nguồn : http://www.thivien.net
Nguyễn Trung Kiên sinh ngày 28/4/1973 tại Hà nội, hiện ở 218/23 Phú Thọ Hoà, quận Tân Phú, TP Hồ Chí Minh.
Nguyễn Trung Kiên là sinh viên khoa ngữ văn khoá 23 (1997-2001) Trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh, anh từng là chủ nhiệm CLB Thơ văn của trường, từng tham gia CLB Sáng tác trẻ của Nhà văn hoá Thanh niên, vì hoàn cảnh anh phải bỏ học dở dang hiện đang làm thợ cơ khí tại xưởng của gia đình.
Bài thơ "Đôi dép" của anh đã được giải 2 chương trình "Tiếng thơ sinh viên" năm 1998 của Nhà văn hoá Thanh niên Thành phố Hồ Chí Minh. Nhận định về bài thơ "Đôi dép", nhà thơ Lê Minh Quốc đã viết như sau "Đến với một bài thơ hay, có nhiều đường đến và nhiều hướng để cảm nhận. Với tôi, tôi nghĩ trong đời nếu có một người để mình da diết thương, mình cuồng nhiệt yêu, mình điên cuồng nhớ... th… Xem toàn bộ
nguồn : http://vi.wikipedia.org
Đôi dép là tên một bài thơ của tác giả Nguyễn Trung Kiên viết về tình yêu và nổi tiếng vì được lan truyền trên mạng toàn cầu.
Bài thơ đôi dép được tác giả sáng tác năm 1995 khi mới 22 tuổi, chưa có người yêu và đang mơ tưởng về một tình yêu chung thủy. Một lần tình cờ trong buổi sinh hoạt ở câu lạc bộ thơ, Nguyễn Trung Kiên và cô bạn có cuộc tranh luận nảy lửa về đôi dép, về vấn đề, một đôi dép thì cái nào mòn trước. Nhiều ý kiến trái ngược nhau. Về nhà, Nguyễn Trung Kiên suy nghĩ về đôi dép và bắt đầu hình thành những vần thơ nói về nó. Một ý tưởng mới được hình thành, ông đã mượn hình ảnh của tình yêu để nói về đôi dép. Buổi sinh hoạt lần sau, ông đã mang bài thơ lên tặng bạn hôm nọ và đọc cho cả Câu lạc bộ nghe. Bài thơ được in lần đầu ở tờ Thế Giới Mới số 266 ngày 15-12-1997 (trang 91).[1][2][3]
Về tác giả của bài thơ, hiện có nhiều tranh cãi. Đa số cho là Nguyễn Trung Kiên, một số cho là Thuận Hóa, lại có một số ý kiến cho đây là một bài thơ dịch của nhà thơ Puskin.
Các báo chí chính thức tại Việt Nam đều khẳng định tác giả của bài thơ Đôi dép là của Nguyễn Trung Kiên như nhà báo Thanh Hải trên tờ Pháp luật, chương trình Netviet stories trên kênh VTC10 Netviet[2], trang Áo trắng của báo Tuổi Trẻ (tháng 9-1997)[1]. Tuy nhiên khi báo Dân Trí giới thiệu bài thơ Đôi dép của tác giả Nguyễn Trung Kiên vào thứ bẩy, 08/10/2011 thì có rất nhiều ý kiến phản hồi của độc giả về vấn đề tác giả của bài thơ.[4] Sau hai ngày, phóng viên báo Dân Trí đã viết một bài mới với tựa đề "Tác giả "Đôi dép" - anh là ai?" tóm tắt lại các ý kiến của độc giả với nhiều tác giả được đưa ra như Nguyễn Trung Kiên, Thuận Hóa, Puskin, Hoàng Anh Tú, Nguyễn Quốc Huy.[5] Năm 2012, báo Người đưa tin- Cơ quan của Hội luật gia Việt Nam, báo Văn hóa và đời sống Thanh Hóa tiếp tục khẳng định Nguyễn Trung Kiên là tác giả bài thơ.[3][6]
Bài thơ đã được giải 2 chương trình "Tiếng thơ sinh viên" 1998 của Nhà văn hóa Thanh niên Thành phố Hồ Chí Minh (giải 1 là bài Không đề của Trần Đình Thọ).[1]
Bài thơ của Nguyễn Trung Kiên được đưa lên mạng toàn cầu, được cho là đã được truyền tay nhau đọc, rồi in photo, phóng to các cỡ. Báo chí tường thuật là có gia đình còn lồng khung kính treo ở vị trí trang trọng và đã có người so sánh bài thơ với sự trường cửu của Màu tím hoa sim của Hữu Loan, với Núi đôi của Vũ Cao, với Quê hương của Giang Nam...[6]. Bài thơ đã được ông Nguyễn Bá Thanh (lúc còn là Bí thư Thành ủy Đà Nẵng) đọc trong buổi nói chuyện giữa ông và 130 ông chồng có hành vi bạo lực với vợ diễn ra vào ngày 5/8/2009.[7]
Theo bà Đoàn Thị Lam Luyến - Chủ tịch Hiệp hội Quyền sao chép, việc khai thác và bảo vệ bản quyền thơ ở Việt Nam vẫn chưa thực sự hiệu quả, bởi nếu làm tốt, có những bài thơ thu được hàng tỷ đồng, chứ không phải chỉ vài trăm triệu... Bà Lam Luyến đã đưa ra dẫn chứng: Bài thơ về đôi dép của tác giả Nguyễn Trung Kiên, một người không phải là Hội viên Hội nhà văn Việt Nam, nhưng với bài thơ ca ngợi tình yêu với hình tượng về đôi dép, viết rất hay, đã đạt hơn 2 triệu người truy nhập trên mạng, nếu thu phí, bài thơ có thể thu được trên 2 tỉ đồng tiền tác quyền.[8]
