nguồn : http://vi.wikipedia.org
Nguyễn Thi là một nhà văn Việt Nam nổi tiếng trong thời kì chiến tranh Việt Nam, ông đã được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học - Nghệ thuật năm 2000.
Nguyễn Thi (1928-1968) tên khai sinh là Nguyễn Hoàng Ca (bút danh khác là Nguyễn Ngọc Tấn), quê ở xã Quần Phương Thượng (nay là xã Hải anh), huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định. Sớm mồ côi cha từ năm mười tuổi, mẹ đi bước nữa, Nguyễn Thi phải chịu vất vả, tủi cực từ nhỏ. Năm 1943, một người anh đưa ông vào Sài Gòn. Năm 1945, ông tham gia cách mạng và sau đó gia nhập lực lượng vũ trang. Nguyễn Thi vừa cầm súng chiến đấu, vừa hăng hái tham gia hoạt động văn nghệ (vẽ tranh, soạn bài hát, sáng tác điệu múa,...).
Năm 1954, ông tập kết ra Bắc, công tác ở Tạp chí Văn nghệ quân đội. Thời gian này ông viết truyện ngắn với bút danh Nguyễn Ngọc Tấn. Năm 1962, ông tình nguyện trở về miền Nam đánh giặc. Nguyễn Thi hi sinh ở mặt trận Sài Gòn, trong cuộc Tổng tấn công Tết Mậu Thân năm 1968. Năm 2000, ông được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.[1]
Sáng tác của Nguyễn Thi thuộc nhiều thể loại như thơ, bút kí, truyện ngắn, tiểu thuyết,... Các tác phẩm chính được sưu tầm trong cuốn Truyện và kí xuất bản năm 1978. Trong đó có những truyện nổi tiếng như Đôi bạn, Người mẹ cầm súng, Mẹ vắng nhà, Những đứa con trong gia đình,... ngoài ra ông còn có tập thơ Hương đồng nội viết năm 1950.
Cuộc đời nhiều bất hạnh, hoàn cảnh riêng đầy éo le đã tạo nên ở Nguyễn Thi một tâm hồn giàu suy tư, hiểu đời, hiểu người sâu sắc. Ông đặc biệt gắn bó với nhân dân miền Nam bằng một tình cảm thuỷ chung giàu ân nghĩa mà ông muốn trút cả vào những trang viết của mình.[cần dẫn nguồn]
Có thể nói Nguyễn Thi là một nhà văn của người nông dân Nam Bộ, những con người hồn nhiên, yêu đời, bộc trực, căm thù ngùn ngụt đối với quân cướp nước. Ông là cây bút có biệt tài phân tích tâm lý con người, có khả năng nhập sâu vào nội tâm nhân vật của mình, tạo nên những trang viết vừa giàu chất trữ tình vừa đầy chất sống hiện thực, với những hình tượng, những tính cách gân guốc, có cá tính mãnh liệt.[1]
Năm 2000 ông đã được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học - Nghệ thuật.
Ngày 12/12/2011, nhà văn Nguyễn Thi được Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cùng với nhạc sĩ Hoàng Việt, nhà thơ Lê Anh Xuân.
Mùa tựu trường lại nhớ
Lượt xem: 17713
20/12/2014 16:03
Thanh Tịnh (1911-1988)
Nhớ lá thu rơi, nhớ tựu trường
nhớ hoài quê mẹ mãi sông Hương
một bức tình thư chưa gửi được
bạc đầu chưa trả nợ văn chương.
Hai lá phổi giông tố
Lượt xem: 18754
20/12/2014 16:03
Vũ Trọng Phụng (1912-1939)
Hàng tỷ vi trùng "cốc"
tấn công hai lá phổi gầy
trận tuyến này
chưa thể gọi là giông tố !
Người đến hội Long Trì
Lượt xem: 20453
20/12/2014 16:02
Nguyễn Huy Tưởng (1912-1960)
Đêm hội Long Trì chưa kịp vui
Quỳnh Hoa chưa kịp gặp văn tài
hồ rượu đã thành hồ huyết lệ
âm - dương, họa - phúc bẫy giăng cài.
Thơ bên nhà mồ
Lượt xem: 18536
20/12/2014 16:01
Hàn Mạc Tử (1912-1940)
Từng phút - anh đến gần cửa huyệt
từng phút - anh tan vào cõi thiêng.
Người xứ thơ tiên
Lượt xem: 24535
20/12/2014 16:00
Nguyễn Nhược Pháp (1914-1938)
Chùa Hương không gặp gỡ
rừng mơ chắc đã mơ?
Lời còn trong hơi thở
giai nhân cùng người thơ.
Hỏi lối vào ca dao
Lượt xem: 28245
20/12/2014 15:59
Vũ Ngọc Phan (1912-1987)
Gặp đây mận mới hỏi đào
đường lên cổ tích, lối vào ca dao
Rau tần ai quẩy đi đâu
Lượt xem: 15904
20/12/2014 15:59
Trần Huyền Trân (1913-1989)
Ngỡ nàng công chúa họ Trần
hóa thi sĩ quẩy rau tần lãng du...
Ngơ ngác
Lượt xem: 25631
20/12/2014 15:58
Lưu Trọng Lư (1912-1991)
Từ lúc nào hỡi ngọn gió heo may
mang tâm sự thi nhân chưa tiện ngỏ
vàng trút xuống và cành sương nức nở
mặt đất hồi hộp lúc xạc xào thu.
Vầng trăng sống mòn
Lượt xem: 16832
20/12/2014 15:56
Nam Cao (1915-1951)
Trăng sáng tròn như vú mộng đầy
có vơi bớt cảnh sống mòn này?
Người viết thơ khỏa thân
Lượt xem: 19141
20/12/2014 15:51
Bých Khuê (1916-1946)
Câu thơ nhan sắc
chữ kết nên da ngà
hương trời đất bừng hoa
thi nhân hỡi tiếc chi vài mảnh vải?
Hiển thị 321 - 330 tin trong 2128 kết quả