ (1965-1975) và nhiều bài tùy bút về cảnh sắc và hương vị đất nước.(chủ nghĩa xê dịch không thích cuộc sống trầm lặng, bình ổn nên ông xê dịch suốt chiều dài đất nước để tìm dến với những điều mới mẻ,độc đáo)
Nguyễn Tuân mất tại Hà Nội vào năm 1987, để lại một sự nghiệp văn học phong phú với những trang viết độc đáo và tài hoa. Năm 1996 ông được nhà nước Việt Nam truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (đợt I).[4].
Nguyễn Tuân không phải là nhà văn thành công ngay từ những tác phẩm đầu tay. Ông đã thử bút qua nhiều thể loại: thơ, bút kí, truyện ngắn hiện thực trào phúng. Nhưng mãi đến đầu năm 1938, ông mới nhận ra sở trường của mình và thành công xuất sắc với các tác phẩm: Một chuyến đi, Vang bóng một thời, Thiếu quê hương, Chiếc lư đồng mắt cua...
Tác phẩm Nguyễn Tuân trước Cách mạng tháng Tám chủ yếu xoay quanh ba đề tài: "chủ nghĩa xê dịch", vẻ đẹp "vang bóng một thời", và "đời sống truỵ lạc".
Nguyễn Tuân đã tìm đến lí thuyết "chủ nghiã xê dịch" này trong tâm trạng bất mãn và bất lực trước thời cuộc. Nhưng viết về "chủ nghĩa xê dịch", Nguyễn Tuân lại có dịp bày tỏ tấm lòng gắn bó tha thiết của ông đối với cảnh sắc và phong vị của đất nước mà ông đã ghi lại được bằng một ngòi bút đầy trìu mến, yêu thương và tài hoa (Một chuyến đi).
Không tin tưởng ở hiện tại và tương lai, Nguyễn Tuân đi tìm vẻ đẹp của quá khứ còn "vang bóng một thời". Ông mô tả vẻ đẹp riêng của thời xưa với những phong tục đẹp, những thú tiêu dao hưởng lạc lành mạnh và tao nhã. Tất cả được thể hiện thông qua những con người thuộc lớp người nhà Nho tài hoa bất đắc chí, tuy đã thua cuộc nhưng không chịu làm lành với xã hội thực dân (như Huấn Cao Chữ người tử tù).
Nguyễn Tuân cũng hay viết về đề tài đời sống truỵ lạc. Ở những tác phẩm này, người ta thường thấy có một nhân vật "tôi" hoang mang bế tắc. Trong tình trạng khủng hoảng tinh thần ấy, người ta thấy đôi khi vút lên từ cuộc đời nhem nhuốc, phàm tục niềm khao khát một thế giới tinh khiết, thanh cao (Chiếc lư đồng mắt cua).
Từ sau Cách mạng tháng Tám 1945, ông chân thành đem ngòi bút phục vụ cuộc chiến đấu của dân tộc, nhưng Nguyễn Tuân luôn luôn có ý thức phục vụ trên cương vị của một nhà văn, đồng thời vẫn muốn phát huy cá tính và phong cách độc đáo của mình. Ông đã đóng góp cho nền văn học mới nhiều trang viết sắc sảo và đầy nghệ thuật ca ngợi quê hương đất nước, ca ngợi nhân dân lao động trong chiến đấu và sản xuất.
Nguyễn Tuân có một phong cách nghệ thuật rất độc đáo và sâu sắc.
Trước Cách mạng tháng Tám, phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân có thể thâu tóm trong một chữ "ngông"[cần dẫn nguồn].
Thể hiện phong cách này, mỗi trang viết của Nguyễn Tuân đều muốn chứng tỏ tài hoa uyên bác. Và mọi sự vật được miêu tả dù chỉ là cái ăn cái uống, cũng được quan sát chủ yếu ở phương diện văn hoá, mĩ thuật.
Trước Cách mạng tháng Tám, ông đi tìm cái đẹp của thời xưa còn vương sót lại và ông gọi là Vang bóng một thời. Sau Cách mạng, ông không đối lập giữa quá khứ, hiện tại và tương lai[cần dẫn nguồn]. Văn Nguyễn Tuân thì bao giờ cũng vậy, vừa đĩnh đạc cổ kính, vừa trẻ trung hiện đại[cần dẫn nguồn].
Nguyễn Tuân học theo "chủ nghĩa xê dịch". Vì thế ông là nhà văn của những tính cách phi thường, của những tình cảm, cảm giác mãnh liệt, của những phong cảnh tuyệt mĩ, của gió, bão, núi cao rừng thiêng, thác ghềnh dữ dội......
Nguyễn Tuân cũng là một con người yêu thiên nhiên tha thiết. Ông có nhiều phát hiện hết sức tinh tế và độc đáo về núi sông cây cỏ trên đất nước mình. Phong cách tự do phóng túng và ý thức sâu sắc về cái tôi cá nhân đã khiến Nguyễn Tuân tìm đến thể tuỳ bút như một điều tất yếu[cần dẫn nguồn].