Một nhà thơ khác là Phạm Trung đã sáng tác một ca khúc với tựa đề "Bài thơ đôi dép" phỏng theo bài thơ cùng tên của Nguyễn Trung Kiên.[9]
Đôi dép là một bài thơ hiện đại, dù về mặt thể loại nó vẫn tuân thủ nghiêm ngặt theo cách gieo vần truyền thống. Tại sao hiện đại? Bởi nó không sử dụng cách so sánh giống người trước... Đến với một bài thơ hay, có nhiều đường đến và nhiều hướng để cảm nhận. Với tôi, tôi nghĩ trong đời nếu có một người để mình da diết thương, mình cuồng nhiệt yêu, mình điên cuồng nhớ... thì đó đã là một hạnh phúc. Hạnh phúc vì tin rằng dù được hoan lạc yêu hay não nùng tình phụ thì những cuộc tình đẹp vẫn tồn tại và có thật ở trên đời. Trong suy nghĩ đó, tác giả Nguyễn Trung Kiên là một người hạnh phúc. Anh đã gieo cho bạn đọc một niềm tin như thế. [10]
Bài thơ "đôi dép" nói về triết lý chung thủy giữa vợ và chồng. Triết lý này có thể áp dụng cho người tại gia dù theo Phật giáo hay không theo Phật giáo. Chúng tôi đề nghị người tại gia nên nhớ thuộc lòng nội dung của bài thơ này. Người con Phật khi chỉ còn một chiếc dép vẫn tiếp tục đi trong hạnh phúc, trong bình an để hồi hướng công đức cho người đã ra đi trước bằng đời sống chung thủy, ứng dụng hành trì Phật pháp để vượt qua sự cô đơn và trống vắng trong tâm.[11] —Thích Thật Từ
Truyện Kiều 901-950 (tác phẩm có 3254 hàng)
Lượt xem: 13765
22/08/2013 10:31
901 “Nghìn tầm nhờ bóng tùng quân,
902 “Tuyết sương che chở cho thân cát đằng.”
903 Cạn lời, khách mới thưa rằng;
904 “Buộc chân, thôi cũng xích thằng nhiệm trao.
Truyện Kiều 951-1000 (tác phẩm có 3254 hàng)
Lượt xem: 16599
22/08/2013 10:29
951 Dạy rằng: “Con lạy mẹ đây,
952 “Lạy rồi sang lạy cậu mày bên kia”
953 Nàng rằng: “Phải bước lưu ly,
954 “Phận hèn, vâng đã cam bề tiểu tinh.
Truyện Kiều 1001-1050 (tác phẩm có 3254 hàng)
Lượt xem: 15453
22/08/2013 10:28
1001 Thuốc thang suốt một ngày thâu,
1002 Giấc mơ nghe đã dầu dầu vừa tan.
1003 Tú bà chực sẵn bên màn,
1004 Lựa lời khuyên giải mơn man gỡ dần:
Truyện Kiều 1051-1100 (tác phẩm có 3254 hàng)
Lượt xem: 26310
22/08/2013 10:27
1051 Buồn trông nội cỏ dầu dầu,
1052 Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.
1053 Buồn trông gió cuốn mặt ghềnh,
1054 ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.
Truyện Kiều 1101-1150 (tác phẩm có 3254 hàng)
Lượt xem: 17403
22/08/2013 10:26
1101 Lặng ngồi lẩm nhẩm gật đầu:
1102 “Ta đây nào phải ai đâu mà rằng!
1103 “Nàng đà biết đến ta chăng,
1104 “Bể trầm luân, lấp cho bằng mới thôi!”
Truyện Kiều 1151-1200 (tác phẩm có 3254 hàng)
Lượt xem: 14292
22/08/2013 10:25
1151 Bày vai có ả Mã Kiều,
1152 Xót nàng, ra mới đánh liều chịu đoan.
1153 Mụ càng kể nhặt, kể khoan,
1154 Gạn gùng đến mực nồng nàn mới tha,
Truyện Kiều 1201-1250 (tác phẩm có 3254 hàng)
Lượt xem: 11979
22/08/2013 10:25
1201 “Nghề chơi cũng lắm công phu,
1202 “Làng chơi ta phải biết cho đủ điều.”
1203 Nàng rằng: “Mưa gió dập dìu,
1204 “Liều thân thì cũng phải liều thế thôi!”
Truyện Kiều 1251-1300 (tác phẩm có 3254 hàng)
Lượt xem: 18350
22/08/2013 10:11
1251 Nỗi lòng đòi đoạn xa gần,
1252 Chẳng vò mà rối, chẳng dần mà đau!
1253 Nhớ ơn chín chữ cao sâu,
1254 Một ngày một ngả bóng dâu tà tà.
Truyện Kiều 1301-1350 (tác phẩm có 3254 hàng)
Lượt xem: 8863
22/08/2013 10:10
1301 Lạ cho cái sóng khuynh thành,
1302 Làm cho đổ quán xiêu đình, như chơi!
1303 Thúc sinh quen thói bốc rời,
1304 Trăm nghìn đổ một trận cười như không!
Truyện Kiều 1351-1400 (tác phẩm có 3254 hàng)
Lượt xem: 10911
22/08/2013 10:08
1351 “Cúi đầu luồn xuống mái nhà,
1352 “Giấm chua lại tội bằng ba lửa nồng.
1353 “ở trên còn có nhà thông,
1354 “Lượng trên trông xuống biết lòng có thương?
Hiển thị 1681 - 1690 tin trong 2183 kết quả