nguồn : http://vi.wikipedia.org
Nguyễn Thi là một nhà văn Việt Nam nổi tiếng trong thời kì chiến tranh Việt Nam, ông đã được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học - Nghệ thuật năm 2000.
Nguyễn Thi (1928-1968) tên khai sinh là Nguyễn Hoàng Ca (bút danh khác là Nguyễn Ngọc Tấn), quê ở xã Quần Phương Thượng (nay là xã Hải anh), huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định. Sớm mồ côi cha từ năm mười tuổi, mẹ đi bước nữa, Nguyễn Thi phải chịu vất vả, tủi cực từ nhỏ. Năm 1943, một người anh đưa ông vào Sài Gòn. Năm 1945, ông tham gia cách mạng và sau đó gia nhập lực lượng vũ trang. Nguyễn Thi vừa cầm súng chiến đấu, vừa hăng hái tham gia hoạt động văn nghệ (vẽ tranh, soạn bài hát, sáng tác điệu múa,...).
Năm 1954, ông tập kết ra Bắc, công tác ở Tạp chí Văn nghệ quân đội. Thời gian này ông viết truyện ngắn với bút danh Nguyễn Ngọc Tấn. Năm 1962, ông tình nguyện trở về miền Nam đánh giặc. Nguyễn Thi hi sinh ở mặt trận Sài Gòn, trong cuộc Tổng tấn công Tết Mậu Thân năm 1968. Năm 2000, ông được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.[1]
Sáng tác của Nguyễn Thi thuộc nhiều thể loại như thơ, bút kí, truyện ngắn, tiểu thuyết,... Các tác phẩm chính được sưu tầm trong cuốn Truyện và kí xuất bản năm 1978. Trong đó có những truyện nổi tiếng như Đôi bạn, Người mẹ cầm súng, Mẹ vắng nhà, Những đứa con trong gia đình,... ngoài ra ông còn có tập thơ Hương đồng nội viết năm 1950.
Cuộc đời nhiều bất hạnh, hoàn cảnh riêng đầy éo le đã tạo nên ở Nguyễn Thi một tâm hồn giàu suy tư, hiểu đời, hiểu người sâu sắc. Ông đặc biệt gắn bó với nhân dân miền Nam bằng một tình cảm thuỷ chung giàu ân nghĩa mà ông muốn trút cả vào những trang viết của mình.[cần dẫn nguồn]
Có thể nói Nguyễn Thi là một nhà văn của người nông dân Nam Bộ, những con người hồn nhiên, yêu đời, bộc trực, căm thù ngùn ngụt đối với quân cướp nước. Ông là cây bút có biệt tài phân tích tâm lý con người, có khả năng nhập sâu vào nội tâm nhân vật của mình, tạo nên những trang viết vừa giàu chất trữ tình vừa đầy chất sống hiện thực, với những hình tượng, những tính cách gân guốc, có cá tính mãnh liệt.[1]
Năm 2000 ông đã được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học - Nghệ thuật.
Ngày 12/12/2011, nhà văn Nguyễn Thi được Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cùng với nhạc sĩ Hoàng Việt, nhà thơ Lê Anh Xuân.
Thư gửi Thầy Mẹ
Lượt xem: 14796
18/12/2014 15:54
Ai về làng cũ hôm nay,
Thư này đưa hộ cho thầy mẹ tôi.
Con đi mười mấy năm trời,
Một thân, một bóng, nửa đời gió sương.
Quan Trạng
Lượt xem: 16881
18/12/2014 15:53
Quan Trạng đi bốn lọng vàng,
Cờ thêu tám lá qua làng Trang Nghiêm.
Mọi người hớn hở ra xem,
Chỉ duy có một cô em chạnh buồn.
Bên hồ
Lượt xem: 31220
18/12/2014 15:52
Lá rơi theo gió bay,
Bên hồ ta đứng đắm say nhìn hồ.
Sương mai đây đó trắng mờ,
Như còn lưu luyến đôi bờ cây xanh.
Lòng nào dám tưởng
Lượt xem: 22156
18/12/2014 15:51
Mẹ em như bóng nắng về chiều
Sống được bao nhiêu biết bấy nhiêu.
Em em còn trẻ người non dạ,
Há nỡ theo anh, nỡ bỏ liều.
Quán lạnh
Lượt xem: 16219
18/12/2014 15:51
Mùa thu đến chậm như chưa đến,
Lá vội rơi theo gió vội vàng,
Sương đã dâng lên chiều đã xuống,
Bến đò đã tắt chuyến sang ngang.
Đường rừng chiều
Lượt xem: 23255
18/12/2014 15:50
Lữ hành bắt gặp quán cơm,
Bầy ong bắt gặp mùi thơm hoa rừng.
Đèo cao con suối ngập ngừng,
Nắng thoai thoải nắng chiều lưng lửng chiều.
Đêm cuối cùng
Lượt xem: 25978
18/12/2014 15:49
Hội làng mở giữa mùa thu,
Trời cao gió cả trăng như ban ngày.
Mùa xuân xanh
Lượt xem: 23236
18/12/2014 15:49
Mùa xuân là cả một mùa xanh,
Trời ở trên cao, lá ở cành.
Lúa ở đồng tôi và lúa ở
đồng nàng và lúa ở đồng anh.
Áo anh
Lượt xem: 15520
18/12/2014 15:48
Tằm em ăn rỗi hôm nay,
Hái dâu em bận suốt ngày hôm qua.
Mong sao tằm tốt tơ già,
May đôi áo nái làm quà cho anh.
Cảm tác
Lượt xem: 20287
18/12/2014 15:47
Thơ suông, rượu nhạt, quán cơm nghèo,
Xuân xế mùa xuân, chiều xế chiều.
Chín hẹn đã sai mười: bạn quý.
Nghìn voi không được một: người yêu.
Hiển thị 881 - 890 tin trong 2128 kết quả