Nguyễn Tuân còn có đóng góp không nhỏ cho sự phát triển của ngôn ngữ văn học Việt Nam.
Sau Cách mạng tháng Tám, phong cách Nguyễn Tuân có những thay đổi quan trọng. Ông vẫn tiếp cận thế giới, con người thiên về phương diện văn hóa nghệ thuật, nghệ sĩ, nhưng giờ đây ông còn tìm thấy chất tài hoa nghệ sỹ ở cả nhân dân đại chúng. Còn giọng khinh bạc thì chủ yếu chỉ là để ném vào kẻ thù của dân tộc hay những mặt tiêu cực của xã hội.
Có ý kiến cho rằng, Nguyễn Tuân là một cái định nghĩa về người sĩ.ai? Đối với ông, văn chương trước hết phải là văn chương, nghệ thuật trước hết phải là nghệ thuật, và đã là nghệ thuật thì phải có phong cách độc đáo. Nhưng Nguyễn Tuân, xét từ bản chất, không phải là người theo chủ nghĩa hình thức. Tài phải đi đôi với tâm. Ấy là "thiên lương"[7] trong sạch, là lòng yêu nước thiết tha, là nhân cách cứng cỏi trước uy quyền phi nghĩa và đồng tiền phàm tục.
Người đọc mến Nguyễn Tuân về tài, nhưng còn trọng ông về nhân cách ấy nữa. Văn Nguyễn Tuân, tuy thế, không phải ai cũng ưa thích. Vả lại một số bài viết của ông cũng có nhược điểm: mạch văn quá phóng túng theo lối tùy hứng, khó theo dõi; nhiều đoạn tham phô bày kiến thức và tư liệu khiến người đọc cảm thấy nặng nề...[cần dẫn nguồn]
Nhớ Tam Đảo
Lượt xem: 33073
20/12/2014 19:21
Ta quen nhau giữa một chiều Tam Đảo
Rồi xa nhau
Em cũng xa luôn Tam Đảo
Có ai ngờ
Những phút xao lòng
Lượt xem: 21545
20/12/2014 19:20
Có thể vợ mình ngày xưa cũng có một người yêu
(Người ấy gọi vợ mình là người yêu cũ)
Cũng như mình thôi , mình ngày xưa cũng thế
Yêu một cô , giờ cô ấy có chồng
Nỗi nhớ không ngờ
Lượt xem: 23300
20/12/2014 19:19
Cuộc đời ơi, sao lắm lạ kỳ
Có những năm tháng đi qua mà chẳng thành nỗi nhớ
Nhưng nhiều khi chỉ một lần gặp gỡ
Một thoáng nhìn cũng trăn trở mãi trong nhau
Nỗi nhớ miền Trung
Lượt xem: 22974
20/12/2014 19:18
Con đường nhỏ vắt ngang triền cát
Vạt cỏ cháy khô hàng dương gầy xơ xác
Đường về nhà em trưa nắng cát mù tung
Ơi gió Lào thổi rát miền Trung
Tản mạn trước biển
Lượt xem: 23889
20/12/2014 19:18
Bởi biết người vui nên biển đẹp vô cùng
Ta làm chủ ta - những cuộc đời bình dị
Chỉ vậy thôi mà bao la vũ trụ
Xao động hoài trong tầm mắt của ta
Tết nhớ
Lượt xem: 31423
20/12/2014 19:17
Dẫu trước và sau anh em có nhiều chàng trai khác
Nhưng với anh em là mối tình đầu
Em như phút giao thừa đầy mới mẻ
Nên suốt đời anh tiếc - nhớ - buồn - đau
Thành phố và em
Lượt xem: 19557
20/12/2014 19:16
Có một người con gái sống nơi đây
Giữa thành phố rất nhiều con gái
Tôi bước chậm chợt nghe lòng tự hỏi:
- Em còn là em của tôi không
Thiên thần - em - ác quỷ
Lượt xem: 18565
20/12/2014 19:16
Tôi đã đánh rơi mình vào vùng tối
Tôi mất tôi rồi khi tôi nói yêu em
Trong ước mơ của tôi em là một thiên thần
Nhưng sự thật em là con ác quỷ
Thuở đã qua
Lượt xem: 32783
20/12/2014 19:15
Anh không phải là nhà khảo cổ
Khai quật những di tích lịch sử
Tìm lại một thời văn minh...
Anh đọc lại những bức thư tình
Tiễn em
Lượt xem: 22874
20/12/2014 19:14
Tiễn em đi, như tiễn cả hồn mình
Anh trở lại với căn phòng ngơ ngẩn
Em ra đi, thương nhớ về vây chặt
Thương nhớ này dìu dắt nhớ thương kia
Hiển thị 271 - 280 tin trong 2150 kết quả