nguồn : http://www.thivien.net
Nguyễn Trung Kiên sinh ngày 28/4/1973 tại Hà nội, hiện ở 218/23 Phú Thọ Hoà, quận Tân Phú, TP Hồ Chí Minh.
Nguyễn Trung Kiên là sinh viên khoa ngữ văn khoá 23 (1997-2001) Trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh, anh từng là chủ nhiệm CLB Thơ văn của trường, từng tham gia CLB Sáng tác trẻ của Nhà văn hoá Thanh niên, vì hoàn cảnh anh phải bỏ học dở dang hiện đang làm thợ cơ khí tại xưởng của gia đình.
Bài thơ "Đôi dép" của anh đã được giải 2 chương trình "Tiếng thơ sinh viên" năm 1998 của Nhà văn hoá Thanh niên Thành phố Hồ Chí Minh. Nhận định về bài thơ "Đôi dép", nhà thơ Lê Minh Quốc đã viết như sau "Đến với một bài thơ hay, có nhiều đường đến và nhiều hướng để cảm nhận. Với tôi, tôi nghĩ trong đời nếu có một người để mình da diết thương, mình cuồng nhiệt yêu, mình điên cuồng nhớ... th… Xem toàn bộ
nguồn : http://vi.wikipedia.org
Đôi dép là tên một bài thơ của tác giả Nguyễn Trung Kiên viết về tình yêu và nổi tiếng vì được lan truyền trên mạng toàn cầu.
Bài thơ đôi dép được tác giả sáng tác năm 1995 khi mới 22 tuổi, chưa có người yêu và đang mơ tưởng về một tình yêu chung thủy. Một lần tình cờ trong buổi sinh hoạt ở câu lạc bộ thơ, Nguyễn Trung Kiên và cô bạn có cuộc tranh luận nảy lửa về đôi dép, về vấn đề, một đôi dép thì cái nào mòn trước. Nhiều ý kiến trái ngược nhau. Về nhà, Nguyễn Trung Kiên suy nghĩ về đôi dép và bắt đầu hình thành những vần thơ nói về nó. Một ý tưởng mới được hình thành, ông đã mượn hình ảnh của tình yêu để nói về đôi dép. Buổi sinh hoạt lần sau, ông đã mang bài thơ lên tặng bạn hôm nọ và đọc cho cả Câu lạc bộ nghe. Bài thơ được in lần đầu ở tờ Thế Giới Mới số 266 ngày 15-12-1997 (trang 91).[1][2][3]
Về tác giả của bài thơ, hiện có nhiều tranh cãi. Đa số cho là Nguyễn Trung Kiên, một số cho là Thuận Hóa, lại có một số ý kiến cho đây là một bài thơ dịch của nhà thơ Puskin.
Các báo chí chính thức tại Việt Nam đều khẳng định tác giả của bài thơ Đôi dép là của Nguyễn Trung Kiên như nhà báo Thanh Hải trên tờ Pháp luật, chương trình Netviet stories trên kênh VTC10 Netviet[2], trang Áo trắng của báo Tuổi Trẻ (tháng 9-1997)[1]. Tuy nhiên khi báo Dân Trí giới thiệu bài thơ Đôi dép của tác giả Nguyễn Trung Kiên vào thứ bẩy, 08/10/2011 thì có rất nhiều ý kiến phản hồi của độc giả về vấn đề tác giả của bài thơ.[4] Sau hai ngày, phóng viên báo Dân Trí đã viết một bài mới với tựa đề "Tác giả "Đôi dép" - anh là ai?" tóm tắt lại các ý kiến của độc giả với nhiều tác giả được đưa ra như Nguyễn Trung Kiên, Thuận Hóa, Puskin, Hoàng Anh Tú, Nguyễn Quốc Huy.[5] Năm 2012, báo Người đưa tin- Cơ quan của Hội luật gia Việt Nam, báo Văn hóa và đời sống Thanh Hóa tiếp tục khẳng định Nguyễn Trung Kiên là tác giả bài thơ.[3][6]
Bài thơ đã được giải 2 chương trình "Tiếng thơ sinh viên" 1998 của Nhà văn hóa Thanh niên Thành phố Hồ Chí Minh (giải 1 là bài Không đề của Trần Đình Thọ).[1]
Bài thơ của Nguyễn Trung Kiên được đưa lên mạng toàn cầu, được cho là đã được truyền tay nhau đọc, rồi in photo, phóng to các cỡ. Báo chí tường thuật là có gia đình còn lồng khung kính treo ở vị trí trang trọng và đã có người so sánh bài thơ với sự trường cửu của Màu tím hoa sim của Hữu Loan, với Núi đôi của Vũ Cao, với Quê hương của Giang Nam...[6]. Bài thơ đã được ông Nguyễn Bá Thanh (lúc còn là Bí thư Thành ủy Đà Nẵng) đọc trong buổi nói chuyện giữa ông và 130 ông chồng có hành vi bạo lực với vợ diễn ra vào ngày 5/8/2009.[7]
