Thơ

nguồn : http://vi.wikipedia.org

Nguyễn Thi là một nhà văn Việt Nam nổi tiếng trong thời kì chiến tranh Việt Nam, ông đã được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học - Nghệ thuật năm 2000.

Tiểu sử

Nguyễn Thi (1928-1968) tên khai sinh là Nguyễn Hoàng Ca (bút danh khác là Nguyễn Ngọc Tấn), quê ở xã Quần Phương Thượng (nay là xã Hải anh), huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định. Sớm mồ côi cha từ năm mười tuổi, mẹ đi bước nữa, Nguyễn Thi phải chịu vất vả, tủi cực từ nhỏ. Năm 1943, một người anh đưa ông vào Sài Gòn. Năm 1945, ông tham gia cách mạng và sau đó gia nhập lực lượng vũ trang. Nguyễn Thi vừa cầm súng chiến đấu, vừa hăng hái tham gia hoạt động văn nghệ (vẽ tranh, soạn bài hát, sáng tác điệu múa,...).

Năm 1954, ông tập kết ra Bắc, công tác ở Tạp chí Văn nghệ quân đội. Thời gian này ông viết truyện ngắn với bút danh Nguyễn Ngọc Tấn. Năm 1962, ông tình nguyện trở về miền Nam đánh giặc. Nguyễn Thi hi sinh ở mặt trận Sài Gòn, trong cuộc Tổng tấn công Tết Mậu Thân năm 1968. Năm 2000, ông được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.[1]

Tác phẩm

Sáng tác của Nguyễn Thi thuộc nhiều thể loại như thơ, bút kí, truyện ngắn, tiểu thuyết,... Các tác phẩm chính được sưu tầm trong cuốn Truyện và kí xuất bản năm 1978. Trong đó có những truyện nổi tiếng như Đôi bạn, Người mẹ cầm súng, Mẹ vắng nhà, Những đứa con trong gia đình,... ngoài ra ông còn có tập thơ Hương đồng nội viết năm 1950.

Đánh giá

Cuộc đời nhiều bất hạnh, hoàn cảnh riêng đầy éo le đã tạo nên ở Nguyễn Thi một tâm hồn giàu suy tư, hiểu đời, hiểu người sâu sắc. Ông đặc biệt gắn bó với nhân dân miền Nam bằng một tình cảm thuỷ chung giàu ân nghĩa mà ông muốn trút cả vào những trang viết của mình.[cần dẫn nguồn]

Có thể nói Nguyễn Thi là một nhà văn của người nông dân Nam Bộ, những con người hồn nhiên, yêu đời, bộc trực, căm thù ngùn ngụt đối với quân cướp nước. Ông là cây bút có biệt tài phân tích tâm lý con người, có khả năng nhập sâu vào nội tâm nhân vật của mình, tạo nên những trang viết vừa giàu chất trữ tình vừa đầy chất sống hiện thực, với những hình tượng, những tính cách gân guốc, có cá tính mãnh liệt.[1]

Giải thưởng

Năm 2000 ông đã được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học - Nghệ thuật.

Ngày 12/12/2011, nhà văn Nguyễn Thi được Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cùng với nhạc sĩ Hoàng Việt, nhà thơ Lê Anh Xuân.

chú thích

Các tác phẩm khác

Chùm nhỏ thơ yêu Lượt xem: 13247
18/08/2013 17:11
Anh cách em như đất liền xa cách bể
Nửa đêm sâu nằm lắng sóng phương em
Em thân thuộc sao thành xa lạ thế
Sắp gặp em rồi, sóng lại đẩy xa thêm

Hoa Đào nở sớm Lượt xem: 14650
18/08/2013 17:11
Hoa đào trước ngỏ em qua
Sáng nay bỗng ướm cành hoa vào mùa
Đầy vườn lộc biết cây tơ
Năm đi chưa hết, đã ngờ xuân đâu

Cành đào Nguyễn Huệ Lượt xem: 13761
18/08/2013 17:09
Hẳn nhớ Thăng Long, hẳn nhớ đào ?
Mai vàng xứ Huế có khuây đâu ?
Đào phi theo ngựa về cung nhé !
Nở cạnh đài gương sắc chiến bào.

Tập qua hàng Lượt xem: 11710
18/08/2013 17:08
Chỉ một ngày nữa thôi.
Em sẽ trở về.
Nắng sớm cũng mong.
Cây cũng nhớ.

Hai câu hỏi Lượt xem: 14411
18/08/2013 17:07
"Ta là ai ?" như ngọn gió siêu hình
Câu hỏi hư vô thổi nghìn nến tắt
"Ta vì ai ?" khẽ xoay chiều gió bấc
Bàn tay người thắp lại triệu chồi xanh.

Ngủ trong sao Lượt xem: 12759
18/08/2013 17:06
Ta để xiêm lên mây, rồi nhẹ bước
Xuống dòng Ngân lòa chói ánh hào quang
Sao tán loạn đua bơi trên mặt nước,
Tiếng lao xao dội thấu đến cung Hằng

Mồ không Lượt xem: 13740
18/08/2013 17:05
Và xương khô, và sọ người, và thịt nát,
Và hơi âm rờn rợn của yêu tinh
Loài người đã mang đi qua mộ khác
Để lòng ta trống trải khí thiêng linh

Cái sọ người Lượt xem: 18979
18/08/2013 17:04
Này chiếc sọ người kia, mi hỡi !
Dưới làn xương mỏng mảnh của đầu mi;
Mi nhớ gì, tưởng gì trong đêm tối ?
Mi trông mong ao ước những điều chi ?

Trên đường về Lượt xem: 13706
18/08/2013 17:02
Một ngày biếc thị thành ta rời bỏ
Quay về xem non nước giống dân Hời:
...................

Đêm tàn Lượt xem: 12349
18/08/2013 17:01
Này, em trông một vì sao đang rụng;
Hãy nghiêng mình mà tránh đi, nghe em !
Chắc có lẽ linh hồn ta lay động
Khi vội vàng trở lại nước non Chiêm.

Hiển thị 1951 - 1960 tin trong 2128 kết quả