nguồn : http://www.thivien.net
Nguyễn Trung Kiên sinh ngày 28/4/1973 tại Hà nội, hiện ở 218/23 Phú Thọ Hoà, quận Tân Phú, TP Hồ Chí Minh.
Nguyễn Trung Kiên là sinh viên khoa ngữ văn khoá 23 (1997-2001) Trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh, anh từng là chủ nhiệm CLB Thơ văn của trường, từng tham gia CLB Sáng tác trẻ của Nhà văn hoá Thanh niên, vì hoàn cảnh anh phải bỏ học dở dang hiện đang làm thợ cơ khí tại xưởng của gia đình.
Bài thơ "Đôi dép" của anh đã được giải 2 chương trình "Tiếng thơ sinh viên" năm 1998 của Nhà văn hoá Thanh niên Thành phố Hồ Chí Minh. Nhận định về bài thơ "Đôi dép", nhà thơ Lê Minh Quốc đã viết như sau "Đến với một bài thơ hay, có nhiều đường đến và nhiều hướng để cảm nhận. Với tôi, tôi nghĩ trong đời nếu có một người để mình da diết thương, mình cuồng nhiệt yêu, mình điên cuồng nhớ... th… Xem toàn bộ
nguồn : http://vi.wikipedia.org
Đôi dép là tên một bài thơ của tác giả Nguyễn Trung Kiên viết về tình yêu và nổi tiếng vì được lan truyền trên mạng toàn cầu.
Bài thơ đôi dép được tác giả sáng tác năm 1995 khi mới 22 tuổi, chưa có người yêu và đang mơ tưởng về một tình yêu chung thủy. Một lần tình cờ trong buổi sinh hoạt ở câu lạc bộ thơ, Nguyễn Trung Kiên và cô bạn có cuộc tranh luận nảy lửa về đôi dép, về vấn đề, một đôi dép thì cái nào mòn trước. Nhiều ý kiến trái ngược nhau. Về nhà, Nguyễn Trung Kiên suy nghĩ về đôi dép và bắt đầu hình thành những vần thơ nói về nó. Một ý tưởng mới được hình thành, ông đã mượn hình ảnh của tình yêu để nói về đôi dép. Buổi sinh hoạt lần sau, ông đã mang bài thơ lên tặng bạn hôm nọ và đọc cho cả Câu lạc bộ nghe. Bài thơ được in lần đầu ở tờ Thế Giới Mới số 266 ngày 15-12-1997 (trang 91).[1][2][3]
Về tác giả của bài thơ, hiện có nhiều tranh cãi. Đa số cho là Nguyễn Trung Kiên, một số cho là Thuận Hóa, lại có một số ý kiến cho đây là một bài thơ dịch của nhà thơ Puskin.
Các báo chí chính thức tại Việt Nam đều khẳng định tác giả của bài thơ Đôi dép là của Nguyễn Trung Kiên như nhà báo Thanh Hải trên tờ Pháp luật, chương trình Netviet stories trên kênh VTC10 Netviet[2], trang Áo trắng của báo Tuổi Trẻ (tháng 9-1997)[1]. Tuy nhiên khi báo Dân Trí giới thiệu bài thơ Đôi dép của tác giả Nguyễn Trung Kiên vào thứ bẩy, 08/10/2011 thì có rất nhiều ý kiến phản hồi của độc giả về vấn đề tác giả của bài thơ.[4] Sau hai ngày, phóng viên báo Dân Trí đã viết một bài mới với tựa đề "Tác giả "Đôi dép" - anh là ai?" tóm tắt lại các ý kiến của độc giả với nhiều tác giả được đưa ra như Nguyễn Trung Kiên, Thuận Hóa, Puskin, Hoàng Anh Tú, Nguyễn Quốc Huy.[5] Năm 2012, báo Người đưa tin- Cơ quan của Hội luật gia Việt Nam, báo Văn hóa và đời sống Thanh Hóa tiếp tục khẳng định Nguyễn Trung Kiên là tác giả bài thơ.[3][6]
Bài thơ đã được giải 2 chương trình "Tiếng thơ sinh viên" 1998 của Nhà văn hóa Thanh niên Thành phố Hồ Chí Minh (giải 1 là bài Không đề của Trần Đình Thọ).[1]
Bài thơ của Nguyễn Trung Kiên được đưa lên mạng toàn cầu, được cho là đã được truyền tay nhau đọc, rồi in photo, phóng to các cỡ. Báo chí tường thuật là có gia đình còn lồng khung kính treo ở vị trí trang trọng và đã có người so sánh bài thơ với sự trường cửu của Màu tím hoa sim của Hữu Loan, với Núi đôi của Vũ Cao, với Quê hương của Giang Nam...[6]. Bài thơ đã được ông Nguyễn Bá Thanh (lúc còn là Bí thư Thành ủy Đà Nẵng) đọc trong buổi nói chuyện giữa ông và 130 ông chồng có hành vi bạo lực với vợ diễn ra vào ngày 5/8/2009.[7]