Theo bà Đoàn Thị Lam Luyến - Chủ tịch Hiệp hội Quyền sao chép, việc khai thác và bảo vệ bản quyền thơ ở Việt Nam vẫn chưa thực sự hiệu quả, bởi nếu làm tốt, có những bài thơ thu được hàng tỷ đồng, chứ không phải chỉ vài trăm triệu... Bà Lam Luyến đã đưa ra dẫn chứng: Bài thơ về đôi dép của tác giả Nguyễn Trung Kiên, một người không phải là Hội viên Hội nhà văn Việt Nam, nhưng với bài thơ ca ngợi tình yêu với hình tượng về đôi dép, viết rất hay, đã đạt hơn 2 triệu người truy nhập trên mạng, nếu thu phí, bài thơ có thể thu được trên 2 tỉ đồng tiền tác quyền.[8]
Một nhà thơ khác là Phạm Trung đã sáng tác một ca khúc với tựa đề "Bài thơ đôi dép" phỏng theo bài thơ cùng tên của Nguyễn Trung Kiên.[9]
Đôi dép là một bài thơ hiện đại, dù về mặt thể loại nó vẫn tuân thủ nghiêm ngặt theo cách gieo vần truyền thống. Tại sao hiện đại? Bởi nó không sử dụng cách so sánh giống người trước... Đến với một bài thơ hay, có nhiều đường đến và nhiều hướng để cảm nhận. Với tôi, tôi nghĩ trong đời nếu có một người để mình da diết thương, mình cuồng nhiệt yêu, mình điên cuồng nhớ... thì đó đã là một hạnh phúc. Hạnh phúc vì tin rằng dù được hoan lạc yêu hay não nùng tình phụ thì những cuộc tình đẹp vẫn tồn tại và có thật ở trên đời. Trong suy nghĩ đó, tác giả Nguyễn Trung Kiên là một người hạnh phúc. Anh đã gieo cho bạn đọc một niềm tin như thế. [10]
Bài thơ "đôi dép" nói về triết lý chung thủy giữa vợ và chồng. Triết lý này có thể áp dụng cho người tại gia dù theo Phật giáo hay không theo Phật giáo. Chúng tôi đề nghị người tại gia nên nhớ thuộc lòng nội dung của bài thơ này. Người con Phật khi chỉ còn một chiếc dép vẫn tiếp tục đi trong hạnh phúc, trong bình an để hồi hướng công đức cho người đã ra đi trước bằng đời sống chung thủy, ứng dụng hành trì Phật pháp để vượt qua sự cô đơn và trống vắng trong tâm.[11] —Thích Thật Từ
Chúa sơn lâm lãng mạn
Lượt xem: 24540
20/12/2014 16:17
Thế Lữ (1907-1980)
Chúa sơn lâm gậm tiếng gầm
quẩn quanh trong cũi âm thầm: Thế gian
thép thời gian bóng thêm chăng
hay xem nước thép hàm răng có ngời?
Tìm vàng thi nhân
Lượt xem: 17464
20/12/2014 16:07
Hoài Thanh (1909-1982)
Mùa chuyển vụ
Mỗi thi nhân, một thế giới gieo trồng
một bí ẩn vũ trụ
Bao giờ lại gió đầu mùa
Lượt xem: 17988
20/12/2014 16:07
Vang bóng (1910-1942)
Trăm đường phố chọc trời cao thẳm mây
dễ quên sao cô hàng xén to tần
Hoàng lan một thoáng, trăng còn ngát
Sợi tóc nào nào neo giữ tháng năm ?
Vang bóng
Lượt xem: 29120
20/12/2014 16:05
Nguyễn Tuân (1910-1987)
Tôi vẩn vơ lo một ngày sẽ đến
tự động hóa cao rồi, cốm ngọc có còn thơm?
Giò có lụa nữa không? Phở còn riêng hương vị?
Bỗng yên lòng: trên giá sách có ông.
Xuôi dòng nước ngược
Lượt xem: 19749
20/12/2014 16:04
Tú Mỡ (1910-1976)
Thăm cụ, tôi xuôi dòng nước ngược
trang thơ còn đợi, bút còn mong
Cụ đang trụ chốt đèn xanh đỏ
thổi phạt ai kia lái ngược dòng.
Mùa tựu trường lại nhớ
Lượt xem: 17655
20/12/2014 16:03
Thanh Tịnh (1911-1988)
Nhớ lá thu rơi, nhớ tựu trường
nhớ hoài quê mẹ mãi sông Hương
một bức tình thư chưa gửi được
bạc đầu chưa trả nợ văn chương.
Hai lá phổi giông tố
Lượt xem: 18698
20/12/2014 16:03
Vũ Trọng Phụng (1912-1939)
Hàng tỷ vi trùng "cốc"
tấn công hai lá phổi gầy
trận tuyến này
chưa thể gọi là giông tố !
Người đến hội Long Trì
Lượt xem: 20391
20/12/2014 16:02
Nguyễn Huy Tưởng (1912-1960)
Đêm hội Long Trì chưa kịp vui
Quỳnh Hoa chưa kịp gặp văn tài
hồ rượu đã thành hồ huyết lệ
âm - dương, họa - phúc bẫy giăng cài.
Thơ bên nhà mồ
Lượt xem: 18494
20/12/2014 16:01
Hàn Mạc Tử (1912-1940)
Từng phút - anh đến gần cửa huyệt
từng phút - anh tan vào cõi thiêng.
Người xứ thơ tiên
Lượt xem: 24482
20/12/2014 16:00
Nguyễn Nhược Pháp (1914-1938)
Chùa Hương không gặp gỡ
rừng mơ chắc đã mơ?
Lời còn trong hơi thở
giai nhân cùng người thơ.
Hiển thị 371 - 380 tin trong 2183 kết quả