Theo bà Đoàn Thị Lam Luyến - Chủ tịch Hiệp hội Quyền sao chép, việc khai thác và bảo vệ bản quyền thơ ở Việt Nam vẫn chưa thực sự hiệu quả, bởi nếu làm tốt, có những bài thơ thu được hàng tỷ đồng, chứ không phải chỉ vài trăm triệu... Bà Lam Luyến đã đưa ra dẫn chứng: Bài thơ về đôi dép của tác giả Nguyễn Trung Kiên, một người không phải là Hội viên Hội nhà văn Việt Nam, nhưng với bài thơ ca ngợi tình yêu với hình tượng về đôi dép, viết rất hay, đã đạt hơn 2 triệu người truy nhập trên mạng, nếu thu phí, bài thơ có thể thu được trên 2 tỉ đồng tiền tác quyền.[8]
Một nhà thơ khác là Phạm Trung đã sáng tác một ca khúc với tựa đề "Bài thơ đôi dép" phỏng theo bài thơ cùng tên của Nguyễn Trung Kiên.[9]
Đôi dép là một bài thơ hiện đại, dù về mặt thể loại nó vẫn tuân thủ nghiêm ngặt theo cách gieo vần truyền thống. Tại sao hiện đại? Bởi nó không sử dụng cách so sánh giống người trước... Đến với một bài thơ hay, có nhiều đường đến và nhiều hướng để cảm nhận. Với tôi, tôi nghĩ trong đời nếu có một người để mình da diết thương, mình cuồng nhiệt yêu, mình điên cuồng nhớ... thì đó đã là một hạnh phúc. Hạnh phúc vì tin rằng dù được hoan lạc yêu hay não nùng tình phụ thì những cuộc tình đẹp vẫn tồn tại và có thật ở trên đời. Trong suy nghĩ đó, tác giả Nguyễn Trung Kiên là một người hạnh phúc. Anh đã gieo cho bạn đọc một niềm tin như thế. [10]
Bài thơ "đôi dép" nói về triết lý chung thủy giữa vợ và chồng. Triết lý này có thể áp dụng cho người tại gia dù theo Phật giáo hay không theo Phật giáo. Chúng tôi đề nghị người tại gia nên nhớ thuộc lòng nội dung của bài thơ này. Người con Phật khi chỉ còn một chiếc dép vẫn tiếp tục đi trong hạnh phúc, trong bình an để hồi hướng công đức cho người đã ra đi trước bằng đời sống chung thủy, ứng dụng hành trì Phật pháp để vượt qua sự cô đơn và trống vắng trong tâm.[11] —Thích Thật Từ
Góc phố
Lượt xem: 19445
21/08/2013 20:28
ạnh không em, mưa lại về góc phố
Lão ách khùng binh xập xám ăn gian
Có phải tự nhiên ta cùng lẩn quẩn
Hao hụt hoài, ruột thịt cứ ly tan !
Giọt sữa đất
Lượt xem: 18741
21/08/2013 20:27
Thương giọt phù sa như là sữa đất
Đêm quê nghèo mưa trắng lạnh Tiền giang...
Em thả tóc hương lài thơm gối mộng
Búp tay mềm với gọi giấc mơ tan
Đóm lửa
Lượt xem: 18685
21/08/2013 20:25
Xin chậm mưa cho người vuốt mặt
Liệu còn rửa được mấy tro than
Mắt người sao lại đen như hốc
Đóm lửa chiều xanh cháy Hạ tàn...
Cút kít
Lượt xem: 20513
21/08/2013 20:24
Chiều đứng lặng bên triền dốc cũ
Nghe hồn mê mỏi cuộc phong trần
Già ta ngơ ngáo cù lần
Nghiêng vai mang vác mấy lần trái oan !
Cõi mộng
Lượt xem: 20705
21/08/2013 20:23
Gọi đủ mặt cho những đêm kỳ ngộ
Ta thông đồng ăn ở với chiêm bao
Bè bạn cũ từ trăm miền quá cố
Góp vui buồn trong giấc mộng xôn xao !
Stalin! Stalin!
Lượt xem: 16865
21/08/2013 20:17
"Stalin! Stalin!"
Bữa trước mẹ cho con xem ảnh
Ông Stalin bên cạnh nhi đồng
Áo ông trắng giữa mây hồng
Mắt ông hiền hậu, miệng ông mỉm cười
Bài ca mùa Xuân 1961
Lượt xem: 14018
21/08/2013 20:14
Tôi viết bài thơ xuân
Nghìn chín trăm sáu mốt
Cành táo đầu hè rung rinh quả ngọt
Nắng soi sương giọt long lanh...
Bài ca quê hương
Lượt xem: 14224
21/08/2013 20:13
20 năm dằng dặc xa quê
Nay mới về thăm mừng tái tê...
Mới được nghe giọng hờn dịu ngọt
"Huế giải phóng nhanh, mà anh lại muộn về!"
Bầm ơi
Lượt xem: 23351
21/08/2013 20:12
Ai về thăm mẹ quê ta
Chiều nay có đứa con xa nhớ thầm...
Bầm ơi có rét không bầm!
Heo heo gió núi, lâm thâm mưa phùn
Em ơi ... Ba Lan
Lượt xem: 15460
21/08/2013 20:11
Em ơi, Ba Lan mùa tuyết tan
Đường bạch dương sương trắng nắng ngàn
Anh đi, nghe tiếng người xưa vọng
Một giọng thơ ngâm, một giọng đàn
Hiển thị 1741 - 1750 tin trong 2183 kết quả